Angus_Bert
Film critic
Mặc dù máy ảnh KTS và smartphones có thể thu lại những đoạn phim chất lượng tốt, nhưng chẳng có gì tuyệt vời bằng một chiếc máy quay phim đầy đủ tính năng để lưu trữ cho con cháu coi trên HD-TV sau này. Cho dù bạn tính mua máy quay bình thường hay HD, hay máy quay bỏ túi, huớng dẫn sau đây có thể giúp ích cho bạn rất nhiều nhé. Mẹo mua máy quay Máy quay thì có giá từ 75$ cho đến tận 3.500$ với cả trăm tính năng. Tất nhiên thì nên đọc cái bài đánh giá về máy quay trên các trang web rồi, nhưng nếu muốn chọn ra được chiếc máy tốt nhất cho mình thì hãy đọc tiếp đi nào. Đầy đủ tính năng hay chỉ bỏ túi? Đây là câu hỏi đầu tiên mà bạn phải trả lời vì từ đây sẽ rẽ ra hai huớng đi hoàn toàn khác nhau đấy. Máy quay đủ tính năng như Sony Handycams cho chất lượng quay tuyệt hảo, ống zoom quang học, chống rung, âm thanh stereo và nhiều nhiều nữa. Còn những chiếc máy quay bỏ túi như Kodak PlayFull thì rẻ hơn nhiều, cực kì gọn nhẹ và dễ dàng chia sẻ video, nhưng chất lượng và tính năng thì thì lại cực kì hạn chế. Mình thì không thích lọai máy này nhưng thực sự thì giá và sự tiện lợi thật khó cưỡng lại. Nếu bạn có 75$-150$, lựa chọn duy nhất chính là máy quay bỏ túi. Mà mình cũng đã trình bày rồi nhé, tốt nhất nên chịu khó móc ví ra thêm để có một chiếc máy quay đầy đủ tính năng nhé vì kết quả đạt được thì khỏi phải bàn cãi luôn. Tại sao phải đủ chức năng? Giống như smartphone thôi, gần như toàn bộ máy quay bỏ túi là zoom kts, vì thế nếu bạn zoom lên thì hình ảnh sẽ bị vỡ. Các máy quay đầy đủ chức năng thì đều có zoom quang cho nên bạn sẽ không phải lo về vấn đề này, và sẽ có nhiều kiểu quay hơn (cận cảnh hay tele) với chất lượng tốt hơn. Lí do này là đã đáng bỏ tiền ra hơn rồi. Ngoài ra, máy quay bỏ túi có định dạng file là MPEG4 trong khi người anh em của nó lại là chuẩn AAVCHD hay MPEG2. Và không cãi nữa là chất lượng tốt hơn nhiều. Nếu bạn muốn chia sẻ video trên mạng thì thôi thà xài cái điện thọai luôn cho rồi, tốn tiền chi cái máy quay bỏ túi. Còn không thì hãy chi tiền xứng đáng để lưu lại khoảnh khắc bằng chất lượng tốt nhất đi nhé. Khi mình nói nhiều tiền hơn, không phải ý là thêm vài nghìn Obama nữa đâu nhé, chỉ cần thêm 229$ nữa thôi để sang một đẳng cấp mới. Đấy là giá của chiếc máy quay định dạng tiêu chuẩn MPEG2 có zoom. Đây là giá lúc ra mắt nhé, giờ chắc rẻ hơn rồi. Theo ghi nhận thì định dạng SD vẫn là lựa chọn của gần 50% số máy hiện thời; nhưng với sự phổ biến của HD, đặc biệt ở HDvietnam thì giá máy quay HD cũng chỉ còn 300$-500$ thôi. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hoàn hảo nhất, thì hãy chọn định dạng AVCHD. AVCHD 2.0 ra mắt vào cuối năm 2011 và cho phép bạn thu lại với mức 1920x1080/60p so với 60i của phiên bản 1.0. Còn nếu chịu chơi hơn nữa, hay thích bắt kịp thời đại, bạn có thể chọn máy quay phim 3D HD. Giá của chúng là từ 1000$ trở lên, nhưng nếu bạn có HDTV 3D thì đầu tư thế này cũng chẳng phải hoang phí. Hãng Panasonic cũng có ra mắt ống kính quay 3D cho máy thường, đây là cách khá kinh tế nhưng tất nhiên chất lượng sẽ không thể bằng hàng xịn được. Lưu trữ video Một trong những trào lưu mạnh mẽ nhất hiện tại là xu huớng chuyển sang dùng dạng lưu ổ flash – kể cả thẻ nhớ, tích hợp vào sẵn hay cả hai. Trong qúa khứ, máy quay dùng băng hay đĩa để lưu trữ, cái này khá là vất vả và cồng kềnh. Vào năm 2005 thì mẫu dùng ổ cứng đầu tiên được giới thiệu, giúp thu gọn kích thước và thời gian lưu trữ so với 1 hay 2 giờ lưu bằng băng hay đĩa. Ví dụ như JVC GZ-HD620 với HDD 120GB sẽ quay được 11 giờ định dạng AVCHD, nặng chỉ 311g. Đây là bước tiến lớn, nhưng các hản xuất thì càng muốn máy quay càng nhỏ nữa. Họ tung ra thị trường các máy không có bộ nhớ trong đi kèm thẻ nhớ hay máy có bộ nhớ trong có thể bổ sung thêm thẻ từ 8GB đến 96GB. Gía rẻ nhất thì tất nhiên thuộc về máy chỉ dùng thẻ nhớ rồi, và đây không phải lựa chọn tồi khi mức tiền phải trả càng ngày càng giảm. Đối với máy bỏ túi thì thuờng hỗ trợ lưu trữ 8GB hay 16GB tùy vào mẫu, và một số mẫu cũng không có hỗ trợ thẻ nhớ. Vấn đề về Megapixel Máy quay phim dùng cảm biến hình ảnh tuơng tự máy ảnh kts, càng to thì càng chất. Các mẫu máy SD cơ bản dùng cảm biến CCD 680K-pixel, tạm ổn. Bạn sẽ thấy số pixel cao hơn với các máy quay AVCHD dòng entry-level. Không chỉ cho chất lượng phim tốt hơn mà hình ảnh cũng sẽ mượt mà hơn. Và cũng giống với máy ảnh, chất lượng càng cao, tiền càng phải nhiều. Một trong những mẫu máy tốt nhất hiện thời, Sony NEX VG10/20 có cảm biến lớn bằng chiếc DSLR nhưng giá gần 2000$ với khả năng thay ống kính. Không phải nói nhiều, càng gìau thì máy càng ngon ha. Một vài hãng sản xuất thì đưa ra con số pixel lớn hơn so với con số thật của cảm biến. Họ không hề nói dối, chỉ là hình ảnh thực ra được phóng to hơn so với mức thực tế. Vấn đề zoom Các máy quay đầy đủ tính năng có khả năng zoom quang từ 10x đến 70x. Như đã nói, máy bỏ túi thì nằm mơ cũng không có. Các ống kính cũng to hơn, cho nên chất lượng, đặc biệt trong điều kiện thiếu sáng là tốt hơn nhiều. Một xu huớng mới trong vài năm gần đây là góc mở rộng của ống kính máy (mình khá khoái). Một máy quay bình thuờng có lens nhìn bắt đầu vào khoảng 42mm. Các model hiện tại có con số là 30mm. Điều này có nghĩa bạn sẽ thu đuợc hình ảnh rộng hơn, rất tiện lợi khi quay một nhóm người mà lại không thể lùi xa hơn. Dù gì thì mình cũng khuyên nên đi cầm máy và thử nghiệm, đừng ngồi nghe nói thế này không thôi nhá Chuyện âm thanh Bởi vì máy quay bỏ túi rất nhỏ, vì thế nó sẽ không có được một chiếc mic thu âm đủ to để thu lại toàn bộ những âm thanh trong vài truờng hợp. Máy quay full chức năng thì không phải xoắn, không chỉ là âm thanh 2 kênh, một số máy hiện tại còn có hỗ trợ âm thanh vòm 5.1 để bạn có thể tận dụng sức mạnh từ dàn loa của mình. Hiển thị của màn hình Tất cả các máy quay đều có màn hình LCD để hiện thị, và cũng đều được đánh giá qua số pixel. Hầu hết các máy đều có màn hình 2.7 inch 230K-pixel, hay 3.5 inch 921K-pixel. Ngoài thì máy quay cũng có một ống ngắm hiện thị thứ hai (EVF) rất tiện lợi khi màn hình LCD bị loá khi sử dụng ngoài trời. Bạn nên kiểm tra màn hình LCD khi cầm máy trên tay nhé, đảm bảo cảm thấy thỏai mái và dễ dàng điều khiển chúng. Mặc dù máy càng nhỏ càng tốt, nhưng màn hình thì nên càng bự càng tốt. Khả năng chống rung Máy quay phim có hay loại chống rung – điện tử và quang học. Chống rung quang học thì tốt hơn nhiều do thiết kế của ống kính và thích hợp khi rung tay hay di chuyển. Còn chống rung điện tử thì sử dụng phần mềm xử lí để đem lại kết quả gần như thế, nhưng thông thường thì chất luợng phim sẽ bị suy giảm. Nói chung bạn đủ đô thì cứ dùng những gì tốt nhất, và người coi sẽ rất biết ơn vì điều này. Điều khiển cao cấp Nói chung tập dùng máy quay phim cũng dễ như tập xe tay ga vậy. Chỉ cần để chế độ auto, chỉ zoom và bấm quay. Không gì đơn gỉan hơn được nữa. Nhiều máy quay cũng có tính năng như máy ảnh kts vậy, bao gồm Intelligent hay Smart Auto để nhận diện cảnh đang quay và điều chỉnh. Nhiều loại còn có cả chức năng quay chân dung, cảnh,… Cũng như nhiều thứ khác, muốn có thì cứ móc thêm ví ra nhé. Cầm điện thoại theo Nếu bạn có một chiếc điện thoại kết nối internet, mang đi theo để có thề search thông tin về chiếc máy bạn sẽ mua, rất hữu ích đấy, có thể bạn sẽ biết đuợc vài mẫu cực tốt cùng tầm với chiếc mà bạn đang nhắm, tránh việc mua về rồi ngồi tiếc ngẩn ngơ vì tự dựng quá nhanh nhảu. |
Chỉnh sửa lần cuối: