Xuất hiện từ những năm 1990, công nghệ Chấm lượng tử (Quantum Dot) nhận được những nguồn đầu tư mạnh mẽ của các tổ chức và tập đoàn lớn trên thế giới.
Hiện tại, Samsung đang là hãng điện tử đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ Chấm lượng tử cho TV. Dòng sản phẩm QLED mới nhất được Samsung tung ra trong năm 2017 nhận được nhiều phản hồi tích cực, tuy nhiên vẫn có một số người (cố tình hoặc không cố tình) hiểu sai công nghệ QLED.
Để rõ hơn, dưới đây là một số nhầm lẫn về QLED thường gặp.
QLED là tên riêng của TV Samsung: chưa chính xác
Samsung là hãng điện tử đầu tiên sử dụng QLED cho dòng TV cao cấp nhất. Chữ QLED này là tên riêng của các dòng TV Samsung. Tuy nhiên, QLED cũng là tên chính thức của công nghệ chấm lượng tử.
Công nghệ chấm lượng tử thường được biết đến nhiều thông qua cụm từ Quantum Dot LED. Trong đó từ LED là viết tắt của Light-Emitting Diode (Điốt phát quang). Tất cả các cụm từ chứa từ LED như Quantum Dot hay OLED đều được hiểu là Điốt phát quang.
Để ngắn gọn hơn thì các nhà khoa học gọi Quantum Dot LED là QD-LED hoặc QLED.
Như vậy QLED có thể hiểu là tên của dòng TV Samsung cao cấp hiện nay, hoặc có thể hiểu là công nghệ Điốt phát quang Chấm lượng tử - Quantum Dot LED.
TV QLED là TV LCD: đúng ở hiện tại, sai ở tương lai
Giống như OLED, hiện tại TV QLED mới chỉ ứng dụng công nghệ Chấm lượng tử cho phần đèn nền, và phải sử dụng tấm lọc màu RBG để tái tạo lại màu sắc. Nguyên nhân là chi phí chế tạo màn hình QLED với điểm ảnh tự phát sáng hiện nay rất đắt đỏ, không phù hợp với người tiêu dùng phổ thông.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu những giải pháp chế tạo TV QLED với chi phí rẻ hơn. Có thể mất vài năm, nhưng chắc chắn những chiếc TV QLED với điểm ảnh tự phát sáng sẽ xuất hiện, và lúc đó chúng ta sẽ không còn khái niệm LCD nữa.
TV QLED và TV OLED có cơ chế hoạt động khác nhau: sai
Những chiếc TV sử dụng công nghệ QLED và OLED đúng nghĩa đều có các điểm ảnh RGB tự phát sáng. Tuy nhiên, do chi phí quá đắt đỏ, nên vẫn chưa có chiếc TV thương mại nào được chế tạo trên kiến trúc QLED RGB hoặc OLED RGB. Tất cả vẫn đang tồn tại trong phòng thí nghiệm hoặc ở dạng nguyên mẫu.
Để giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, TV QLED và TV OLED hiện nay đều phải sử dụng tấm lọc màu để tạo ra các điểm ảnh RGB. Điốt phát quang QLED và OLED chỉ được sử dụng ở phần đèn nền, và đó cũng là hạn chế lớn nhất của cả hai công nghệ này trong thời điểm hiện tại.
TV QLED kém hơn công nghệ OLED: sai
Những nguồn tin uy tín hiện nay như CNET hay Wikipedia đều cho rằng công nghệ QLED ưu việt hơn so với công nghệ OLED – đặc biệt là khi sử dụng trên màn hình lớn như TV.
Công nghệ OLED có nhược điểm không thể khắc phục là sử dụng các Điốt phát quang hữu cơ, rất kém bền, với tuổi thọ không cao và độ sáng thấp. Nó chỉ phù hợp với các thiết bị hiển thị nhỏ, tiết kiệm điện và cần độ sáng yếu.
Ngược lại, công nghệ QLED sử dụng các Điốt phát quang vô cơ, rất bền bỉ, tuổi thọ lâu dài và độ sáng rất cao. Theo Wikipedia, những chiếc TV QLED khác phục được cả điểm yếu của LCD và OLED, nên nó sẽ là hướng đi hợp lý cho các hãng điện tử lớn.
Thực tế thì công nghệ OLED trên TV gần như không có nhiều cải tiến trong vài năm gần đây, đặc biệt là độ sáng và tuổi thọ. Trong khi đó, công nghệ QLED tiến bộ rất rõ rệt và ngày càng trở nên hoàn hảo hơn.
TV QLED không phải là tương lai: sai
Theo CNET, công nghệ QLED tự phát quang sẽ xuất hiện trên TV trong vòng khoảng 3 – 5 năm tới. Còn công nghệ OLED tự phát quang trên TV sẽ mất tới hàng thập kỷ để hoàn thiện. Đó sẽ là lợi thế rất lớn để QLED chiến thăng OLED trong cuộc đua đến tương lai.
Quan trọng hơn, CNET cho rằng khả năng kết hợp những ưu điểm tốt nhất của OLED và những ưu điểm tốt nhất của của LCD, cộng với dải màu rộng, tiết kiệm điện và sáng hơn, sẽ giúp QLED của Samsung trở thành thương hiệu tiềm năng nhất trong thị trường TV.
Hiện tại, Samsung đang là hãng điện tử đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ Chấm lượng tử cho TV. Dòng sản phẩm QLED mới nhất được Samsung tung ra trong năm 2017 nhận được nhiều phản hồi tích cực, tuy nhiên vẫn có một số người (cố tình hoặc không cố tình) hiểu sai công nghệ QLED.
Để rõ hơn, dưới đây là một số nhầm lẫn về QLED thường gặp.
QLED là tên riêng của TV Samsung: chưa chính xác
Samsung là hãng điện tử đầu tiên sử dụng QLED cho dòng TV cao cấp nhất. Chữ QLED này là tên riêng của các dòng TV Samsung. Tuy nhiên, QLED cũng là tên chính thức của công nghệ chấm lượng tử.
Công nghệ chấm lượng tử thường được biết đến nhiều thông qua cụm từ Quantum Dot LED. Trong đó từ LED là viết tắt của Light-Emitting Diode (Điốt phát quang). Tất cả các cụm từ chứa từ LED như Quantum Dot hay OLED đều được hiểu là Điốt phát quang.
Để ngắn gọn hơn thì các nhà khoa học gọi Quantum Dot LED là QD-LED hoặc QLED.
Như vậy QLED có thể hiểu là tên của dòng TV Samsung cao cấp hiện nay, hoặc có thể hiểu là công nghệ Điốt phát quang Chấm lượng tử - Quantum Dot LED.
TV QLED là TV LCD: đúng ở hiện tại, sai ở tương lai
Giống như OLED, hiện tại TV QLED mới chỉ ứng dụng công nghệ Chấm lượng tử cho phần đèn nền, và phải sử dụng tấm lọc màu RBG để tái tạo lại màu sắc. Nguyên nhân là chi phí chế tạo màn hình QLED với điểm ảnh tự phát sáng hiện nay rất đắt đỏ, không phù hợp với người tiêu dùng phổ thông.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu những giải pháp chế tạo TV QLED với chi phí rẻ hơn. Có thể mất vài năm, nhưng chắc chắn những chiếc TV QLED với điểm ảnh tự phát sáng sẽ xuất hiện, và lúc đó chúng ta sẽ không còn khái niệm LCD nữa.
TV QLED và TV OLED có cơ chế hoạt động khác nhau: sai
Những chiếc TV sử dụng công nghệ QLED và OLED đúng nghĩa đều có các điểm ảnh RGB tự phát sáng. Tuy nhiên, do chi phí quá đắt đỏ, nên vẫn chưa có chiếc TV thương mại nào được chế tạo trên kiến trúc QLED RGB hoặc OLED RGB. Tất cả vẫn đang tồn tại trong phòng thí nghiệm hoặc ở dạng nguyên mẫu.
Để giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, TV QLED và TV OLED hiện nay đều phải sử dụng tấm lọc màu để tạo ra các điểm ảnh RGB. Điốt phát quang QLED và OLED chỉ được sử dụng ở phần đèn nền, và đó cũng là hạn chế lớn nhất của cả hai công nghệ này trong thời điểm hiện tại.
TV QLED kém hơn công nghệ OLED: sai
Những nguồn tin uy tín hiện nay như CNET hay Wikipedia đều cho rằng công nghệ QLED ưu việt hơn so với công nghệ OLED – đặc biệt là khi sử dụng trên màn hình lớn như TV.
Công nghệ OLED có nhược điểm không thể khắc phục là sử dụng các Điốt phát quang hữu cơ, rất kém bền, với tuổi thọ không cao và độ sáng thấp. Nó chỉ phù hợp với các thiết bị hiển thị nhỏ, tiết kiệm điện và cần độ sáng yếu.
Ngược lại, công nghệ QLED sử dụng các Điốt phát quang vô cơ, rất bền bỉ, tuổi thọ lâu dài và độ sáng rất cao. Theo Wikipedia, những chiếc TV QLED khác phục được cả điểm yếu của LCD và OLED, nên nó sẽ là hướng đi hợp lý cho các hãng điện tử lớn.
Thực tế thì công nghệ OLED trên TV gần như không có nhiều cải tiến trong vài năm gần đây, đặc biệt là độ sáng và tuổi thọ. Trong khi đó, công nghệ QLED tiến bộ rất rõ rệt và ngày càng trở nên hoàn hảo hơn.
TV QLED không phải là tương lai: sai
Theo CNET, công nghệ QLED tự phát quang sẽ xuất hiện trên TV trong vòng khoảng 3 – 5 năm tới. Còn công nghệ OLED tự phát quang trên TV sẽ mất tới hàng thập kỷ để hoàn thiện. Đó sẽ là lợi thế rất lớn để QLED chiến thăng OLED trong cuộc đua đến tương lai.
Quan trọng hơn, CNET cho rằng khả năng kết hợp những ưu điểm tốt nhất của OLED và những ưu điểm tốt nhất của của LCD, cộng với dải màu rộng, tiết kiệm điện và sáng hơn, sẽ giúp QLED của Samsung trở thành thương hiệu tiềm năng nhất trong thị trường TV.