Niềm tin vào hàng công nghệ Trung Quốc giảm mạnh sau lùm xùm Huawei

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Việc xây dựng thương hiệu đáng tin cậy bên ngoài thị trường Đại lục vốn đã khó với các hãng Trung Quốc, giờ đây còn đau đầu hơn sau lùm xùm quanh Huawei Technologies.
ca7bcec8-59ec-11e9-bbcc-84176f6dd1e7_image_hires_205556_bqkd.jpeg

Ảnh: Reuters

Theo cuộc khảo sát mới về tâm lý thị trường do hãng tiếp thị truyền thông Edelman thực hiện, nhận thức, quan điểm của thị trường toàn cầu về thương hiệu Trung Quốc đã kém, nay lại còn tệ hơn vì rắc rối của Huawei. Chủ tịch Edelman, ông Richard Edelman cho hay: “Yếu tố Huawei rất lớn trong việc làm giảm niềm tin vào thương hiệu Trung Quốc”. Cụ thể, chỉ một mình vụ Huawei đã xói mòn niềm tin vào thương hiệu “made in China” từ 5-6 điểm.

Khảo sát của Edelman được thực hiện từ tháng 10 - 11.2018 cho thấy mức độ tin cậy trung bình của người trả lời vào doanh nghiệp Trung Quốc là 40%, thấp hơn hẳn so với độ tin cậy khoảng 70% dành cho doanh nghiệp Đức, Thụy Sĩ và Canada. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 33.000 người trên 27 nước và vùng lãnh thổ. Doanh nghiệp của một nước bị xem là “không đáng tin” nếu đạt độ tin cậy dưới 50%.

“Tôi cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc, dù thuộc sở hữu của nhà nước hay là công ty đại chúng, cũng phải rất ưu tiên giải quyết vấn đề này”, ông Edelman nói.

Huawei, hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, hiện tiến hành nhiều chiến dịch quan hệ công chúng để “làm sạch” hình ảnh sau khi bị Washington nỗ lực ngăn chặn thiết bị 5G do công ty sản xuất, với lý do rủi ro an ninh. Huawei tích cực phản đối lo ngại và cáo buộc từ phía Mỹ. Không những thế, Huawei và giám đốc tài chính công ty, bà Mạnh Vãn Chu, đang đối mặt với gần 20 cáo buộc sai phạm mà chính phủ Mỹ đưa ra, trong đó có gian lận tài chính và vi phạm lệnh trừng phạt thương mại áp lên Iran.

Bất chấp doanh nghiệp phải nỗ lực PR lại hình ảnh, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn công khai cảm ơn Mỹ vì “quảng bá” cho Huawei trong cuộc phỏng vấn với kênh CBS hồi tháng 2. Ông Nhậm cho rằng giới chức chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là những nhân vật “vĩ đại” đang giúp thế giới hiểu thêm về công nghệ 5G.

Trong một số cuộc khảo sát khác, thương hiệu Huawei không bị người tiêu dùng nhìn nhận tiêu cực. Huawei đứng đầu danh sách các thương hiệu Trung Quốc mạnh nhất ở nước ngoài trong năm 2018, theo báo cáo do hãng WPP và Kantar công bố hồi tuần trước. Khảo sát ước tính mức tăng tầm 22% trong thước đo về tài sản thương hiệu, vốn đề cập đến xu hướng người tiêu dùng chọn một thương hiệu nào đó.

Smartphone Huawei được công nhận là có tính năng và thiết kế khá hơn, cũng như phổ biến hơn so với các thương hiệu điện thoại lớn khác ở Trung Quốc. Doanh nghiệp cũng ký hơn 30 hợp đồng thiết bị 5G thương mại. Dù vậy, các thương hiệu Trung Quốc, đặc biệt là thương hiệu công nghệ, còn phải nỗ lực hơn nữa để được người tiêu dùng nhìn nhận tốt, hãng Edelman kết luận.

Theo Thanh Niên​
 
Bên trên