Những kiến thức cơ bản khi chơi mâm đĩa than

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg


Âm thanh analog từ mâm đĩa than luôn có sức hút mãnh liệt với mọi audiophile và những người yêu nhạc. Đây là một trong những thú chơi âm thanh xa xỉ, cầu kì và tốn kém bậc nhất. Trong bài viết này, hãy cùng STEREO điểm qua những khái niệm cơ bản cần biết khi chơi mâm đĩa than.

1. MÂM ĐĨA THAN

Transrotor_Turntable_(0).jpg


Mâm đĩa than (mâm đĩa nhựa, turntable) là một loại đầu phát được thiết kế chuyên dụng cho nguồn nhạc analog từ đĩa than (đĩa vinyl, đĩa nhựa, đĩa LP), có nhiệm vụ đọc dữ liệu âm thanh được lưu trữ trên các rãnh ghi của đĩa, chuyển đổi nó thành tín hiệu điện, trước khi gửi tới phono & khuếch đại. Mâm đĩa gồm có platter (thớt đĩa chính) được nối với một cây trụ (shaft) nằm trong một ổ xoay, trụ và platter xoay trên một bạc đạn (bearing) nằm dưới đáy trụ và tiếp xúc với ổ, hai thành phần này sẽ xoay nhờ vào motor hoặc dây cu-roa (belt), và phần vỏ máy (plinth). Đây là 3 thành phần chính của một cái mâm đĩa than.

Transrotor_Turntable_(5).jpg


Platter thường làm bằng nhôm, đồng, thủy tinh hoặc nhựa cứng nguyên khối để không bị cộng hưởng và có trọng lượng nặng từ 3-5kg để đảm bảo độ ổn định, chống rung. Turntable cần phải cân bằng để platter và shaft không bị mất cân bằng trọng lực, nghiêng qua một bên, về lâu dài dễ làm hỏng dây belt và làm mòn bearing. Motor sử dụng lâu ngày cũng cần phải được tra dầu mỡ để bảo dưỡng không bị khô, bị rít. Một số mâm đĩa tốt thường sẽ có chân chống rung điều chỉnh chiều cao. Và ngoài ra có một số mâm đĩa tiên tiến còn có hệ thống treo chống rung độc lập dành riêng cho thớt đĩa và tay cần.

2. LOẠI MÂM ĐĨA

Transrotor_Turntable_(1).jpg


Do cấu trúc phức tạp của mâm đĩa than, chúng được thiết kế đa dạng với nhiều loại khác nhau, phù hợp cho từng phân khúc, nhu cầu và đối tượng người dùng khác nhau, trong đó, có một số nhóm sản phẩm chính mà người dùng cần lưu tâm để có được những lựa chọn phù hợp:

- Mâm đĩa "plug & play": Đây là loại mâm đĩa được thiết kế theo kiểu "cắm và chơi ngay" khi có cấu trúc cực kì đơn giản, gọn nhẹ, được trang bị sẵn tất cả các thành phần cần thiết như kim, cần, phono, và được cân chỉnh sẵn từ nhà máy, người dùng chỉ cần mua về, kết nối với hệ thống và phát nhạc được ngay, không cần có thêm bất kì bước cân chỉnh phức tạp nào. Các mâm đĩa loại này thường có mức giá rẻ, phù hợp cho phân khúc nhập môn, những người mới chơi, bắt đầu làm quen với mâm đĩa than.

Transrotor_Turntable_(2).jpg


- Mâm đĩa phổ thông: Đây là nhóm mâm đĩa được thiết kế với đầy đủ những tính năng cơ bản của một hệ thống turntable tiêu chuẩn, cho phép người dùng can thiệp vào hầu hết các thành phần của hệ thống như việc thay đổi, nâng cấp kim, cần, phono, tiến hành các cân chỉnh để tìm ra âm thanh ưng ý nhất. Tuy nhiên, kết cấu của các mâm đĩa này thường vẫn không quá phức tạp, giá bán tương đối phải chăng, phù hợp với đông đảo đối tượng người dùng.

Transrotor_Turntable_(6).jpg


- Mâm đĩa hi-end: Đây là nhóm sản phẩm nổi tiếng nhất, nó chính là nguyên nhân khiến cho mâm đĩa than "mang tiếng" là đắt đỏ, là thú chơi xa xỉ chỉ dành cho người giàu. Các hệ thống mâm đĩa hi-end thường có giá từ vài nghìn, cho tới hàng chục nghìn, thậm chí là hàng trăm nghìn USD. Tuy nhiên, tiền chưa phải là tất cả, cách hệ thống mâm đĩa cao cấp này thường có cấu trúc rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để lựa chọn kim, cần, phono & các phụ kiện phù hợp, cũng như có thể cân chỉnh hệ thống mâm đĩa của mình đạt đến tối ưu nhằm khai thác được tối đa giá trị của những sản phẩm đắt đỏ này.

3. TAY CẦN

Transrotor_Turntable_(1).jpg


Transrotor_Turntable_(2).jpg


Tay cần (tonearm) là thanh đỡ, nơi chúng ta gắn kim (cartridge) lên. Tonearm gồm đối trọng (cục tạ counter weight), bộ phận anti-skating (chống trượt) và nhiều cơ chế di chuyển khác nhau: unipivot, gimbal, bearing. Chất liệu tonearm phổ biến thường là nhôm, đồng thau hoặc titanium nitride vì chúng rất nhẹ và chống cộng hưởng tốt, khi chơi nhạc bass nhiều và sâu không bị rung. Về sau này, những tay cần cao cấp còn được làm bằng sợi carbon, một số mâm đĩa còn trang bị riêng một cơ chế chống rung dành cho tay cần để đảm bảo các rung chấn từ mâm đĩa không thể truyền tới đầu kim. Các mâm đĩa than hi-end thậm chí còn được thiết kế để có thể sử dụng với 2 tay cần cùng lúc.

4. KIM

Transrotor_Turntable_(3).jpg


Đây là bộ phận nhỏ nhất nhưng lại quan trọng bậc nhất trong mỗi mâm đĩa. Kim (cartridge) có nhiệm vụ ghi nhận dữ liệu âm thanh được lưu giữ trên rãnh ghi của đĩa than dưới dạng chuyển động cơ học, sau đó chuyển đổi nó thành tín hiệu điện để truyền tới phono & khuếch đại. Kim gồm 2 phần là stylus (đầu kim) và phần thân. Đầu kim thường được sử dụng các thành phần có độ cứng cực kỳ cao và thông thường là kim cương công nghiệp. Đầu kim cương thường thường được mài nhọn thành một điểm rất nhỏ, có một vài tiêu chuẩn đầu kim khác nhau như Nude, spherical, elliptical, Shibata...mỗi loại sẽ có độ nhọn cũng như điểm tiếp xúc vào rãnh đĩa khác nhau, loại càng nhọn, càng tiếp xúc nhiều thì càng đắt, điển hình là fine line và elliptical. Khi quét trên rãnh đĩa, chuyển động và cường độ di chuyển của đầu stylus là những gì được truyền tải thành các tần số và cường độ âm thanh. Stylus truyền động vào cantilever nhỏ và mảnh, đây là ống dẫn được đặt đầu kim stylus và cũng sẽ rung động theo đầu kim và truyền tải rung động đến bộ sinh tín hiệu bên trong thân cartridge.

Transrotor_Turntable_(4).jpg


Dựa vào cấu trúc bộ sinh tín hiệu (chuyển đổi giao động cơ học thành tín hiệu âm thanh (có bản chất là tín hiệu điện)), người ta chia cartridge làm 2 nhóm chính là Moving Magnet (MM) và Moving Coil (MC), mặc dù cả hai đầu cartridge đều sử dụng nguyên tắc vật lý tái tạo dòng điện dựa trên chuyển động trong trường điện từ. Giống như tên gọi thì Moving Magnet, thì phần nam châm của kim MM sẽ nằm ở cây cantilever di chuyển để tái tạo dòng điện trong khi đó hai phần coil trên cartridge sẽ được cố định. Còn trường hợp của Moving Coil, thì phần đuôi của cantilever sẽ có một coil được gắn ở phần đuôi và phần nam châm sẽ được cố định.

5. PHONO

Transrotor_Turntable_(5).jpg


Transrotor_Turntable_(6).jpg


Transrotor_Turntable_(7).jpg


Phono, phono stage, phono pre-amp là một thiết bị tiền khuếch đại chuyên dụng để xử lý tín hiệu phono từ mâm đĩa than, có tác dụng khuếch đại tín hiệu âm thanh analog ở mức cực nhỏ được tạo ra bởi cartridge, lên mức tín hiệu đủ lớn (line level) để có thể khuếch đại bởi các ampli thông thường. Ngoài tác dụng khuếch đại, mạch phono stage còn có nhiện vụ hiệu đính, cân chỉnh đường đáp tuyến âm thanh, bù dải trầm để đạt được sự cân bằng & chính xác nhất có thể. Cơ chế này được quy định và quản lý bởi RIAA (Record Industry Association of America). Mỗi phono stage đều có một mạch RIAA EQ làm nhiệm vụ này. Phono stage cũng có nhiều dạng, nó có thể được thiết kế là một thiết bị rời, hoặc tích hợp sẵn trong mâm đĩa, tích hợp trong ampli.

Transrotor_Turntable_(3).jpg


Transrotor_Turntable_(4).jpg


Transrotor_Turntable_(7).jpg


Transrotor_Turntable_(8).jpg


Transrotor_Turntable_(9).jpg


Transrotor_Turntable_(10).jpg


Transrotor_Turntable_(11).jpg


Transrotor_Turntable_(12).jpg


Transrotor_Turntable_(13).jpg


Transrotor_Turntable_(14).jpg

Transrotor_Turntable_(15).jpg

Transrotor_Turntable_(16).jpg


Theo Stereovn​
 
Bên trên