Nintendo đang kiện nhóm phát triển Yuzu, một trình giả lập Nintendo Switch mã nguồn mở, theo đơn kiện được đệ trình tại tòa án Rhode Island hôm thứ Hai.
Đơn kiện dài 41 trang nhắm vào Tropic Haze, công ty phát triển Yuzu (Nintendo cũng cụ thể cáo buộc một cá nhân có biệt danh Bunnei, người đứng đầu dự án phát triển Yuzu). Yuzu là trình giả lập miễn phí được phát hành vào năm 2018, vài tháng sau khi Nintendo Switch chính thức ra mắt. Trình giả lập này được tạo ra bởi cùng nhóm phát triển Citra, một trình giả lập Nintendo 3DS. Về cơ bản, đó là phần mềm cho phép người dùng chơi các tựa game Nintendo Switch trên Windows PC, Linux, và các thiết bị Android (Nó cũng chạy trên Steam Deck, thiết bị từng được Valve giới thiệu - sau đó bị xóa). Trình giả lập không hẳn là bất hợp pháp, nhưng việc tải các game trái phép để chơi trên đó thì trái luật. Nintendo tuyên bố trong đơn kiện rằng không có cách nào sử dụng Yuzu một cách hợp pháp.
Yuzu cho phép người dùng chơi các tựa game dành cho hệ máy Switch trên các nền tảng như Windows, Android, Linux,...
Nintendo lập luận rằng Yuzu thực thi các đoạn mã "phá vỡ" các biện pháp bảo mật của Nintendo, bao gồm giải mã bằng cách sử dụng "bản sao trái phép của prod.keys".
"Nói cách khác, nếu không có tính năng giải mã của Yuzu, các bản game sao chép trái phép sẽ không thể được chơi trên PC hay thiết bị Android," Nintendo khẳng định trong đơn kiện. Về thiệt hại bị cáo buộc gây ra bởi Yuzu, Nintendo chỉ ra việc phát hành sớm của tựa game The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom. Tears of the Kingdom bị rò rỉ gần hai tuần trước ngày phát hành chính thức 12/5. Bản sao chép trái phép của trò chơi này lan truyền nhanh chóng; Nintendo cho biết nó đã được tải xuống hơn 1 triệu lần trước khi Tears of the Kingdom ra mắt. Mọi người đã sử dụng Yuzu để chơi tựa game này; Nintendo nói rằng hơn 20% liên kết tải xuống dẫn đến trang web của Yuzu.
Mặc dù Yuzu không trực tiếp cung cấp các bản sao game lậu, Nintendo liên tục nhấn mạnh rằng hầu hết các trang web ROM đều hướng người dùng đến Yuzu để chơi bất kỳ trò chơi nào họ đã tải xuống.
Nintendo cho biết hãng đã "bỏ ra nguồn lực đáng kể để ngăn chặn việc sao chép, tiếp thị, bán và phân phối trái phép" các trò chơi trên Nintendo Switch. Hãng cho biết đội ngũ Yuzu kiếm được 30.000 đô la mỗi tháng trên Patreon từ hơn 7.000 người dùng trả phí. Nintendo cho biết công ty này đã kiếm được ít nhất 50.000 đô la từ việc bán sản phẩm Yuzu bản trả tiền. Nintendo cho biết số lượng thành viên trả phí trên Patreon của Yuzu đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 12 tháng 5, khi Tears of the Kingdom được phát hành.
Nintendo đang yêu cầu tòa án ra lệnh đóng cửa trình giả lập và bồi thường thiệt hại. Polygon đã liên hệ với Nintendo và Tropic Haze để bình luận.
Nintendo vốn nổi tiếng nghiêm ngặt với tài sản trí tuệ của mình. Hãng đã thắng nhiều vụ kiện nhắm vào các trang web trò chơi lậu như RomUniverse, tại đó hãng được bồi thường hơn 2 triệu đô la tiền thiệt hại. Nintendo cũng nổi tiếng với việc truy tố một hacker tên là Gary Bowser, người đã bị bắt và buộc tội bán các phần mềm gian lận cho máy Switch. Mặc dù Bowser đã ra tù, anh ta vẫn nợ Nintendo 10 triệu đô la; anh đã trả cho Nintendo 175 đô la trong thời gian ở tù từ số tiền anh kiếm được với công việc trong thư viện và nhà bếp của nhà tù.
Theo VN review
Đơn kiện dài 41 trang nhắm vào Tropic Haze, công ty phát triển Yuzu (Nintendo cũng cụ thể cáo buộc một cá nhân có biệt danh Bunnei, người đứng đầu dự án phát triển Yuzu). Yuzu là trình giả lập miễn phí được phát hành vào năm 2018, vài tháng sau khi Nintendo Switch chính thức ra mắt. Trình giả lập này được tạo ra bởi cùng nhóm phát triển Citra, một trình giả lập Nintendo 3DS. Về cơ bản, đó là phần mềm cho phép người dùng chơi các tựa game Nintendo Switch trên Windows PC, Linux, và các thiết bị Android (Nó cũng chạy trên Steam Deck, thiết bị từng được Valve giới thiệu - sau đó bị xóa). Trình giả lập không hẳn là bất hợp pháp, nhưng việc tải các game trái phép để chơi trên đó thì trái luật. Nintendo tuyên bố trong đơn kiện rằng không có cách nào sử dụng Yuzu một cách hợp pháp.
Yuzu cho phép người dùng chơi các tựa game dành cho hệ máy Switch trên các nền tảng như Windows, Android, Linux,...
Nintendo lập luận rằng Yuzu thực thi các đoạn mã "phá vỡ" các biện pháp bảo mật của Nintendo, bao gồm giải mã bằng cách sử dụng "bản sao trái phép của prod.keys".
"Nói cách khác, nếu không có tính năng giải mã của Yuzu, các bản game sao chép trái phép sẽ không thể được chơi trên PC hay thiết bị Android," Nintendo khẳng định trong đơn kiện. Về thiệt hại bị cáo buộc gây ra bởi Yuzu, Nintendo chỉ ra việc phát hành sớm của tựa game The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom. Tears of the Kingdom bị rò rỉ gần hai tuần trước ngày phát hành chính thức 12/5. Bản sao chép trái phép của trò chơi này lan truyền nhanh chóng; Nintendo cho biết nó đã được tải xuống hơn 1 triệu lần trước khi Tears of the Kingdom ra mắt. Mọi người đã sử dụng Yuzu để chơi tựa game này; Nintendo nói rằng hơn 20% liên kết tải xuống dẫn đến trang web của Yuzu.
Mặc dù Yuzu không trực tiếp cung cấp các bản sao game lậu, Nintendo liên tục nhấn mạnh rằng hầu hết các trang web ROM đều hướng người dùng đến Yuzu để chơi bất kỳ trò chơi nào họ đã tải xuống.
Nintendo cho biết hãng đã "bỏ ra nguồn lực đáng kể để ngăn chặn việc sao chép, tiếp thị, bán và phân phối trái phép" các trò chơi trên Nintendo Switch. Hãng cho biết đội ngũ Yuzu kiếm được 30.000 đô la mỗi tháng trên Patreon từ hơn 7.000 người dùng trả phí. Nintendo cho biết công ty này đã kiếm được ít nhất 50.000 đô la từ việc bán sản phẩm Yuzu bản trả tiền. Nintendo cho biết số lượng thành viên trả phí trên Patreon của Yuzu đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 12 tháng 5, khi Tears of the Kingdom được phát hành.
Nintendo đang yêu cầu tòa án ra lệnh đóng cửa trình giả lập và bồi thường thiệt hại. Polygon đã liên hệ với Nintendo và Tropic Haze để bình luận.
Nintendo vốn nổi tiếng nghiêm ngặt với tài sản trí tuệ của mình. Hãng đã thắng nhiều vụ kiện nhắm vào các trang web trò chơi lậu như RomUniverse, tại đó hãng được bồi thường hơn 2 triệu đô la tiền thiệt hại. Nintendo cũng nổi tiếng với việc truy tố một hacker tên là Gary Bowser, người đã bị bắt và buộc tội bán các phần mềm gian lận cho máy Switch. Mặc dù Bowser đã ra tù, anh ta vẫn nợ Nintendo 10 triệu đô la; anh đã trả cho Nintendo 175 đô la trong thời gian ở tù từ số tiền anh kiếm được với công việc trong thư viện và nhà bếp của nhà tù.
Theo VN review