Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Thông thường, người ta hay khoe về những cái mà người ta không có, ít có hoặc chưa có. Khoe luôn là một di sản văn hóa phi vật thể của người Việt được bảo tồn qua năm tháng, có con “lợn cưới áo mới” là phải ra đầu ngỏ khoe ngay. Đôi khi, người ta lắc đầu tặc lưỡi vì những trò lố, lắm lúc lại thấy chướng mắt vì thói quen nổ vung trời.
Quảng cáo về cơ bản là nói quá, bởi nếu không vậy thì có khi nó là quảng gà, quảng vịt gì đó chứ không phải quảng “cáo” nữa. Nhưng nói thế nào cho hay, cho lọt tai lại là chuyện không dễ. Chém gió về doanh thu là một trong những cách PR phim đang chiếu rạp. Nhưng nổ quá đà về doanh thu của một phim thì chỉ lòe được những người đọc cho vui, chứ chỉ cần có chút hiểu biết, biết làm phép tính cộng trừ nhân chia là biết ngay thực tế nó thế nào.
Nào ta cùng nổ
Hãy nhớ một chút về những câu chuyện xa xưa, khi mà đội marketing của các rạp “quăng bom” doanh thu của phim trong xxx ngày như thế nào. Hồi Chàng trai năm ấy mới chiếu, họ nổ chỉ sau 5 ngày doanh thu của phim đã đạt 30 tỷ đồng. Ngay lập tức, có ngay bài báo phân tích rõ ràng, rành mạch họ đã nổ bao nhiêu và mức độ khả thi của con số kia trong 5 ngày với hệ thống rạp chiếu hiện tại ở Việt Nam là không thể.
Gần đây là bộ phim 49 ngày, được nổ tiếp là doanh thu đạt 15 tỷ đồng sau 3 ngày ra rạp, một bộ phim không mấy thu hút, không tạo nên cơn sốt, ra rạp giữa lúc có nhiều bom tấn Hollywood khác, số suất chiếu cũng không phải là cao, thì con số kia chắc chắn chênh lệch so với số thực không ít.
Chỉ vừa mới hôm qua thôi, đội truyền thông của CGV lại tung ra tin phim hài không mấy hấp dẫn “Taxi, Em tên gì” đạt doanh thu 21 tỷ sau 5 ngày công chiếu. Theo các thông tin được đưa lên đại chúng thì phim chiếu từ 4/3 – 8/3 (một số suất chiếu sớm chắc ít nên không thèm tính vào). Thực tế thì con số này đáng tin đến đâu.
Vì Taxi Em tên gì là hàng nhà CGV nên đương nhiên được chiếu nhiều suất nhất, còn các cụm rạp còn lại chiếu ít suất hơn. Ví dụ như Lotte Cinema, trừ các cụm rạp Sài Gòn và Hà Nội chiếu được chục suất trên ngày thì ở các cụm rạp tỉnh đều chỉ xếp 4 - 5 xuất. Cụm rạp Galaxy và BHD cũng tương tự, chỉ xếp ít suất chiếu.
Thử xem 1 rạp ở Vũng Tàu, sát giờ chiếu vẫn chưa có ai mua vé
Còn rạp Hùng Vương, một trong những rạp đông đúc nhất thì mới chỉ có 10 người mua vé
Tổng trong ngày của Taxi Em tên gì khoảng hơn 500 suất chiếu ở tất cả các cụm rạp trên toàn quốc, số ghế trong rạp trung bình khoảng 130 - 150 ghế, giá vé trung bình 80.000 VND cho cả thành phố lớn và tỉnh, nhân thử lên sẽ thấy con số 5,2 tỷ/ngày, nghe có vẻ hay. Nhưng thực tế chẳng bao giờ có thể ngồi kín rạp được từ sáng đến tối cả, chỉ có 2 khoảng thời gian rạp đông nhất là giữa trưa, 11 – 1h trưa và chiều tối 5 – 9h, tức là 3 - 4 suất chiếu trên ngày là có khả năng full ghế, còn lại thì chưa đến ½, thậm chí chưa đến 1/3 rạp, nhất là các rạp ở tỉnh vào ngày thường. Nếu tính xông xênh thì khoảng 60% số ghế được bán ra, tính trung bình từ sáng đến tối khuya. Mình đi xem một rạp lớn ở Sài Gòn đúng 11h30 trưa nhưng người xem phim này chưa đến ½ rạp. Từ đó suy ra doanh thu 1 ngày được khoảng 3,1 tỷ, nhân lên cho 5 ngày thì khoảng 15,5 tỷ, nếu tính luôn ngày 8/3 (mà họ bảo là cháy vé) thì khoảng 17 tỷ. Con số 21 tỷ chắc là để cho đẹp, số 21 là số đẹp mà.
Nổ để làm gì?
Đương nhiên, nổ là để khoe, nhưng không đơn thuần như vậy. Khoe doanh thu cao cũng là một cách PR cho phim, để đăng lên các báo, để tạo hào hứng cho khán giả chưa xem. Khi một bộ phim có doanh thu cao thì người đọc tin ắt hẳn sẽ nghĩ là nó phải có cái gì đó người ta mới xem nhiều như vậy. Vậy nên, đôi khi người làm truyền thông cũng muốn phóng tay cho con số to to hơn chút để đạt được mục đích.
Cũng có người sẽ nghĩ rằng nổ số to thì đến lúc thu thuế sẽ bắt đóng nhiều. Thực ra đấy là chuyện vui đùa thôi, chứ thu thuế số khác, PR số khác. Chưa kể, ví dụ nói 5 ngày 21 tỷ, thực tế có ít hơn thì cũng chả sao, vì đợi thêm 5 ngày nữa cũng được 21 tỷ thôi, tổng nó vẫn chẳng ảnh hưởng gì, chẳng qua nói con số sớm hơn chút thôi mà.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có hệ thống nào tính doanh thu phim chiếu rạp một cách độc lập, công khai và đáng tin cậy. Đa số đều là từ chính các rạp đưa thông tin ra, nên chuyện “mẹ hát con khen hay” là quá thường. Nghe doanh thu phim Việt thì nghe cho vui vậy thôi, hoặc có khi nên giả vờ tưởng thật cho thấy đời nó long lanh.
Quảng cáo về cơ bản là nói quá, bởi nếu không vậy thì có khi nó là quảng gà, quảng vịt gì đó chứ không phải quảng “cáo” nữa. Nhưng nói thế nào cho hay, cho lọt tai lại là chuyện không dễ. Chém gió về doanh thu là một trong những cách PR phim đang chiếu rạp. Nhưng nổ quá đà về doanh thu của một phim thì chỉ lòe được những người đọc cho vui, chứ chỉ cần có chút hiểu biết, biết làm phép tính cộng trừ nhân chia là biết ngay thực tế nó thế nào.
Nào ta cùng nổ
Hãy nhớ một chút về những câu chuyện xa xưa, khi mà đội marketing của các rạp “quăng bom” doanh thu của phim trong xxx ngày như thế nào. Hồi Chàng trai năm ấy mới chiếu, họ nổ chỉ sau 5 ngày doanh thu của phim đã đạt 30 tỷ đồng. Ngay lập tức, có ngay bài báo phân tích rõ ràng, rành mạch họ đã nổ bao nhiêu và mức độ khả thi của con số kia trong 5 ngày với hệ thống rạp chiếu hiện tại ở Việt Nam là không thể.
Gần đây là bộ phim 49 ngày, được nổ tiếp là doanh thu đạt 15 tỷ đồng sau 3 ngày ra rạp, một bộ phim không mấy thu hút, không tạo nên cơn sốt, ra rạp giữa lúc có nhiều bom tấn Hollywood khác, số suất chiếu cũng không phải là cao, thì con số kia chắc chắn chênh lệch so với số thực không ít.
Chỉ vừa mới hôm qua thôi, đội truyền thông của CGV lại tung ra tin phim hài không mấy hấp dẫn “Taxi, Em tên gì” đạt doanh thu 21 tỷ sau 5 ngày công chiếu. Theo các thông tin được đưa lên đại chúng thì phim chiếu từ 4/3 – 8/3 (một số suất chiếu sớm chắc ít nên không thèm tính vào). Thực tế thì con số này đáng tin đến đâu.
Vì Taxi Em tên gì là hàng nhà CGV nên đương nhiên được chiếu nhiều suất nhất, còn các cụm rạp còn lại chiếu ít suất hơn. Ví dụ như Lotte Cinema, trừ các cụm rạp Sài Gòn và Hà Nội chiếu được chục suất trên ngày thì ở các cụm rạp tỉnh đều chỉ xếp 4 - 5 xuất. Cụm rạp Galaxy và BHD cũng tương tự, chỉ xếp ít suất chiếu.
Thử xem 1 rạp ở Vũng Tàu, sát giờ chiếu vẫn chưa có ai mua vé
Còn rạp Hùng Vương, một trong những rạp đông đúc nhất thì mới chỉ có 10 người mua vé
Tổng trong ngày của Taxi Em tên gì khoảng hơn 500 suất chiếu ở tất cả các cụm rạp trên toàn quốc, số ghế trong rạp trung bình khoảng 130 - 150 ghế, giá vé trung bình 80.000 VND cho cả thành phố lớn và tỉnh, nhân thử lên sẽ thấy con số 5,2 tỷ/ngày, nghe có vẻ hay. Nhưng thực tế chẳng bao giờ có thể ngồi kín rạp được từ sáng đến tối cả, chỉ có 2 khoảng thời gian rạp đông nhất là giữa trưa, 11 – 1h trưa và chiều tối 5 – 9h, tức là 3 - 4 suất chiếu trên ngày là có khả năng full ghế, còn lại thì chưa đến ½, thậm chí chưa đến 1/3 rạp, nhất là các rạp ở tỉnh vào ngày thường. Nếu tính xông xênh thì khoảng 60% số ghế được bán ra, tính trung bình từ sáng đến tối khuya. Mình đi xem một rạp lớn ở Sài Gòn đúng 11h30 trưa nhưng người xem phim này chưa đến ½ rạp. Từ đó suy ra doanh thu 1 ngày được khoảng 3,1 tỷ, nhân lên cho 5 ngày thì khoảng 15,5 tỷ, nếu tính luôn ngày 8/3 (mà họ bảo là cháy vé) thì khoảng 17 tỷ. Con số 21 tỷ chắc là để cho đẹp, số 21 là số đẹp mà.
Nổ để làm gì?
Đương nhiên, nổ là để khoe, nhưng không đơn thuần như vậy. Khoe doanh thu cao cũng là một cách PR cho phim, để đăng lên các báo, để tạo hào hứng cho khán giả chưa xem. Khi một bộ phim có doanh thu cao thì người đọc tin ắt hẳn sẽ nghĩ là nó phải có cái gì đó người ta mới xem nhiều như vậy. Vậy nên, đôi khi người làm truyền thông cũng muốn phóng tay cho con số to to hơn chút để đạt được mục đích.
Cũng có người sẽ nghĩ rằng nổ số to thì đến lúc thu thuế sẽ bắt đóng nhiều. Thực ra đấy là chuyện vui đùa thôi, chứ thu thuế số khác, PR số khác. Chưa kể, ví dụ nói 5 ngày 21 tỷ, thực tế có ít hơn thì cũng chả sao, vì đợi thêm 5 ngày nữa cũng được 21 tỷ thôi, tổng nó vẫn chẳng ảnh hưởng gì, chẳng qua nói con số sớm hơn chút thôi mà.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có hệ thống nào tính doanh thu phim chiếu rạp một cách độc lập, công khai và đáng tin cậy. Đa số đều là từ chính các rạp đưa thông tin ra, nên chuyện “mẹ hát con khen hay” là quá thường. Nghe doanh thu phim Việt thì nghe cho vui vậy thôi, hoặc có khi nên giả vờ tưởng thật cho thấy đời nó long lanh.
Bùi An
[email protected]
[email protected]