Bo mạch chủ về cơ bản là hệ thống thần kinh trung ương của mọi PC, và bo mạch chủ phù hợp sẽ đảm bảo dàn máy của người dùng hoạt động hoàn hảo mà không làm các thành phần khác làm việc quá sức.
Trong trường hợp cần xây dựng một bo mạch chủ cho hệ thống PC chơi game để làm việc với bộ xử lý (CPU) thương hiệu Intel trong năm nay, người dùng cần chuẩn bị cho mình một vài lưu ý cần biết như đề cập trong bài viết dưới đây.
Bo mạch chủ đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống PC
HOWTOGEEK
Đầu tiên, khi mua bo mạch chủ người dùng nên xem xét liệu sản phẩm đang xem xét có tương thích với CPU của mình hay không. Nói cách khác, chipset và socket CPU của nó phải tương thích với CPU mà mình định mua.
Sau khi tìm ra socket của CPU và chipset theo yêu cầu, đã đến lúc tập trung vào các tính năng của bo mạch chủ. Tính năng quan trọng nhất của chúng là mô-đun điều chỉnh điện áp (VRM) giúp giữ điện áp cung cấp cho CPU luôn ổn định. Nếu mua một bo mạch có VRM chất lượng thấp, bo mạch chủ đó sẽ không thể chạy CPU của người dùng với công suất và hiệu suất tối đa, có thể khiến hiệu năng chơi game bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tiếp theo tập trung vào các cổng mở rộng, kết nối và ổ lưu trữ. Người dùng nên tìm một bo mạch phù hợp với tất cả các cổng liên quan đến ổ lưu trữ để có thể gắn thêm SSD hoặc HDD. Nó cũng cần có cổng hỗ trợ gắn thêm quạt thùng máy và đủ cổng USB cho bất kỳ thiết bị ngoại vi mới nào mà người dùng cần bổ sung trong tương lai.
Tương tự, các tính năng bổ sung như khả năng cập nhật BIOS trực tiếp trong giao diện UEFI BIOS hay Windows, hoặc đèn LED chẩn đoán có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc của sự cố bo mạch gặp phải có thể hữu ích nếu nó gặp sự cố.
Ngoài ra, cổng LAN 2,5Gbps (RJ-45) và giải pháp Wi-Fi chất lượng luôn tốt để tối đa hóa băng thông internet hoặc nếu cần nâng cấp gói internet của mình trong tương lai. Mặt khác, nếu cần cổng LAN 10 Gbps, tốt hơn hết là người dùng nên mua card LAN PCIe 10 Gbps thay vì chi thêm hàng trăm USD cho một bo mạch chủ cao cấp có cổng LAN 10 Gbps.
Về âm thanh, người dùng nên biết rằng ngay cả những chip âm thanh cơ bản ngày nay cũng đủ tốt cho hầu hết mọi người. Bo mạch chủ tốt hơn thường thực hiện công việc cách ly các thành phần liên quan đến âm thanh tốt hơn so với các mẫu giá phải chăng, mang lại tín hiệu âm thanh rõ ràng hơn. Dẫu sao thì nhiều DAC phổ thông cũng vẫn tốt hơn hầu hết các giải pháp âm thanh tích hợp, do đó người dùng có thể nâng cấp trải nghiệm âm thanh của mình với một DAC chất lượng nhưng giá phổ thông và chi tiêu ít hơn nhiều so với việc mua một bo mạch chủ cao cấp có giải pháp âm thanh cao cấp.
Khi nói đến kiểu dáng, có rất nhiều bo mạch chủ chơi game ATX tuyệt vời dành cho CPU Intel. Kiểu dáng mATX hoặc microATX không phổ biến trong phân khúc chơi game, nhưng người dùng có thể tìm thấy một số mẫu chất lượng. Những người đam mê SFX bị giới hạn ở một số model cao cấp .
Ngoài ra, hãy lưu ý rằng nếu sở hữu bo mạch chủ dòng 600 hoặc 700 (Z690, B660, H670, Z790, B760, H770,…), nó sẽ hoạt động với CPU Intel thế hệ thứ 14. Một số bo mạch sẽ hoạt động ngay mà không cần cập nhật BIOS, trong khi một số khác cần cập nhật BIOS để có thể làm việc với CPU thế hệ mới. Nếu bo mạch chủ có nút flash BIOS, người dùng có thể cài đặt bản cập nhật cần thiết mà không cần CPU, nếu không sẽ phải cài đặt bản cập nhật BIOS khi CPU Intel thế hệ 14 được gắn vào socket.
Trong trường hợp cần xây dựng một bo mạch chủ cho hệ thống PC chơi game để làm việc với bộ xử lý (CPU) thương hiệu Intel trong năm nay, người dùng cần chuẩn bị cho mình một vài lưu ý cần biết như đề cập trong bài viết dưới đây.
Bo mạch chủ đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống PC
HOWTOGEEK
Đầu tiên, khi mua bo mạch chủ người dùng nên xem xét liệu sản phẩm đang xem xét có tương thích với CPU của mình hay không. Nói cách khác, chipset và socket CPU của nó phải tương thích với CPU mà mình định mua.
Sau khi tìm ra socket của CPU và chipset theo yêu cầu, đã đến lúc tập trung vào các tính năng của bo mạch chủ. Tính năng quan trọng nhất của chúng là mô-đun điều chỉnh điện áp (VRM) giúp giữ điện áp cung cấp cho CPU luôn ổn định. Nếu mua một bo mạch có VRM chất lượng thấp, bo mạch chủ đó sẽ không thể chạy CPU của người dùng với công suất và hiệu suất tối đa, có thể khiến hiệu năng chơi game bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tiếp theo tập trung vào các cổng mở rộng, kết nối và ổ lưu trữ. Người dùng nên tìm một bo mạch phù hợp với tất cả các cổng liên quan đến ổ lưu trữ để có thể gắn thêm SSD hoặc HDD. Nó cũng cần có cổng hỗ trợ gắn thêm quạt thùng máy và đủ cổng USB cho bất kỳ thiết bị ngoại vi mới nào mà người dùng cần bổ sung trong tương lai.
Tương tự, các tính năng bổ sung như khả năng cập nhật BIOS trực tiếp trong giao diện UEFI BIOS hay Windows, hoặc đèn LED chẩn đoán có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc của sự cố bo mạch gặp phải có thể hữu ích nếu nó gặp sự cố.
Ngoài ra, cổng LAN 2,5Gbps (RJ-45) và giải pháp Wi-Fi chất lượng luôn tốt để tối đa hóa băng thông internet hoặc nếu cần nâng cấp gói internet của mình trong tương lai. Mặt khác, nếu cần cổng LAN 10 Gbps, tốt hơn hết là người dùng nên mua card LAN PCIe 10 Gbps thay vì chi thêm hàng trăm USD cho một bo mạch chủ cao cấp có cổng LAN 10 Gbps.
Về âm thanh, người dùng nên biết rằng ngay cả những chip âm thanh cơ bản ngày nay cũng đủ tốt cho hầu hết mọi người. Bo mạch chủ tốt hơn thường thực hiện công việc cách ly các thành phần liên quan đến âm thanh tốt hơn so với các mẫu giá phải chăng, mang lại tín hiệu âm thanh rõ ràng hơn. Dẫu sao thì nhiều DAC phổ thông cũng vẫn tốt hơn hầu hết các giải pháp âm thanh tích hợp, do đó người dùng có thể nâng cấp trải nghiệm âm thanh của mình với một DAC chất lượng nhưng giá phổ thông và chi tiêu ít hơn nhiều so với việc mua một bo mạch chủ cao cấp có giải pháp âm thanh cao cấp.
Khi nói đến kiểu dáng, có rất nhiều bo mạch chủ chơi game ATX tuyệt vời dành cho CPU Intel. Kiểu dáng mATX hoặc microATX không phổ biến trong phân khúc chơi game, nhưng người dùng có thể tìm thấy một số mẫu chất lượng. Những người đam mê SFX bị giới hạn ở một số model cao cấp .
Ngoài ra, hãy lưu ý rằng nếu sở hữu bo mạch chủ dòng 600 hoặc 700 (Z690, B660, H670, Z790, B760, H770,…), nó sẽ hoạt động với CPU Intel thế hệ thứ 14. Một số bo mạch sẽ hoạt động ngay mà không cần cập nhật BIOS, trong khi một số khác cần cập nhật BIOS để có thể làm việc với CPU thế hệ mới. Nếu bo mạch chủ có nút flash BIOS, người dùng có thể cài đặt bản cập nhật cần thiết mà không cần CPU, nếu không sẽ phải cài đặt bản cập nhật BIOS khi CPU Intel thế hệ 14 được gắn vào socket.
Theo Thanh Niên