Những điều bạn nên biết trước khi mua tai nghe True-Wireless

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg

Hiện tượng tai nghe True-Wireless hiện tại đang làm mưa làm gió tại thị trường âm thanh trong và ngoài nước, vậy tai nghe True-Wireless này có những gì hay mà người dùng lại cực kỳ ưa chuộng như vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé

Nhu cầu

Từ khi các chiếc điện thoại iPhone 7 và các điện thoại android bắt đầu chiến dịch loại bỏ cổng headphone output 3.5mm thì doanh số các tai nghe không dây cũng bắt đầu tăng lên một cách chóng mặt. Người ta thường nói các tai nghe True-Wireless đầu tiên là chiếc AirPods được Apple giới thiệu, tuy nhiên đây là không chính xác bởi vì trước đây cũng có một vài chiếc tai nghe True-Wireless đến từ Nhật như Onkyo, nhưng Airpods có lẽ là chiếc tai nghe nổi tiếng nhất đối với các đối tượng khách hàng mainstream và đến bây giờ vẫn chưa có đối thủ ngang tầm về độ phủ sóng. Có lẽ từ con sóng AirPods mà nhiều khách hàng thấy được sự tiện lợi của những tai nghe hoàn toàn không có dây cùng với việc mang theo cực kỳ gọn gàng. Thậm chí nếu so sánh với các tai nghe True-Wireless với các tai nghe có dây thông thường thì nhờ không có dây nên các bạn có thể bỏ trong case sạc cực kỳ nhỏ gọn và bền bỉ trong nhiều trường hợp.

Kết nối hoàn toàn không dây

Một trong những vấn đề thường gặp phải đó là việc kết nối giữa điện thoại và chiếc tai nghe hoàn toàn không dây. Ngoại trừ chiếc AirPods thì sử dụng chip Apple W1 nên việc kết nối cực kỳ dễ dàng nhưng nếu các bạn kết nối với Android thì là một vấn đề trần ai khoai củ. Việc kết nối với các tai nghe True-Wireless hiện nay đều sử dụng các anten nhỏ chuyên dụng hoặc sử dụng chipset của Qualcomm thì đều có thể đáp ứng được nhu cầu kết nối đối với các sản phẩm thông thường với độ ổn định cao. Tuy nhiên vẫn có một số sản phẩm có cách bật chế độ pairing cực kỳ khó khăn hoặc đơn giản chỉ cần chạm nhẹ để kết nối NFC như các chiếc tai nghe của Sony, nói chung việc kết nối phụ thuộc khá nhiều vào từng thiết bị khác nhau.

Làm thế nào để hai bên tai nghe True-Wireless liên lạc với nhau.
Đây là vấn đề mà đa số các tai nghe True-Wireless đều cần phải giải quyết đó là độ ổn định kết nối giữa hai bên tai nghe khi không có bất kỳ một dây nào để kết nối giữa hai bên tai đồng bộ thời gian do kết nối giữa hai tai với nhau. Thực thì cơ chế cũng không có gì quá đặt biệt, khi một tai nghe sẽ có trách nhiệm thu tín hiệu Bluetooth từ điện thoại sau đó truyền lại cho bên tai phía còn lại (Master and Slave earbud) cũng thông qua bước sóng Bluetooth tương tự như các chiếc bộ đàm hoặc radio. Tuy nhiên chất lượng và độ ổn định của cả hai bên tai nghe sẽ phụ thuộc khá nhiều và chất lượng của anten hoặc chipset SoC. Vì thế có nhiều tai nghe có vấn đề khi kết nối giữa hai bên tai với nhau ổn định cũng vì anten liên lạc giữa hai kênh có chất lượng không ổn định và đồng thời có rất nhiều tai nghe hiện tại chỉ hỗ trợ đàm thoại ở một bên tai cũng với lý do là tai nghe master không thể phát tín hiệu đàm thoại real time cho phần tai còn lại.

Chất lượng âm thanh của các tai nghe không dây True-Wireless như thế nào.

Chất lượng âm thanh của các tai nghe True-Wireless cũng giống như những chiếc tai nghe thông thường khác phụ thuộc chính là vào driver cũng như các thiết kế buồng âm của từng tai nghe khác nhau. Tuy nhiên cũng có một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng truyền tải âm thanh đó là các codec hỗ trợ của phần Bluetooth receiver trên tai nghe. Nói chung đối với các tai nghe đắt tiền thì các bạn nên xem thử liệu chiếc tai nghe và điện thoại của mình có hỗ trợ các codec cao cấp như AAC, LDAC, aptX hay không (iPhone chỉ hỗ trợ AAC codec) vì các codec này cũng góp phần không nhỏ đến chất lượng âm thanh. Còn với phiên bản Bluetooth mới nhất là Bluetooth 5.0 thì cũng sẽ không có ảnh hưởng gì đến chất lượng âm thanh được truyền tải.

Độ an toàn của các tai nghe True-Wireless
Các tai nghe không dây đều sử dụng sóng vô tuyến tương tự như sóng Wifi tuy nhiên tần số truyền tải rất thấp và được xem là hoàn toàn không nguy hiểm đến người nghe. Nếu so sánh trực tiếp thì tần số vô tuyến từ điện thoại cao hơn gấp hàng ngàn lần so với các tai nghe không dây.
Còn về phần pin thì pin tích hợpthì có dung tích khá nhỏ và khó có thể gây cháy nổ với các IC kiểm soát dòng điện có cường độ thấp. Tuy nhiên người dùng cũng không nên thay đổi nhiệt độ pin một cách đột ngột hoặc sử dụng trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng.

Thời lượng pin của các tai nghe True-Wireless

Vì bên trong housing các chiếc tai nghe True-Wireless các bạn cần có cả ba bộ phận bao gồm Bluetooth Receiver, Driver và Pin, nên các pin bên trong của các tai nghe True-Wireless có thời gian sử dụng khá ngắn thường chỉ từ 3 đến 5 giờ, ngắn hơn so với các tai nghe Bluetooth có dây thông thường. Tuy nhiên để để khắc phục tình trạng này thì đa số các tai nghe True-Wireless đều được trang bị trong các hộp đựng có chức năng sạc khi không sử dụng. Nhờ đó các tai nghe True-Wireless có thể sử dụng đến rất lâu và cũng rất thực tiễn khi người nghe thường không nghe liên tục đến 3 tiếng nhờ đó khi không nghe thì sẽ bỏ về lại hộp đựng khá nhỏ gọn.

hd.jpg

Trường hợp mất một bên tai
Đa số các nhà sản xuất hiện tại đều hỗ trợ việc mua một bên tai nghe tuy nhiên khá nhiều công nghệ nhằm hỗ trợ việc tìm tai nghe khi bị mất. Với khá nhiều chiếc tai nghe TrueWireless cũng có tính năng Find My Buds giúp người dùng định vị tai nghe thông qua GPS hoặc âm thanh lớn. Thêm vào đó khả năng bám tai của các tai nghe True-Wireless cũng khá tốt với thiết kế thể thao và các earfin, earwing bám tai tốt nên khả năng rơi mất mà không biết cũng khó xảy ra.

Các tính năng đặc biệt

Thông thường một trong những công dụng chính của các tai nghe True-Wireless đó là tập thể dục tiện lợi không hề vướng bận đến các dây dẫn. Vì vậy có khá nhiều những tai nghe True-Wireless trên thị trường hỗ trợ khả năng chống nước để người dùng có thể thoải mái sử dụng trong điều kiện trời mưa hoặc tập thể dục mồ hôi nhiều.
Một vài tai nghe True-Wireless cũng có khả năng chống ồn chủ động như NuHeara và Sony giúp cho người có thể thoải mái nghe nhạc dù trong môi trường nào.

Qua bài viết này mình hi vọng các bạn có thể nắm một cách tổng quan về cơ chế hoạt động của các tai nghe True-Wireless và nắm rõ hơn về xu hướng âm thanh mới nhất trong vài năm trở lại đây.

Theo Mono Space
 

happythanh

Active Member
tai nghe earpod của apple mình đeo vào 1 hồi là buốt tai không chịu được, có bạn nào như mình không ta.
 

N1234

Active Member
Tai nghe loại này khá là hay, mìn rất thích xong sau khi nghiên cứu thì quyết định chưa mua tại thời điểm này vì độ ổn định tín hiệu ko cao. Hay bị mất kết nối ở tai phụ và có độ trễ khi phát. Chắc phải qua 1,2 năm nữa thì may ra dòng cao cấp sẽ giải quyết đc
 

minhcoi

Active Member
tai nghe earpod của apple mình đeo vào 1 hồi là buốt tai không chịu được, có bạn nào như mình không ta.
Từ khi có iphone mình chưa bao giờ đeo được tai nghe của Apple, chắc do tai mình không hợp, đeo vào một lúc thì không rớt cũng rất đau nếu ấn chặt.
 

Spaghetti

Well-Known Member
Từ khi có iphone mình chưa bao giờ đeo được tai nghe của Apple, chắc do tai mình không hợp, đeo vào một lúc thì không rớt cũng rất đau nếu ấn chặt.
Mình đeo tai earpods cũng rất đau tai, nhưng đeo airpods thì lại rất thoải mái, không đau dù có đeo lâu.
 

happythanh

Active Member
Mình đeo tai earpods cũng rất đau tai, nhưng đeo airpods thì lại rất thoải mái, không đau dù có đeo lâu.
ủa mình tưởng 2 loại này là 1 size, chỉ khác có dây và không, mình tính mua airpod nên đeo thử earpod mấy hôm thấy đau buốt hết tai nên đành thua.
 
Bên trên