hung_vu242000
New Member
Sau khi Triều Tiên nã khoảng 200 quả pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc. Tổng thống Lý Minh Bác đã chỉ thị quân đội Hàn Quốc lên kế họach trả đũa, cụ thể là không kích các căn cứ quân sự Triều Tiên và phá hủy các cơ sở được nghi là chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Kế họach này tương tự như Israel đã làm trước đây đối với Ba Tư.
Tối ngày 25/11/2010, không quân Hàn Quốc đã xuất kích và oanh tạc dữ dội các địa điểm đã được lên kế họach từ trước nằm sâu bên trong lãnh thổ của Triều Tiên. Rủi ro thay, đó chỉ là những mục tiêu giả do Triều Tiên dựng lên.
Ngay lập tức, đại tướng trẻ tuổi Kim Chính Vân lên truyền hình quốc gia KCNA lên án "sự xâm lược của đế quốc Mỹ và lũ rối tay sai", đồng thời thông báo tình trạng chiến tranh và tổng động viên trên toàn lãnh thổ Triều Tiên. Xe tăng và bộ binh ngay lập tức áp sát Bàn Môn Điếm và giao tranh dữ dội với binh lính Hàn Quốc, hiện chưa xác định được thương vong. Hệ thống tên lửa Nodong, Taepodong-1, 2 trang bị đầu đạn hạt nhân được khởi động.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ - đang sa lầy tại A Phú Hãn và Iraq - bối rối tột độ. Tổng thống Obama đề nghị các bên ngưng giao tranh ngay lập tức và bước vào bàn đàm phán 6 bên. Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington đang trên đường đến Hàn Quốc để tập trận được lệnh đổi hướng sang Cam Ranh để "nghe ngóng tình hình".
Tại Hà Nội, Việt Nam tuyên bố mong muốn các bên ngưng chiến, lập lại hòa bình, an ninh trong khu vực, đồng thời tỏ rõ mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước (?).
HĐBA LHQ tuyên bố họp khẩn và ra nghị quyết kêu gọi các bên ngưng giao tranh ngay lập tức. Trung Quốc bỏ phiếu trắng cho nghị quyết này.
Rạng sáng ngày 26/11/2010, đại tướng trẻ tuổi Kim Chính Vân ra lệnh "nhấn nút". Hàng trăm quả tên lửa được phóng thẳng vào Bắc Bình (Seoul) và Đông Kinh (Tokyo). Hệ thống đánh chặn tên lửa của liên quân Mỹ - Nhật - Hàn được lệnh đáp trả. Rủi thay, hệ thống lại gặp vấn đề về kỹ thuật, Bắc Bình và Đông Kinh chìm trong tro bụi, hàng trăm nghìn người chết và bị thương. Cùng ngày, hạm đội của Trung Quốc áp sát đến quần đảo Điếu Ngư của Nhật Bản. Mỹ lên án hành động "nhấn nút" của Triều Tiên và cảnh báo, chiến tranh thế giới có thể xảy ra.
Tại LHQ, TTK Ban Ki-moon tuyên bố từ chức với tuyên bố muốn trở về phục vụ Hàn Quốc đang có chiến tranh. Cựu tổng thống Mỹ, Bill Clinton, được bầu thay thế trong sự phản đối của Nga và Trung Quốc. Mỹ và Nato tranh thủ được sự ủng hộ của đại hội đồng LHQ để can thiệp quân sự vào khu vực Đông Bắc Á.
Tại Mỹ, Tổng thống Obama tuyên bố tình trạng chiến tranh và trở thành tổng tư lệnh của nước Mỹ theo hiến pháp, đồng thời cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ sau bị hủy bỏ với sự phản đối của đa số thành viên đảng Cộng Hòa ở Hạ viện. Ông Obama cũng đề nghị Việt Nam cho phép các tàu sân bay của Mỹ có thể neo đậu tại Cam Ranh để tiếp liệu, hậu cần. Hà Nôi tuyên bố chưa có thông tin gì về đề nghị trên.
Ngày 28/11/2010, hơn 50.000 binh sĩ Liên Hiệp Quốc với thành phần chính là Mỹ - Nhật - Nato tiến thẳng đến biên giới Nam - Bắc Triều Tiên nhằm tăng cường cho binh sĩ Hàn Quốc đang giao tranh ác liệt với hơn 300.000 quân Triều Tiên tại đây. Máy bay liên quân cũng quần đảo trên bầu trời Bình Nhưỡng, chưa có thông tin về thiệt hại của các bên. Đồng thời, hơn 50.000 quân đang trú đóng tại A Phú Hãn được lệnh chuẩn bị sang Hàn Quốc. Trung Quốc ngay lập tức cảnh báo các "hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra" đối với hành động này.
Ngày 30/11/2010, đại tướng trẻ tuổi Kim Chính Vân tuyên bố kế vị cha là Nguyên soái Kim Chính Nhật, tôn vinh ông là "Nguyên soái vĩnh viễn" của nước Triều Tiên. Toàn dân, toàn đảng Lao động Triều Tiên thống nhất phong ông Kim Chính Vân là "bầu trời của thế kỷ 21". Triều Tiên cũng chính thức kêu gọi Trung Quốc cung cấp lương thực, thuốc men và vũ khí cho Triều Tiên.
Tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố đang xem xét nghiêm túc việc hỗ trợ Triều Tiên, vì "Triều Tiên - Trung Quốc có núi liền núi, sông liền sông, cùng chung một biển, khác gì một lãnh thổ?". Quân đoàn 3 và quân đoàn 5 Trung Quốc, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Mao Tân Vũ đã đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và đang trên đường di chuyển đến Đan Đông.
Tại Mạc Tư Khoa, tổng thống Medvedev phát biểu "quần đảo Kuril là một phần không thể thiếu của nước Nga" và đưa tàu chiến đến quần đảo này. Đã có giao tranh giữa hải quân Nga và Nhật. Mười tàu chiến Nhật và hai tàu chiến Nga đã bị đánh đắm. Nga tuyên bố thiết lập chủ quyền vĩnh viễn tại quần đảo Kuril.
Giới tài phiệt và kỹ sư Nhật - Hàn Quốc, vì lo sợ chiến tranh, đã ồ ạt ra khỏi đất nước. Việt Nam, được mệnh danh là "điểm đến của thiên niên kỷ" với những "vẻ đẹp tiềm ẩn" là lựa chọn hàng đầu của họ. Đã có hiện tượng đàn ông Việt Nam cưới "cô dâu Nhật Bản, Hàn Quốc". Những cái tên như Phan Văn Jong-ul, Đinh Hoàng Nakata, Lý Lâm Kawasaki... không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam.
Việt Nam cũng tận dụng triệt để thời cơ để thu hút nguồn vốn và công nghệ của lực lượng này. Dự án đường sắt cao tốc được khởi công với đa số ủng hộ của đa số đại biểu Quốc Hội. Vinashin, tập đoàn hàng đầu của Việt Nam, tuyên bố mua Hyundai để trở thành tập đoàn đóng tàu lớn nhất thế giới. Cùng lúc, đã xảy ra nhiều vụ sáp nhập đáng chú ý khác như SAMCO mua Kia, Vietronics Tân Bình mua LG, Wellcom Mobile mua Samsung...
Do giao tranh tại khu vực Đông Bắc Á, Việt Nam nói chung và khu vực Asean nói riêng trở thành nơi giao thương hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Các cảng biển nước sâu của Việt Nam như Phú Mỹ, Non Nước, Chân Mây... đều quá tải. Bản đồ quy họach cảng biển với phương châm "mỗi tỉnh có 3 cảng biển" ra đời. Nhiều dự án đã được khởi động. Việt Nam cũng đồng ý cho tàu chiến Mỹ neo đậu tại cảng Cam Ranh với tuyên bố "Việt Nam và Mỹ không còn hận thù, Việt Nam thức thì Mỹ ngủ, Mỹ thức thì Việt Nam ngủ, cùng nhau canh gác hòa bình thế giới". Mỹ cũng đặt vấn đề phát triển công nghiệp chế tạo nhôm tại Việt Nam nhằm sản xuất máy bay chiến đấu. Các nhà máy khai thác và tinh chế bố xít lần lượt ra đời. Việt Nam đang trên đường trở thành những con rồng của Châu Á.
Tối ngày 25/11/2010, không quân Hàn Quốc đã xuất kích và oanh tạc dữ dội các địa điểm đã được lên kế họach từ trước nằm sâu bên trong lãnh thổ của Triều Tiên. Rủi ro thay, đó chỉ là những mục tiêu giả do Triều Tiên dựng lên.
Ngay lập tức, đại tướng trẻ tuổi Kim Chính Vân lên truyền hình quốc gia KCNA lên án "sự xâm lược của đế quốc Mỹ và lũ rối tay sai", đồng thời thông báo tình trạng chiến tranh và tổng động viên trên toàn lãnh thổ Triều Tiên. Xe tăng và bộ binh ngay lập tức áp sát Bàn Môn Điếm và giao tranh dữ dội với binh lính Hàn Quốc, hiện chưa xác định được thương vong. Hệ thống tên lửa Nodong, Taepodong-1, 2 trang bị đầu đạn hạt nhân được khởi động.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ - đang sa lầy tại A Phú Hãn và Iraq - bối rối tột độ. Tổng thống Obama đề nghị các bên ngưng giao tranh ngay lập tức và bước vào bàn đàm phán 6 bên. Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington đang trên đường đến Hàn Quốc để tập trận được lệnh đổi hướng sang Cam Ranh để "nghe ngóng tình hình".
Tại Hà Nội, Việt Nam tuyên bố mong muốn các bên ngưng chiến, lập lại hòa bình, an ninh trong khu vực, đồng thời tỏ rõ mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước (?).
HĐBA LHQ tuyên bố họp khẩn và ra nghị quyết kêu gọi các bên ngưng giao tranh ngay lập tức. Trung Quốc bỏ phiếu trắng cho nghị quyết này.
Rạng sáng ngày 26/11/2010, đại tướng trẻ tuổi Kim Chính Vân ra lệnh "nhấn nút". Hàng trăm quả tên lửa được phóng thẳng vào Bắc Bình (Seoul) và Đông Kinh (Tokyo). Hệ thống đánh chặn tên lửa của liên quân Mỹ - Nhật - Hàn được lệnh đáp trả. Rủi thay, hệ thống lại gặp vấn đề về kỹ thuật, Bắc Bình và Đông Kinh chìm trong tro bụi, hàng trăm nghìn người chết và bị thương. Cùng ngày, hạm đội của Trung Quốc áp sát đến quần đảo Điếu Ngư của Nhật Bản. Mỹ lên án hành động "nhấn nút" của Triều Tiên và cảnh báo, chiến tranh thế giới có thể xảy ra.
Tại LHQ, TTK Ban Ki-moon tuyên bố từ chức với tuyên bố muốn trở về phục vụ Hàn Quốc đang có chiến tranh. Cựu tổng thống Mỹ, Bill Clinton, được bầu thay thế trong sự phản đối của Nga và Trung Quốc. Mỹ và Nato tranh thủ được sự ủng hộ của đại hội đồng LHQ để can thiệp quân sự vào khu vực Đông Bắc Á.
Tại Mỹ, Tổng thống Obama tuyên bố tình trạng chiến tranh và trở thành tổng tư lệnh của nước Mỹ theo hiến pháp, đồng thời cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ sau bị hủy bỏ với sự phản đối của đa số thành viên đảng Cộng Hòa ở Hạ viện. Ông Obama cũng đề nghị Việt Nam cho phép các tàu sân bay của Mỹ có thể neo đậu tại Cam Ranh để tiếp liệu, hậu cần. Hà Nôi tuyên bố chưa có thông tin gì về đề nghị trên.
Ngày 28/11/2010, hơn 50.000 binh sĩ Liên Hiệp Quốc với thành phần chính là Mỹ - Nhật - Nato tiến thẳng đến biên giới Nam - Bắc Triều Tiên nhằm tăng cường cho binh sĩ Hàn Quốc đang giao tranh ác liệt với hơn 300.000 quân Triều Tiên tại đây. Máy bay liên quân cũng quần đảo trên bầu trời Bình Nhưỡng, chưa có thông tin về thiệt hại của các bên. Đồng thời, hơn 50.000 quân đang trú đóng tại A Phú Hãn được lệnh chuẩn bị sang Hàn Quốc. Trung Quốc ngay lập tức cảnh báo các "hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra" đối với hành động này.
Ngày 30/11/2010, đại tướng trẻ tuổi Kim Chính Vân tuyên bố kế vị cha là Nguyên soái Kim Chính Nhật, tôn vinh ông là "Nguyên soái vĩnh viễn" của nước Triều Tiên. Toàn dân, toàn đảng Lao động Triều Tiên thống nhất phong ông Kim Chính Vân là "bầu trời của thế kỷ 21". Triều Tiên cũng chính thức kêu gọi Trung Quốc cung cấp lương thực, thuốc men và vũ khí cho Triều Tiên.
Tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố đang xem xét nghiêm túc việc hỗ trợ Triều Tiên, vì "Triều Tiên - Trung Quốc có núi liền núi, sông liền sông, cùng chung một biển, khác gì một lãnh thổ?". Quân đoàn 3 và quân đoàn 5 Trung Quốc, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Mao Tân Vũ đã đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và đang trên đường di chuyển đến Đan Đông.
Tại Mạc Tư Khoa, tổng thống Medvedev phát biểu "quần đảo Kuril là một phần không thể thiếu của nước Nga" và đưa tàu chiến đến quần đảo này. Đã có giao tranh giữa hải quân Nga và Nhật. Mười tàu chiến Nhật và hai tàu chiến Nga đã bị đánh đắm. Nga tuyên bố thiết lập chủ quyền vĩnh viễn tại quần đảo Kuril.
Giới tài phiệt và kỹ sư Nhật - Hàn Quốc, vì lo sợ chiến tranh, đã ồ ạt ra khỏi đất nước. Việt Nam, được mệnh danh là "điểm đến của thiên niên kỷ" với những "vẻ đẹp tiềm ẩn" là lựa chọn hàng đầu của họ. Đã có hiện tượng đàn ông Việt Nam cưới "cô dâu Nhật Bản, Hàn Quốc". Những cái tên như Phan Văn Jong-ul, Đinh Hoàng Nakata, Lý Lâm Kawasaki... không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam.
Việt Nam cũng tận dụng triệt để thời cơ để thu hút nguồn vốn và công nghệ của lực lượng này. Dự án đường sắt cao tốc được khởi công với đa số ủng hộ của đa số đại biểu Quốc Hội. Vinashin, tập đoàn hàng đầu của Việt Nam, tuyên bố mua Hyundai để trở thành tập đoàn đóng tàu lớn nhất thế giới. Cùng lúc, đã xảy ra nhiều vụ sáp nhập đáng chú ý khác như SAMCO mua Kia, Vietronics Tân Bình mua LG, Wellcom Mobile mua Samsung...
Do giao tranh tại khu vực Đông Bắc Á, Việt Nam nói chung và khu vực Asean nói riêng trở thành nơi giao thương hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Các cảng biển nước sâu của Việt Nam như Phú Mỹ, Non Nước, Chân Mây... đều quá tải. Bản đồ quy họach cảng biển với phương châm "mỗi tỉnh có 3 cảng biển" ra đời. Nhiều dự án đã được khởi động. Việt Nam cũng đồng ý cho tàu chiến Mỹ neo đậu tại cảng Cam Ranh với tuyên bố "Việt Nam và Mỹ không còn hận thù, Việt Nam thức thì Mỹ ngủ, Mỹ thức thì Việt Nam ngủ, cùng nhau canh gác hòa bình thế giới". Mỹ cũng đặt vấn đề phát triển công nghiệp chế tạo nhôm tại Việt Nam nhằm sản xuất máy bay chiến đấu. Các nhà máy khai thác và tinh chế bố xít lần lượt ra đời. Việt Nam đang trên đường trở thành những con rồng của Châu Á.
Chỉnh sửa lần cuối: