pegasus3390
Well-Known Member
Truyền hình TV thế hệ tiếp theo đang đến, dù bạn có sẵn sàng hay không. Thực ra là chẳng ai ngờ đến
ATSC với tên đầy đủ là Advanced Television Systems Committee, cơ quan quyết định về chuẩn tín hiệu truyền hình trên TV. Năm ngoái nếu xét riêng ở Mỹ thì có 76% các hộ gia đình đăng ký dịch vụ truyền hình cáp, vệ tinh hoặc cáp quang cho TV, trong khi đó 21% vẫn còn dùng ăng ten, tỷ lệ sử dụng ăng ten đã tăng 4% nếu so với 2014.
Trước đây, ATSC đã tạo ra chuẩn độ phân giải 1080i và 720p cho truyền kỹ thuật số và đế ngày hôm nay mọi dịch vụ cáp hoặc vệ tinh đều sử dụng một trong 2 chuẩn này. Tiếp theo chắc chắn sẽ không ngạc nhiên chính là 4K, bên cạnh đó là khả năng tương thích với các tính năng mới như HDR hay âm thanh chất lượng cao thậm chí là 3D (nếu còn có ai đó muốn nó) và khả năng kết nối với điện thoại.
Tiêu chuẩn của họ và các yếu tố mở rộng, những thứ sẽ xuất hiện tiếp theo trên truyền hình TV, sẽ tác động đến những người sử dụng TV thông qua ăng ten.
Vậy ATSC là gì?
Advanced Television Systems Committee (ATSC) là ủy ban trong đó bao gồm các đài truyền hình, nhà sản xuất TV và các công ty công nghệ khác. Ban đầu ATSC được tạo ra để thiết lập nên chuẩn HDTV và dù bạn có tin hay không thì đó là 25 năm trước đây. Chúng ta đã vượt qua ngưỡng 1080i/720p và giờ đây chung ta đang ở thời của 4K.
Mặc dù TV Ultra HD đang phổ biến nhanh chóng thì nội dung 4K vẫn rất chậm chạp. Đáng nói ở đây chính là việc hầu như không hề có dịch vụ cáp hay truyền hình vệ tinh 4K nào và chắc chắn là không có sóng truyền hình 4K.
Khi mà chuẩn HD ra đời thì các TV đang trong giai đoạn chuyển sang dạng kỹ thuật số và chúng ta gần như đã bỏ qua truyền hình kiểu ăng ten trong khoảng 10 năm trở lại đây. Và với việc chưa có nhiều nội dung trên 4K, kể cả internet, truyền hình vệ tinh lẫn cáp thì việc chúng ta quay lại với sóng truyền hình là một giải pháp khá hấp dẫn
ATSC 3.0
Vào cuối tháng 3 năm ngoái, một trong những thành phần quan trọng trong tiêu chuẩn “Hệ thống dò và truyền tín hiệu” đã được hoàn thành. Đến hôm nay chúng ta lại biết chuẩn này sẽ được đưa lên các mẫu điện thoại nhằm cho phép đẩy nội dung từ TV HD lên điện thoại (không phải chiều ngược lại như Chromecast) và dự kiến toàn bộ chuẩn sẽ được hoàn thành vào tháng 4 tới đây.
Và bởi vì tiêu chuẩn này chưa hoàn thành nên chúng ta vẫn chưa biết được chính xác nó sẽ là như thế nào, tuy nhiên có một số tiêu chuẩn mà chúng ta có thể đoán trước được.
Độ phân giải sẽ là 3.840 x 2.160 thường được gọi là 4K hoặc UHD trên TV. Họ cũng có kế hoạch để mở rộng độ phân giải lên cao hơn nữa trong tương lai. Hình ảnh sẽ được nén ở định dạng H.265, mà theo ATSC và một số tổ chức khác đã nghiên cứu sẽ hiệu quả hơn chuẩn H.264 từ 35-50%.
Tùy chọn tốc độ 120fps đang được thảo luận, và nó cũng vượt xa những gì chúng ta có thể có trên cả phim lẫn game cao cấp trên máy tính. Tốc độ hình ảnh cao từ 60 fps đến 120 fps sẽ rất tốt cho thể thao và quá nhiều cho các nội dung còn lại.
Và để ATSC 3.0 không bị lỗi thời trước khi nó được tung ra, tổ chức này đang muốn tích hợp luôn cả HDR và khả năng hiển thị dải màu rộng. Không giống như Ultra HD Blu-ray, ATSC còn muốn tích hợp thêm cả tùy chọn 3K.
Vấn đề về âm thanh cũng không bị xem nhẹ khi mà cả MPEG-H và Dolby AC-4 đều được xem xét. Cả hai đều hiệu quả và linh hoạt hơn chuẩn Dolby Digital sử dụng trên truyền hình hiện tại. Chúng ta sẽ không thấy Dolby Atmos, nhưng một số phiên bản sẽ có tính năng tạo ra âm thanh vòm dựa trên đối tượng. Chúng ta còn có tùy chỉnh âm thanh dựa theo người dùng và thiết bị. Nhờ tính năng này mà chúng ta có thể nghe được âm thanh như đang nghe loa khi đeo tai nghe, âm thanh hoành tráng khi nghe trong phòng chiếu tại gia và người lớn tuổi vẫn có thể xem phim trên màn hình 32 inch mà không đẩy âm thanh lên tối đa.
Nội dung trên sóng sẽ có sự hỗ trợ từ internet và di động
Chúng ta đều thấy một thế giới đầy kết nối, điều mà những người tạo ra ATSC 1.0 không thể hình dung cách đây 1/4 thế kỷ, và ATSC 3.0 sẽ được tạo ra dành cho tất cả các thiết bị có thể kết nối internet. Đây là hệ thống lai, nơi mà nội dung (video và âm thanh) sẽ được truyền qua sóng, trong khi đó các nội dung khác (như quảng cáo theo đối tượng) sẽ truyền thông qua kết nối băng thông rộng hoặc tích hợp vào trong chương trình.
Việc truyền tải sẽ dựa vào từng IP giống như cách video được truyền đi trên internet thay vì chuyển đi một file hình ảnh nén. Điều này mở ra nhiều tùy chọn cho các nhà phát hình và cung cấp nội dung, không chỉ đơn giản là mã hóa và hạn chế truy cập mà còn thân thiện với người dùng cuối như việc cung cấp video theo yêu cầu.
Không giống như chuẩn 1.0 trước đây, 3.0 sẽ sẽ là kết hợp nhiều phần vào trong một gói. Và theo lý thuyết thì chúng ta có thể xem streaming game từ phương tiện công cộng về nhà mà không phải sử dụng dữ liệu di động hay phải xem các nội dung chất lượng thấp.
Chúng ta có cần TV hay thiết bị mới không?
Đại loại là… có. Vẫn chưa có bất kỳ đề cập nào về việc ATSC 3.0 có thể tương thích ngược hay không. Tuy nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian trước khi điều này trở thành vấn đề. Đầu tiên là khả năng chia sẻ băng thông, các bộ tuner ATSC 1.0 sẽ vẫn sẽ hoạt động tốt trong quá trình chuyển đổi sang 3.0. Cũng sẽ có nhiều lựa chọn để đưa tín hiệu mới lên các mẫu TV cũ. Cũng tương tự như các bộ chuyển HDMI, hay các bộ thu rời, chúng có thể nhận tín hiệu và phát qua Wi-Fi cho cả nhà.
Một khi tiêu chuẩn được hoàn thành, chúng ta sẽ thấy các bộ dò kênh ATSC 3.0 trên TV và khả năng cao sẽ có tên quảng cáo như "4K Broadcast Ready", mặc dù có lẽ cũng còn vài năm nữa.
Nhưng điều gì đã xảy ra với 2.0?
Nếu như ATSC 1.0 dùng để truyền tải 1080i/720p HD, nhưng 2.0 có phần “nửa chừng” nên họ chuyển sang 3.0 luôn.
Kết luận
Truyền hình 4K đang dần xuất hiện, nhưng không phải 1 hoặc 2 năm tới. Chuẩn ATSC 2.0 hiện đang được thử nghiệm trên nhiều thành phố trên thế giới và chúng vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu. Việc loại bỏ đi các dây cắm sẽ là yếu tố rất được quan tâm (không dây cáp tính hiệ, dây HDMI, dây LAN,...) đặc biệt là nội dung 4K được truyền miễn phí.
Hơn thế nữa, ATSC 3.0 sẽ hướng đến việc thay đổi bản chất của truyền hình và mang chúng đến thời đại mới và trở thành một phần của cuộc sống số hiện tại lẫn tương lai. Những gì chúng ta biết được cho đến thời điểm này chỉ là một phần bề mặt. Liệu nó có thành công không, vẫn chưa biết, nhưng lâu rồi chúng ta chưa xem TV miễn phí (giờ toàn phải đóng tiền cáp hoặc vệ tinh hoặc internet), nên điều này rất đáng quan tâm.
Chỉnh sửa lần cuối: