Copy từ :
http://nhipsongso.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=389735&ChannelID=16
Chỉ vài năm nữa, thiết bị xem truyền hình kỹ thuật số sẽ có mặt trong mọi ngôi nhà từ bình thường đến cao cấp, còn loại máy analog sẽ mau chóng trở thành… đồ cổ! TV độ phân giải cao, điện thoại, máy ghi chương trình truyền hình... sẽ là sản phẩm rất ăn khách.
Khả năng kết nối đa dạng
Xu hướng mới của năm nay là khả năng đưa nội dung Internet lên tivi. Có nhiều HDTV hỗ trợ Ethernet, WiFi cùng phần mềm tích hợp để hiển thị web. Tuy nhiên, khả năng truy cập của chúng vẫn còn hạn chế, không được như máy tính vì người dùng sử dụng điều khiển từ xa thay cho bàn phím và chuột.
Để khắc phục hạn chế này, các nhà sản xuất đã đưa ra giải pháp Widget - xây dựng các bộ ứng dụng nhỏ cung cấp tin tức, thời tiết, Internet radio, thông tin thể thao và khả năng truy cập tới YouTube, Twitter, Flickr và Facebook.
Ngoài ra, tính năng DLNA (Digital Living Network Alliance) cũng bắt buộc phải có. DLNA cho phép các thiết bị giải trí trong nhà chia sẻ nội dung với nhau qua mạng nội bộ. Nhờ vậy, ngôi nhà trở nên gọn gàng, không bị vướng víu bởi bất kỳ thứ dây nối nào.
Người sử dụng có thể truy cập phim, nhạc và hình ảnh được lưu trong máy tính thông qua thiết bị không dây hoặc có thể xem phim và ảnh ngay trên điện thoại di động hỗ trợ DLNA. Thậm chí, người dùng có thể kết nối tivi với nhiều máy tính cá nhân hoặc một máy tính cá nhân với nhiều tivi trong nhà.
Mục tiêu chính của HDMI là truyền âm thanh và hình ảnh ở mức chất lượng cao nhất có thể, không nén. Thế hệ HDMI 1.3 trở về trước đã làm được điều này. Chuẩn HDMI 1.4 có một số điểm mới như thêm kênh Ethernet, hỗ trợ định dạng 3D, hỗ trợ độ phân giải lên đến 4.096 x 2.160 (4k x 2k).
HDMI 1.4 cho phép một tivi kết nối băng thông rộng dùng cổng HDMI được kích hoạt bằng HEC có khả năng chia sẻ được kết nối Internet với các thiết bị khác dùng HEC (HDMI Ethernet Channel) như máy chơi game và DVR. Ngoài ra, kênh âm thanh Audio Return Channel (ARC) của chuẩn này sẽ giúp việc truyền tiếng đến ampli mở rộng dễ dàng hơn.
Tính năng tăng cường nội dung tự động Automatic Content Enhancement (ACE) sẽ hỗ trợ các chuẩn video 3D trong tương lai, tăng độ phân giải lên đến 4.096 x 2.160 (pixel) ở tần số 30Hz. Việc nhận biết nội dung tự động sẽ giúp tối ưu hóa các cài đặt hình ảnh của tivi dựa trên loại nội dung hiển thị.
Điều cần chú ý là HEC chỉ hoạt động với cáp HDMI 1.4 và những thiết bị dùng HDMI 1.3 phổ biến hiện nay sẽ không được tận hưởng những thay đổi mới này.
Thay vì đàm thoại Skype trên máy tính thì nay người dùng đã có thể sử dụng Skype trên tivi. Dịch vụ Skype trên tivi sẽ có công năng gần như trên máy tính, dù vẫn còn một vài hạn chế. Chương trình tivi đang xem sẽ dừng hình ngay khi người dùng gọi hoặc nhận cuộc gọi đến. Vi xử lý tivi chưa đủ mạnh để cho phép người dùng vừa đàm thoại vừa xem chương trình.
Samsung, Panasonic và LG là ba nhà sản xuất tivi đầu tiên bước chân vào thị trường dịch vụ đầy tiềm năng này.
Tích hợp ổ đĩa quang hay ổ đĩa cứng
Không phải là xu hướng mới, nhưng tích hợp ổ đĩa DVD hoặc Blue-ray vào tivi sẽ tiện dụng cho người dùng hơn. Thay vì mua HDTV và đầu đĩa Blue-ray riêng biệt, người tiêu dùng sẽ có thêm lựa chọn mới không chỉ tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian sắp đặt, mà còn được sở hữu sản phẩm công nghệ thời thượng.
Bên cạnh tích hợp ổ quang, một tivi mới còn được tích hợp ổ cứng bên trong để ghi hình chương trình truyền hình cá nhân (PVR). Tính năng này sẽ lưu các đoạn phim trên truyền hình vào ổ cứng giống như máy tính. Người dùng có thể tạm dừng hay tua lại các cảnh trên màn hình trong khi đang ghi, tạo nên những khoảnh khắc khác biệt so với truyền hình trực tiếp.
Tốc độ quét 400Hz
Thế hệ HDTV đầu tiên phổ biến với tốc độ quét hình 60Hz, sau đó được nâng lên 120Hz. Năm ngoái, tại CES 2009, Sony cùng lúc giới thiệu sáu mẫu tivi Bravia XBR9 52 inch 240Hz, nhanh chóng đẩy HDTV 240Hz lên thành một xu hướng công nghệ mà theo sau là các sản phẩm của Samsung, rồi LG.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia lại đang tranh cãi về tốc độ 240Hz. Theo họ, không có sự khác biệt giữa 120Hz và 240Hz trong trình chiếu hình ảnh. Khi xem những hình chuyển động cực nhanh trong game hay thể thao (vốn không phải là nội dung xem thường xuyên), người chơi chuyên môn mới cần tốc độ 240Hz, còn người dùng phổ thông thường không phát hiện ra sự khác biệt khi vẫn ở tốc độ thấp, trong khi đó giá thành tivi 240Hz lại cao hơn nhiều so với loại 120Hz.
Tuy đã có nhiều tranh cãi nhưng cuối năm nay, các hãng sẽ cho ra mắt dòng tivi có tốc độ quét lên đến 400Hz, đủ sức tăng độ nét phù hợp khi xem những pha hành động nhanh.
Thêm vào đó, màn hình hỗ trợ độ phân giải siêu nét 2.160p (3.840 x 2.160 pixel) sẽ dần thay thế 1.080p (1.920 x 1.080 pixel). Một đặc điểm nổi bật trên UDTV (UltraDefinition TV - tivi độ phân giải siêu cao) là việc hỗ trợ định dạng thấp hơn như 1.080p và 720p. Ngoài ra, tivi độ phân giải siêu cao có thể phóng to hình ảnh, điều này có nghĩa là hiển thị trên màn hình sẽ trở nên gần hơn, người xem có khả năng nhìn rõ hơn pha biểu diễn trong trận bóng đá hoặc đoạn phim hành động.
Khả năng xem hình ảnh ba chiều của tivi không phải mới lạ, nhưng công nghệ 3D chưa thực sự được phổ biến rộng rãi. Vậy mà các hãng sản xuất tivi đã đón đầu bằng cách tích hợp tính năng này trên các dòng sản phẩm tivi cao cấp.
Trên thực tế, công nghệ 3D đang trở nên có giá vì nhận được sự ủng hộ của các hãng sản xuất phim. Ngày càng có nhiều bộ phim 3D và những tác phẩm 3D cho người xem hơn. Không chỉ vậy, một số dòng tivi còn có thể tái tạo hình ảnh 3D từ những nguồn phát bình thường như đĩa DVD, truyền hình cáp… giúp người xem không bị giới hạn nguồn phim 3D như hiện nay.
Đèn nền LED
Công nghệ LED có nhiều ưu điểm như tiết kiệm điện, cải thiện màu sắc, hình ảnh tự nhiên, độ tương phản cao và màu đen sâu hơn, giúp phần nào thu hẹp khoảng cách về chất lượng hình ảnh giữa LCD và plasma.
Có hai cách chiếu sáng đèn LED: sắp đặt LED dưới dạng ma trận ở mặt sau tấm nền (backlit) hoặc xếp LED dọc các cạnh màn hình (edge-lit) để tạo ra những tivi mỏng hơn. Tuy đắt hơn các dòng tivi LCD nhưng LED hứa hẹn sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường sau vài năm tới.
Tiết kiệm điện năng
Các nhà sản xuất tivi plasma và LCD đang tìm kiếm giải pháp tiết kiệm điện năng, chẳng hạn bổ sung chế độ “eco mode” có thể khiến màn hình bớt sáng khi không cần thiết, tương tự chế độ in nháp (draft) trên máy in. Các bộ cảm biến tích hợp sẽ nhận biết điều kiện môi trường để điều chỉnh độ sáng.
Theo một số nghiên cứu, người sử dụng có thể tiết kiệm từ 300.000 600.000 đồng/năm tiền điện nếu chọn tivi tiêu thụ ít điện. Đây không phải khoản tiền lớn, nhưng người tiêu dùng không thay tivi thường xuyên như điện thoại, máy tính. Trung bình, một mẫu TV được sử dụng trên mười năm, như vậy sẽ tiết kiệm được từ ba đến sáu triệu đồng.
Theo KHẢI MINH
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
http://nhipsongso.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=389735&ChannelID=16
Chỉ vài năm nữa, thiết bị xem truyền hình kỹ thuật số sẽ có mặt trong mọi ngôi nhà từ bình thường đến cao cấp, còn loại máy analog sẽ mau chóng trở thành… đồ cổ! TV độ phân giải cao, điện thoại, máy ghi chương trình truyền hình... sẽ là sản phẩm rất ăn khách.
Khả năng kết nối đa dạng
Xu hướng mới của năm nay là khả năng đưa nội dung Internet lên tivi. Có nhiều HDTV hỗ trợ Ethernet, WiFi cùng phần mềm tích hợp để hiển thị web. Tuy nhiên, khả năng truy cập của chúng vẫn còn hạn chế, không được như máy tính vì người dùng sử dụng điều khiển từ xa thay cho bàn phím và chuột.
Để khắc phục hạn chế này, các nhà sản xuất đã đưa ra giải pháp Widget - xây dựng các bộ ứng dụng nhỏ cung cấp tin tức, thời tiết, Internet radio, thông tin thể thao và khả năng truy cập tới YouTube, Twitter, Flickr và Facebook.
Ngoài ra, tính năng DLNA (Digital Living Network Alliance) cũng bắt buộc phải có. DLNA cho phép các thiết bị giải trí trong nhà chia sẻ nội dung với nhau qua mạng nội bộ. Nhờ vậy, ngôi nhà trở nên gọn gàng, không bị vướng víu bởi bất kỳ thứ dây nối nào.
Người sử dụng có thể truy cập phim, nhạc và hình ảnh được lưu trong máy tính thông qua thiết bị không dây hoặc có thể xem phim và ảnh ngay trên điện thoại di động hỗ trợ DLNA. Thậm chí, người dùng có thể kết nối tivi với nhiều máy tính cá nhân hoặc một máy tính cá nhân với nhiều tivi trong nhà.
Mục tiêu chính của HDMI là truyền âm thanh và hình ảnh ở mức chất lượng cao nhất có thể, không nén. Thế hệ HDMI 1.3 trở về trước đã làm được điều này. Chuẩn HDMI 1.4 có một số điểm mới như thêm kênh Ethernet, hỗ trợ định dạng 3D, hỗ trợ độ phân giải lên đến 4.096 x 2.160 (4k x 2k).
HDMI 1.4 cho phép một tivi kết nối băng thông rộng dùng cổng HDMI được kích hoạt bằng HEC có khả năng chia sẻ được kết nối Internet với các thiết bị khác dùng HEC (HDMI Ethernet Channel) như máy chơi game và DVR. Ngoài ra, kênh âm thanh Audio Return Channel (ARC) của chuẩn này sẽ giúp việc truyền tiếng đến ampli mở rộng dễ dàng hơn.
Tính năng tăng cường nội dung tự động Automatic Content Enhancement (ACE) sẽ hỗ trợ các chuẩn video 3D trong tương lai, tăng độ phân giải lên đến 4.096 x 2.160 (pixel) ở tần số 30Hz. Việc nhận biết nội dung tự động sẽ giúp tối ưu hóa các cài đặt hình ảnh của tivi dựa trên loại nội dung hiển thị.
Điều cần chú ý là HEC chỉ hoạt động với cáp HDMI 1.4 và những thiết bị dùng HDMI 1.3 phổ biến hiện nay sẽ không được tận hưởng những thay đổi mới này.
Thay vì đàm thoại Skype trên máy tính thì nay người dùng đã có thể sử dụng Skype trên tivi. Dịch vụ Skype trên tivi sẽ có công năng gần như trên máy tính, dù vẫn còn một vài hạn chế. Chương trình tivi đang xem sẽ dừng hình ngay khi người dùng gọi hoặc nhận cuộc gọi đến. Vi xử lý tivi chưa đủ mạnh để cho phép người dùng vừa đàm thoại vừa xem chương trình.
Samsung, Panasonic và LG là ba nhà sản xuất tivi đầu tiên bước chân vào thị trường dịch vụ đầy tiềm năng này.
Tích hợp ổ đĩa quang hay ổ đĩa cứng
Không phải là xu hướng mới, nhưng tích hợp ổ đĩa DVD hoặc Blue-ray vào tivi sẽ tiện dụng cho người dùng hơn. Thay vì mua HDTV và đầu đĩa Blue-ray riêng biệt, người tiêu dùng sẽ có thêm lựa chọn mới không chỉ tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian sắp đặt, mà còn được sở hữu sản phẩm công nghệ thời thượng.
Bên cạnh tích hợp ổ quang, một tivi mới còn được tích hợp ổ cứng bên trong để ghi hình chương trình truyền hình cá nhân (PVR). Tính năng này sẽ lưu các đoạn phim trên truyền hình vào ổ cứng giống như máy tính. Người dùng có thể tạm dừng hay tua lại các cảnh trên màn hình trong khi đang ghi, tạo nên những khoảnh khắc khác biệt so với truyền hình trực tiếp.
Tốc độ quét 400Hz
Thế hệ HDTV đầu tiên phổ biến với tốc độ quét hình 60Hz, sau đó được nâng lên 120Hz. Năm ngoái, tại CES 2009, Sony cùng lúc giới thiệu sáu mẫu tivi Bravia XBR9 52 inch 240Hz, nhanh chóng đẩy HDTV 240Hz lên thành một xu hướng công nghệ mà theo sau là các sản phẩm của Samsung, rồi LG.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia lại đang tranh cãi về tốc độ 240Hz. Theo họ, không có sự khác biệt giữa 120Hz và 240Hz trong trình chiếu hình ảnh. Khi xem những hình chuyển động cực nhanh trong game hay thể thao (vốn không phải là nội dung xem thường xuyên), người chơi chuyên môn mới cần tốc độ 240Hz, còn người dùng phổ thông thường không phát hiện ra sự khác biệt khi vẫn ở tốc độ thấp, trong khi đó giá thành tivi 240Hz lại cao hơn nhiều so với loại 120Hz.
Tuy đã có nhiều tranh cãi nhưng cuối năm nay, các hãng sẽ cho ra mắt dòng tivi có tốc độ quét lên đến 400Hz, đủ sức tăng độ nét phù hợp khi xem những pha hành động nhanh.
Thêm vào đó, màn hình hỗ trợ độ phân giải siêu nét 2.160p (3.840 x 2.160 pixel) sẽ dần thay thế 1.080p (1.920 x 1.080 pixel). Một đặc điểm nổi bật trên UDTV (UltraDefinition TV - tivi độ phân giải siêu cao) là việc hỗ trợ định dạng thấp hơn như 1.080p và 720p. Ngoài ra, tivi độ phân giải siêu cao có thể phóng to hình ảnh, điều này có nghĩa là hiển thị trên màn hình sẽ trở nên gần hơn, người xem có khả năng nhìn rõ hơn pha biểu diễn trong trận bóng đá hoặc đoạn phim hành động.
Khả năng xem hình ảnh ba chiều của tivi không phải mới lạ, nhưng công nghệ 3D chưa thực sự được phổ biến rộng rãi. Vậy mà các hãng sản xuất tivi đã đón đầu bằng cách tích hợp tính năng này trên các dòng sản phẩm tivi cao cấp.
Trên thực tế, công nghệ 3D đang trở nên có giá vì nhận được sự ủng hộ của các hãng sản xuất phim. Ngày càng có nhiều bộ phim 3D và những tác phẩm 3D cho người xem hơn. Không chỉ vậy, một số dòng tivi còn có thể tái tạo hình ảnh 3D từ những nguồn phát bình thường như đĩa DVD, truyền hình cáp… giúp người xem không bị giới hạn nguồn phim 3D như hiện nay.
Đèn nền LED
Công nghệ LED có nhiều ưu điểm như tiết kiệm điện, cải thiện màu sắc, hình ảnh tự nhiên, độ tương phản cao và màu đen sâu hơn, giúp phần nào thu hẹp khoảng cách về chất lượng hình ảnh giữa LCD và plasma.
Có hai cách chiếu sáng đèn LED: sắp đặt LED dưới dạng ma trận ở mặt sau tấm nền (backlit) hoặc xếp LED dọc các cạnh màn hình (edge-lit) để tạo ra những tivi mỏng hơn. Tuy đắt hơn các dòng tivi LCD nhưng LED hứa hẹn sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường sau vài năm tới.
Tiết kiệm điện năng
Các nhà sản xuất tivi plasma và LCD đang tìm kiếm giải pháp tiết kiệm điện năng, chẳng hạn bổ sung chế độ “eco mode” có thể khiến màn hình bớt sáng khi không cần thiết, tương tự chế độ in nháp (draft) trên máy in. Các bộ cảm biến tích hợp sẽ nhận biết điều kiện môi trường để điều chỉnh độ sáng.
Theo một số nghiên cứu, người sử dụng có thể tiết kiệm từ 300.000 600.000 đồng/năm tiền điện nếu chọn tivi tiêu thụ ít điện. Đây không phải khoản tiền lớn, nhưng người tiêu dùng không thay tivi thường xuyên như điện thoại, máy tính. Trung bình, một mẫu TV được sử dụng trên mười năm, như vậy sẽ tiết kiệm được từ ba đến sáu triệu đồng.
Theo KHẢI MINH
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần