Ngay từ khi vừa xuất hiện, những chiếc TV OLED ngay lập tức nhận được nhiều khen ngợi, với lý do phổ biến nhất là OLED… mới hơn so với công nghệ LED.
Nhìn một cách khách quan, mới hơn không đồng nghĩa với tốt hơn, 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Công nghệ QLED hiện tại vẫn sử dụng đèn nền LED, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là TV OLED sẽ đang mua hơn TV QLED.
TV QLED đáng mua hơn TV OLED?
Nếu đang băn khoăn, dưới đây sẽ là những lý khách quan và chính đáng để bạn mua TV QLED thay vì TV OLED.
Vật liệu QLED ưu việt hơn so với OLED RGBW
Vật liệu nền dùng để tạo ra panel (tấm nền) QLED hiện nay là vô cơ. Trong đó bao gồm 3 lớp vật chất quan trọng nhất là đèn nền LED xanh dương, tấm Quantum Dot màu vàng nhạt và tấm lọc màu.
Trong khi đó, vật liệu nền dùng để tạo ra panel OLED RGBW hiện nay là hữu cơ. Panel OLED RGBW bao gồm hệ thống đèn nền OLED và tấm lọc màu RGBW. Đèn nền OLED là loại xanh dương kết hợp với màu vàng để tạo ra ánh sáng trắng - tương tự như đèn nền LED xanh dương và tấm Quantum Dot màu vàng của panel QLED.
Cấu trúc tấm nền RGBW OLED. (1) Đèn nền OLED dùng tạo ánh sáng trắng.
(2) Bộ lọc màu. (3) Sub-pixel với màu sắc mong muốn được tạo ra. (Nguồn: CNET)
Xét về tính chất vật lý, vật liệu vô cơ của QLED có độ bền và khả năng chịu nhiệt cao hơn so với vật liệu hữu cơ của OLED. Nhờ vật, TV QLED có khả năng chống chịu tốt và ít xuống cấp hơn sau một thời gian dài sử dụng.
Ngoài ra, một điểm yếu rất đáng tiếng của vật liệu hữu cơ phát quang đó là hiệu suất phát sáng rất thấp. Theo CNET, TV OLED càng sáng thì càng tiêu thụ nhiều điện năng, do đó người dùng không nên tăng độ sáng lên quá cao.
Điều trớ trêu là khi giảm độ sáng xuống, thì chất lượng hình ảnh – mà cụ thể là độ tương phản – của TV OLED sẽ bị giảm xuống một cách rõ rệt.
Nhìn vào thực tế, thị trường thiết bị chiếu sáng hiện nay cũng đang được thống trị bởi đèn LED. Trong khi đó, được nghiên cứu và phát triển trong hàng chục năm, bóng đèn OLED sử dụng vật liệu hữu cơ vẫn không thể khắc phục được những nhược điểm, đặc biệt là tuổi thọ và hiệu suất phát sáng.
Màu đen không phải là tất cả
Sử dụng đèn nền LED, do đó TV QLED không thể tắt mở từng điểm ảnh, mà sử dụng công nghệ làm mờ cục bộ, để chia nhỏ màn hình TV ra thành từng vùng và kiểm soát độ sáng trên đó. Trong khi đó, sử dụng đèn nền OLED giúp TV OLED RGBW có thể tắt mở từng điểm ảnh để tạo ra màu đen sâu, và nhờ vậy nên độ tương phản cao hơn.
Sự thật phũ phàng là ngoài màu đen sâu hơn một chút không phải là tất cả. Rất nhiều tiêu chí khác về chất lượng hình ảnh, TV OLED vẫn không thể vượt qua được TV QLED.
Đầu tiên, độ sáng của TV QLED hiện nay đã vượt xa TV OLED – vốn sử dụng vật liệu hữu cơ với hiệu suất phát sáng thấp. Các model hàng đầu của TV QLED có độ sáng từ 1500 đến 2000 NIT. Còn với TV OLED thì việc nâng độ sáng lên thành 1000 NIT là cả một nỗ lực hết sức.
TV QLED với độ sáng 1500 – 2000 Nit, phù hợp cho hình ảnh HDR.
Độ sáng cao giúp cho TV giữ được độ tương phản khi xem trong môi trường sáng. Hơn nữa, các nội dung HDR hiện nay đòi hỏi độ sáng của TV lên tới vài ngàn NIT, hay thậm chí là 10.000 NIT như đề nghị của hãng Dolby. Độ sáng càng cao thì chi tiết tái tạo khi xem phim HDR càng nhiều, đặc biệt là các khung hình có độ chênh lệch sáng tối cao.
Ngoài ra, nhờ độ sáng cao, dung tích màu (Volume Color) theo chuẩn DCI-P3 mà TV QLED đạt được lên tới 100%, trong khi TV OLED tốt nhất hiện nay cũng chỉ đạt mức 80%. Dung tích màu là một chỉ số hình ảnh quan trọng, dùng để đo số lượng màu sắc dựa trên các mức sáng từ thấp đến cao. TV đạt dung tích màu càng cao thì khả năng tái tạo dải màu càng rộng.
Giá thành và sự lựa chọn
Ở cùng một kích thước, giá của TV QLED hợp lý và thấp hơn so với TV OLED. Dạo quanh các siêu thị điện máy lớn, người dùng dễ dàng bắt gặp những bảng giá “bất hợp lý” lên tới hàng trăm triệu đồng cho một chiếc TV OLED chỉ 65 inch, hay hơn nửa tỷ đồng cho một chiếc TV chỉ 77 inch. Trong khi đó, cùng với một số tiền thì người dùng có thể tận hưởng một chiếc màn hình kích thước lớn hơn nhiều.
Ngoài mức giá “bất hợp lý” thì TV OLED còn có ít sự lựa chọn về kích thước. Có 2 lựa chọn là 55 và 65 inch, riêng chiếc TV OLED 77 inch thì có mức giá không tưởng. Còn TV QLED hiện tại có đủ các loại kích thước để phục vụ cho từng nhu cầu. Các sản phẩm trải dài từ 49 inch cho tới 88 inch, đủ để bạn có thể đặt vừa bất kỳ không gian sống nào.
So sánh cơ bản công nghệ QLED và OLED:
Nhìn một cách khách quan, mới hơn không đồng nghĩa với tốt hơn, 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Công nghệ QLED hiện tại vẫn sử dụng đèn nền LED, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là TV OLED sẽ đang mua hơn TV QLED.
TV QLED đáng mua hơn TV OLED?
Nếu đang băn khoăn, dưới đây sẽ là những lý khách quan và chính đáng để bạn mua TV QLED thay vì TV OLED.
Vật liệu QLED ưu việt hơn so với OLED RGBW
Vật liệu nền dùng để tạo ra panel (tấm nền) QLED hiện nay là vô cơ. Trong đó bao gồm 3 lớp vật chất quan trọng nhất là đèn nền LED xanh dương, tấm Quantum Dot màu vàng nhạt và tấm lọc màu.
Trong khi đó, vật liệu nền dùng để tạo ra panel OLED RGBW hiện nay là hữu cơ. Panel OLED RGBW bao gồm hệ thống đèn nền OLED và tấm lọc màu RGBW. Đèn nền OLED là loại xanh dương kết hợp với màu vàng để tạo ra ánh sáng trắng - tương tự như đèn nền LED xanh dương và tấm Quantum Dot màu vàng của panel QLED.
Cấu trúc tấm nền RGBW OLED. (1) Đèn nền OLED dùng tạo ánh sáng trắng.
(2) Bộ lọc màu. (3) Sub-pixel với màu sắc mong muốn được tạo ra. (Nguồn: CNET)
Xét về tính chất vật lý, vật liệu vô cơ của QLED có độ bền và khả năng chịu nhiệt cao hơn so với vật liệu hữu cơ của OLED. Nhờ vật, TV QLED có khả năng chống chịu tốt và ít xuống cấp hơn sau một thời gian dài sử dụng.
Ngoài ra, một điểm yếu rất đáng tiếng của vật liệu hữu cơ phát quang đó là hiệu suất phát sáng rất thấp. Theo CNET, TV OLED càng sáng thì càng tiêu thụ nhiều điện năng, do đó người dùng không nên tăng độ sáng lên quá cao.
Điều trớ trêu là khi giảm độ sáng xuống, thì chất lượng hình ảnh – mà cụ thể là độ tương phản – của TV OLED sẽ bị giảm xuống một cách rõ rệt.
Nhìn vào thực tế, thị trường thiết bị chiếu sáng hiện nay cũng đang được thống trị bởi đèn LED. Trong khi đó, được nghiên cứu và phát triển trong hàng chục năm, bóng đèn OLED sử dụng vật liệu hữu cơ vẫn không thể khắc phục được những nhược điểm, đặc biệt là tuổi thọ và hiệu suất phát sáng.
Màu đen không phải là tất cả
Sử dụng đèn nền LED, do đó TV QLED không thể tắt mở từng điểm ảnh, mà sử dụng công nghệ làm mờ cục bộ, để chia nhỏ màn hình TV ra thành từng vùng và kiểm soát độ sáng trên đó. Trong khi đó, sử dụng đèn nền OLED giúp TV OLED RGBW có thể tắt mở từng điểm ảnh để tạo ra màu đen sâu, và nhờ vậy nên độ tương phản cao hơn.
Sự thật phũ phàng là ngoài màu đen sâu hơn một chút không phải là tất cả. Rất nhiều tiêu chí khác về chất lượng hình ảnh, TV OLED vẫn không thể vượt qua được TV QLED.
Đầu tiên, độ sáng của TV QLED hiện nay đã vượt xa TV OLED – vốn sử dụng vật liệu hữu cơ với hiệu suất phát sáng thấp. Các model hàng đầu của TV QLED có độ sáng từ 1500 đến 2000 NIT. Còn với TV OLED thì việc nâng độ sáng lên thành 1000 NIT là cả một nỗ lực hết sức.
TV QLED với độ sáng 1500 – 2000 Nit, phù hợp cho hình ảnh HDR.
Độ sáng cao giúp cho TV giữ được độ tương phản khi xem trong môi trường sáng. Hơn nữa, các nội dung HDR hiện nay đòi hỏi độ sáng của TV lên tới vài ngàn NIT, hay thậm chí là 10.000 NIT như đề nghị của hãng Dolby. Độ sáng càng cao thì chi tiết tái tạo khi xem phim HDR càng nhiều, đặc biệt là các khung hình có độ chênh lệch sáng tối cao.
Ngoài ra, nhờ độ sáng cao, dung tích màu (Volume Color) theo chuẩn DCI-P3 mà TV QLED đạt được lên tới 100%, trong khi TV OLED tốt nhất hiện nay cũng chỉ đạt mức 80%. Dung tích màu là một chỉ số hình ảnh quan trọng, dùng để đo số lượng màu sắc dựa trên các mức sáng từ thấp đến cao. TV đạt dung tích màu càng cao thì khả năng tái tạo dải màu càng rộng.
Giá thành và sự lựa chọn
Ở cùng một kích thước, giá của TV QLED hợp lý và thấp hơn so với TV OLED. Dạo quanh các siêu thị điện máy lớn, người dùng dễ dàng bắt gặp những bảng giá “bất hợp lý” lên tới hàng trăm triệu đồng cho một chiếc TV OLED chỉ 65 inch, hay hơn nửa tỷ đồng cho một chiếc TV chỉ 77 inch. Trong khi đó, cùng với một số tiền thì người dùng có thể tận hưởng một chiếc màn hình kích thước lớn hơn nhiều.
Ngoài mức giá “bất hợp lý” thì TV OLED còn có ít sự lựa chọn về kích thước. Có 2 lựa chọn là 55 và 65 inch, riêng chiếc TV OLED 77 inch thì có mức giá không tưởng. Còn TV QLED hiện tại có đủ các loại kích thước để phục vụ cho từng nhu cầu. Các sản phẩm trải dài từ 49 inch cho tới 88 inch, đủ để bạn có thể đặt vừa bất kỳ không gian sống nào.
So sánh cơ bản công nghệ QLED và OLED: