sieuquaya4
Active Member
Cú trảm sớm với Á quân cử tạ Olympic Hoàng Anh Tuấn ngay trên đất Quảng Châu vì “nghi án” doping đã trở thành “vết ố” mới trên bức tranh thể thao Việt Nam (TTVN) vốn được xem là có nhiều khởi sắc..
Từ chuyện “dính” hàng loạt...
Kể cả khi “cú sốc” động trời mang tên Hoàng Anh Tuấn nổ ra ngay trước thềm Asian Games 16, thì những nhà quản lý thể thao Việt vẫn khẳng định, đó chỉ là trường hợp mang tính cá biệt và đang còn là “nghi án” khi mẫu thử B chưa có kết quả, cũng như chưa có án phạt chính thức nào được đưa ra từ IWF (Liên đoàn cử tạ quốc tế). Tuy nhiên, nếu nhìn lại hơn 2 thập niên hội nhập với đấu trường quốc tế, thì rõ ràng “dính” doping không hề là câu chuyện mới với TTVN, nếu không muốn nói nó đã trở thành... vấn nạn!
Đó là vào năm 2003, khi SEA Games 22 được tổ chức ngay tại Việt Nam và đoàn chủ nhà đã có đến... 4 tuyển thủ “dính”. Đó là Hồng Anh (2 HCV môn canoeing), Phạm Thị Dịu (3 HCV lặn), Toàn Thắng (3 HCV lặn), và đặc biệt là trường hợp của HCB môn nhảy 3 bước nữ Mai Quỳnh. Hệ quả là đoàn TTVN bị tước hàng loạt huy chương... khiến cái ngôi đầu phần nào cũng trở nên mất giá.
Nhưng câu chuyện doping thì không hề dừng lại, thậm chí còn ngấm ngầm hơn và nặng nề hơn rất nhiều. Tập trung nhất vẫn là thể hình, môn thể thao với đặc thù của sự phát triển cơ bắp và cũng quá nổi tiếng với chuyện xài doping. Năm 2004, nam lực sĩ Nguyễn Văn Tuấn đã từng bị Liên đoàn thể hình châu Á tước HCB và cấm thi đấu 2 năm do sử dụng chất cấm ngay trong thời gian thi đấu; đến Asian Games 2006 lại thêm lực sĩ Hải Âu bị loại vì... tàng trữ chất kích thích trong hành lý cá nhân khi qua cửa sân bay ở Qatar. Chưa hết, tháng 6/2008, ứng cử viên vô địch nữ, lực sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh đã bị loại khỏi danh sách đội tuyển thể hình Việt Nam dự giải châu Á khi mẫu thử của cô khi gửi sang Phòng thí nghiệm Đại học Penang (Malaysia) bị phát hiện có chất bị cấm sử dụng của Liên đoàn thể hình quốc tế (IBBF).
SEA Games cũng không là ngoại lệ, tại Korat (Thái Lan) năm 2007, nữ võ sĩ quyền Anh Đinh Thị Phương Thanh cũng đã bị tước huy chương... vì dính chất lạ! Và ngay cử tạ thôi, nếu vào danh sách cấm thi đấu của IWF vì lý do doping, một lực sĩ khác của Việt Nam cũng “góp mặt” mà chẳng hề được các nhà quản lý trong nước “công bố rộng rãi”, đó là VĐV người dân tộc, có tên là K’boi đang còn phải chịu án cấm đến ngày... 21/12/2013!
Và cú sốc thực sự được đẩy lên đến đỉnh điểm khi Nữ hoàng TDDC Ngân Thương bị loại khỏi Olympic Bắc Kinh 2008 vì lý do tương tự, cùng án phạt sau đó từ Liên đoàn thể dục thế giới. Nay, cũng trên đất Trung Quốc sau tròn 2 năm, một gương mặt nổi trội khác của TTVN là Hoàng Anh Tuấn đã bị buộc phải nhận “án trảm” sau khi IWF thông báo mẫu A lấy từ giải VĐTG cách nay 2 tháng của nhà á quân Olympic này cũng “dính”.
... Đến lỗi tại ai?
Lẽ dĩ nhiên, những trường hợp trên đây chỉ là chuyện “kính thưa các đồng chí đã bị lộ”, bởi ai cũng biết doping trở thành vấn nạn thực sự của TTVN hôm nay, chứ không đơn thuần là cái “tai nạn” như giải thích của giới chức có trách nhiệm (kiểu như Ngân Thương dùng thuốc cho người thon thả). Và câu hỏi được đặt ra cấp thiết lúc này là - lỗi tại ai?
Để trả lời được câu hỏi này, trước hết phải xác định một cách chính xác nhất nguyên nhân của các vụ sử dụng doping. Ở đây luôn tồn tại 2 nguyên nhân: thứ nhất là cố tình mà mục tiêu không gì khác là chuyện chạy theo thành tích; và thứ hai là vô tình thông qua việc sinh hoạt, sử dụng thuốc (thuốc bổ, thuốc chữa bệnh...). Và thực tế là với TTVN, cả 2 nguyên nhân này đều tồn tại.
Dù vào năm 2004, TTVN đã chính thức ký kết “Tuyên bố Copenhagen về chống sử dụng chất kích thích trong thể thao” để trở thành nước thứ 106 gia nhập Tổ chức Thế giới chống chất kích thích (WADA). Tuy nhiên, công tác phòng, chống doping vẫn chỉ ở mức hô hào thay vì việc triển khai những biện pháp thực sự có hiệu quả. Bên cạnh, trình độ y học, công tác quản lý y học ở các tuyến cũng như những hiểu biết của VĐV, HLV về doping là quá yếu, thì trong nước chưa có trung tâm thử, kiểm tra doping nên toàn bộ các mẫu xét nghiệm phải gửi đi nước ngoài khá tốn kém. Tại các giải VQĐG đều... bó tay, dù có biểu hiện và các VĐV đỉnh cao cũng khó có điều kiện thường xuyên kiểm tra ngoại trừ các lần dự giải quốc tế, hoặc có yêu cầu. Ngay dự án xây dựng Trung tâm kiểm tra y học và chăm sóc sức khỏe cho VĐV quốc gia (do Viện khoa học TDTT chủ trì), trong đó có phòng thí nghiệm, kiểm tra doping dự kiến hoàn thành vào năm 2009 để kịp phục vụ AI Games III vẫn còn đang là... dự án. Có một câu chuyện liên quan mà chẳng biết vui hay buồn trong 2 cú “sốc” doping gần đây nhất của đoàn TTVN - Olympic năm 2008, ông Lê Quý Phượng lúc ấy đang là Viện trưởng Viện khoa học TDTT cũng có mặt với tư cách bác sĩ của đoàn, rồi tới Asian Games 16, ông lại là Trưởng đoàn TTVN với tư cách Tổng cục phó Tổng cục TDTT... Vậy mà vẫn cứ “dính”!
Cuối cùng, có hay không việc VĐV Việt Nam cố tình sử dụng doping để có được thành tích - thứ mà những tưởng chỉ tồn tại trong thế giới thể thao nhà nghề, chứ không phải là môi trường “Nhà nước đầu tư huy chương” như hiện tại. Có lẽ là có! Bởi, đơn giản là thể thao cũng đã trở thành một cái nghề trong xã hội hiện tại, thậm chí là một cái nghề cũng đủ thứ “sao này, sao nọ” cùng những khoản thu khổng lồ. Vậy, lỗi tại ai?
Nguồn
Ngày càng buồn cho thể thao Việt Nam.Còn tên Hoàng Anh Tuấn là em ghét từ hổi SG25.Quá kiêu ngạo ,chủ quan.
Từ chuyện “dính” hàng loạt...
Kể cả khi “cú sốc” động trời mang tên Hoàng Anh Tuấn nổ ra ngay trước thềm Asian Games 16, thì những nhà quản lý thể thao Việt vẫn khẳng định, đó chỉ là trường hợp mang tính cá biệt và đang còn là “nghi án” khi mẫu thử B chưa có kết quả, cũng như chưa có án phạt chính thức nào được đưa ra từ IWF (Liên đoàn cử tạ quốc tế). Tuy nhiên, nếu nhìn lại hơn 2 thập niên hội nhập với đấu trường quốc tế, thì rõ ràng “dính” doping không hề là câu chuyện mới với TTVN, nếu không muốn nói nó đã trở thành... vấn nạn!
Đó là vào năm 2003, khi SEA Games 22 được tổ chức ngay tại Việt Nam và đoàn chủ nhà đã có đến... 4 tuyển thủ “dính”. Đó là Hồng Anh (2 HCV môn canoeing), Phạm Thị Dịu (3 HCV lặn), Toàn Thắng (3 HCV lặn), và đặc biệt là trường hợp của HCB môn nhảy 3 bước nữ Mai Quỳnh. Hệ quả là đoàn TTVN bị tước hàng loạt huy chương... khiến cái ngôi đầu phần nào cũng trở nên mất giá.

Nhưng câu chuyện doping thì không hề dừng lại, thậm chí còn ngấm ngầm hơn và nặng nề hơn rất nhiều. Tập trung nhất vẫn là thể hình, môn thể thao với đặc thù của sự phát triển cơ bắp và cũng quá nổi tiếng với chuyện xài doping. Năm 2004, nam lực sĩ Nguyễn Văn Tuấn đã từng bị Liên đoàn thể hình châu Á tước HCB và cấm thi đấu 2 năm do sử dụng chất cấm ngay trong thời gian thi đấu; đến Asian Games 2006 lại thêm lực sĩ Hải Âu bị loại vì... tàng trữ chất kích thích trong hành lý cá nhân khi qua cửa sân bay ở Qatar. Chưa hết, tháng 6/2008, ứng cử viên vô địch nữ, lực sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh đã bị loại khỏi danh sách đội tuyển thể hình Việt Nam dự giải châu Á khi mẫu thử của cô khi gửi sang Phòng thí nghiệm Đại học Penang (Malaysia) bị phát hiện có chất bị cấm sử dụng của Liên đoàn thể hình quốc tế (IBBF).
SEA Games cũng không là ngoại lệ, tại Korat (Thái Lan) năm 2007, nữ võ sĩ quyền Anh Đinh Thị Phương Thanh cũng đã bị tước huy chương... vì dính chất lạ! Và ngay cử tạ thôi, nếu vào danh sách cấm thi đấu của IWF vì lý do doping, một lực sĩ khác của Việt Nam cũng “góp mặt” mà chẳng hề được các nhà quản lý trong nước “công bố rộng rãi”, đó là VĐV người dân tộc, có tên là K’boi đang còn phải chịu án cấm đến ngày... 21/12/2013!
Và cú sốc thực sự được đẩy lên đến đỉnh điểm khi Nữ hoàng TDDC Ngân Thương bị loại khỏi Olympic Bắc Kinh 2008 vì lý do tương tự, cùng án phạt sau đó từ Liên đoàn thể dục thế giới. Nay, cũng trên đất Trung Quốc sau tròn 2 năm, một gương mặt nổi trội khác của TTVN là Hoàng Anh Tuấn đã bị buộc phải nhận “án trảm” sau khi IWF thông báo mẫu A lấy từ giải VĐTG cách nay 2 tháng của nhà á quân Olympic này cũng “dính”.
... Đến lỗi tại ai?
Lẽ dĩ nhiên, những trường hợp trên đây chỉ là chuyện “kính thưa các đồng chí đã bị lộ”, bởi ai cũng biết doping trở thành vấn nạn thực sự của TTVN hôm nay, chứ không đơn thuần là cái “tai nạn” như giải thích của giới chức có trách nhiệm (kiểu như Ngân Thương dùng thuốc cho người thon thả). Và câu hỏi được đặt ra cấp thiết lúc này là - lỗi tại ai?
Để trả lời được câu hỏi này, trước hết phải xác định một cách chính xác nhất nguyên nhân của các vụ sử dụng doping. Ở đây luôn tồn tại 2 nguyên nhân: thứ nhất là cố tình mà mục tiêu không gì khác là chuyện chạy theo thành tích; và thứ hai là vô tình thông qua việc sinh hoạt, sử dụng thuốc (thuốc bổ, thuốc chữa bệnh...). Và thực tế là với TTVN, cả 2 nguyên nhân này đều tồn tại.
Dù vào năm 2004, TTVN đã chính thức ký kết “Tuyên bố Copenhagen về chống sử dụng chất kích thích trong thể thao” để trở thành nước thứ 106 gia nhập Tổ chức Thế giới chống chất kích thích (WADA). Tuy nhiên, công tác phòng, chống doping vẫn chỉ ở mức hô hào thay vì việc triển khai những biện pháp thực sự có hiệu quả. Bên cạnh, trình độ y học, công tác quản lý y học ở các tuyến cũng như những hiểu biết của VĐV, HLV về doping là quá yếu, thì trong nước chưa có trung tâm thử, kiểm tra doping nên toàn bộ các mẫu xét nghiệm phải gửi đi nước ngoài khá tốn kém. Tại các giải VQĐG đều... bó tay, dù có biểu hiện và các VĐV đỉnh cao cũng khó có điều kiện thường xuyên kiểm tra ngoại trừ các lần dự giải quốc tế, hoặc có yêu cầu. Ngay dự án xây dựng Trung tâm kiểm tra y học và chăm sóc sức khỏe cho VĐV quốc gia (do Viện khoa học TDTT chủ trì), trong đó có phòng thí nghiệm, kiểm tra doping dự kiến hoàn thành vào năm 2009 để kịp phục vụ AI Games III vẫn còn đang là... dự án. Có một câu chuyện liên quan mà chẳng biết vui hay buồn trong 2 cú “sốc” doping gần đây nhất của đoàn TTVN - Olympic năm 2008, ông Lê Quý Phượng lúc ấy đang là Viện trưởng Viện khoa học TDTT cũng có mặt với tư cách bác sĩ của đoàn, rồi tới Asian Games 16, ông lại là Trưởng đoàn TTVN với tư cách Tổng cục phó Tổng cục TDTT... Vậy mà vẫn cứ “dính”!
Cuối cùng, có hay không việc VĐV Việt Nam cố tình sử dụng doping để có được thành tích - thứ mà những tưởng chỉ tồn tại trong thế giới thể thao nhà nghề, chứ không phải là môi trường “Nhà nước đầu tư huy chương” như hiện tại. Có lẽ là có! Bởi, đơn giản là thể thao cũng đã trở thành một cái nghề trong xã hội hiện tại, thậm chí là một cái nghề cũng đủ thứ “sao này, sao nọ” cùng những khoản thu khổng lồ. Vậy, lỗi tại ai?
Nguồn
Ngày càng buồn cho thể thao Việt Nam.Còn tên Hoàng Anh Tuấn là em ghét từ hổi SG25.Quá kiêu ngạo ,chủ quan.