Những bức ảnh đỉnh nhất kỷ niệm 30 năm hoạt động của Hubble

JoeT0702

Moderator
Thành viên BQT
5002331_cover_hubble_30thanni.jpg

Rose Galaxy

5002274_rosenebula.jpg

Bức ảnh kỉ niệm 21 năm hoạt động của Hubble chính là hình ảnh ghi lại khoảnh khắc cuối cùng trong vụ va chạm cặp thiên hà Arp 273.​

Bubble Nebula (Tinh vân Bong Bóng)

5002290_bubblenebula.jpg

Đây là bức ảnh trong dịp kỷ niệm 26 năm hoạt động của Hubble, chụp lại khoảnh khắc tuyệt đẹp của Bubble Nebula thuộc chòm sao Cassiopeia (chòm sao Thiên Hậu) – cách chúng ta khoảng 7000 năm ánh sáng.​


Hỏa Tinh

5002298_mars.jpg

Bức ảnh đẹp nhất của “Hành tinh đỏ” từng được chụp ở khoảng cách tốt nhất trong một lần tiếp cận của Hubble tới hành tinh này vào năm 2001.​


Hubble Deep Field (Vùng sâu Hubble)

5002295_hubble_deep_field.jpg

Vào khoảng đầu năm 1996, các nhà thiên văn học nảy ra ý tưởng hướng Hubble vào “khoảng không gian trống” trong một thời gian dài để xem có gì xảy ra tại đó. Kết quả thu được chính là hình chụp của Hubble Deep Field, một bức ảnh chi tiết về hàng trăm thiên hà khác nhau. Hóa ra “khoảng không gian trống” này không trống đến vậy!​


Light Echoes

5002297_lotusnebula.jpg

Ngôi sao đỏ V838 Monocerotics tỏa sáng giữa trung tâm bức ảnh đã trải qua một vụ nổ đầy bí ẩn vào năm 2002, và sự kiện đó cho đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Ánh sáng xung quanh ngôi sao này được phản chiếu từ đám mây bụi quanh nó đã tạo nên một khủng cảnh độc nhất vô nhị.​


Globular Cluster (Cụm sao cầu)

5002292_cluster.jpg

Đây là hình ảnh của một cụm sao lớn nằm trong chòm sao Scorpius. Các cụm sao này có thể chứa tới hàng chục ngàn ngôi sao, và thường có vai trò tạo ra các thế hệ sao tiếp theo.​


Butterfly Nebula (Tinh vân Cánh Bướm)

5002291_butterflynebula.jpg

Tinh vân này được tạo ra từ một ngôi sao liên tục phóng ra lượng khí nóng cực lớn về hai hướng đối nhau; ngôi sao thì nằm tại vị trí trung tâm vòng bụi khí.​


Whirlpool Galaxy (Thiên hà Xoáy Nước)

5002283_whirlpoolnebula.jpg

Đây là ảnh chụp Thiên hà Xoáy nước cùng với thiên hà vệ tinh của nó. Thiên hà này cách chúng ta khoảng 25 triệu năm ánh sáng và có khá nhiều điểm tương đồng với thiên hà của chúng ta.​


Crab Nebula (Tinh vân Con Cua)

5002293_crabnebula.jpg

Crab Nebula chính là tàn tích của một siêu tân tinh được quan sát vào năm 1054. Đây là hình ảnh của Crab Nebula được Hubble chụp lại vào năm 2005.​


Stellar Nursery (Vườn Ươm Sao)

5002281_vuon_uom_sao.jpg

Đây là một khu vực thuộc Milky Way của chúng ta, nằm trong số những thiên hà vệ tinh là nơi hình thành các ngôi sao mới. Khí gas được hình thành bởi những bức xạ phát ra từ những ngôi sao trẻ quanh nó.​


Cực quang trên Sao Thiên Vương

5002280_uranus.jpg

Vào năm 2011, 2012 và 2014, Hubble quay về phía Sao Thiên Vương để ghi lại hình ảnh của hành tinh bí ẩn, xa xôi này. Đây là bức ảnh tổng hợp những tấm hình của Hubble cũng với Voyager 2 vào năm 1986.​


Thiên hà Sombrero

5002277_sombreronebula.jpg

Thiên hà này cách chúng ta 30 triệu năm ánh sáng và có hình xoắn ốc tương tự như Dải Ngân Hà (Milky Way) của chúng ta. Bức ảnh này được chụp năm 2004, có thể thấy rõ phần nhô ra riêng biệt tại trung tâm của nó.​


Horsehead Nebula (Tinh vân Đầu Ngựa)

5002294_horseheadnebula.jpg

Bức ảnh kỷ niệm 23 năm hoạt động của Hubble chính là bức ảnh về Tinh vân Đầu Ngựa, thuộc chòm sao Orion (chòm sao Lạp Hộ). Bức ảnh này được chụp bởi ánh sáng hồng ngoại, thế nên có thể thấy rất rõ phần bụi và khí của tinh vân này.​


Galatic Center (Trung tâm Thiên hà)

5002289_ascension.jpg

Bức ảnh này ghi lại hình ảnh trung tâm của thiên hà NGC 524, cách chúng ta khoảng 90 triệu năm ánh sáng. NGC 524 là thiên hà dạng thấu kính, được cho là “chiếc vỏ sắp chết” của một thiên hà xoắn ốc. Khi thiên hà xoắn ốc già đi, chúng sẽ di chuyển chậm lại và dần mất đi hình dạng ban đầu, và sẽ trở nên giống như hình dạng trong ảnh này​


Extreme Deep Field

5002284_x_deep_field.jpg

Những hình ảnh nổi bật như Hubble Deep Field được chụp vào năm 1996 đã được chụp lặp lại rất nhiều lần, và gần đây nhất chính là Extreme Deep Field này. Bức hình này có thời gian phơi sáng nhiều hơn gấp năm lần so với bản gốc, và cũng là khoảng không gian xa nhất trong vũ trụ mà “con người” nhìn tới.​


Mặt Trăng của Sao Thổ

5002276_saturntransit.jpg

Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc 4 mặt trăng của Sao Thổ đi qua nó cùng một lúc; lần lượt từ trái qua phải chính là Enceladus, Dione, Titan, Mimas.​


Andromeda (Thiên hà Tiên Nữ)

5002288_andromeda.jpg

Đây là thiên hà gần nhất với chúng ta, và cũng là bức ảnh lớn nhất mà Hubble từng chụp. Nó có hơn một tỉ điểm ảnh, thể hiện rõ nét hàng triệu ngôi sao và các tinh vân trong thiên hà này. Bạn có thể click vào đây để xem chi tiết hơn.​


Ring Nebula (Tinh vân Chiếc Nhẫn)

5002273_ringnebula.jpg

Tinh vân này cách chúng ta khoảng 2.500 năm ánh sáng, và được hình thành khi lớp khí quyển của một ngôi sao đỏ khổng lồ bị nổ tung và thôi bay ra.​


Pinwheel Galaxy (Thiên hà Chong Chóng)

5002272_pinwheel.jpg

Thiên hà này cách chúng ta 23 triệu năm ánh sáng, và một trong số ít những thiên hà “đối mặt” trực tiếp với Dải Ngân Hà của chúng ta. Đây là hình ảnh chi tiết nhất từng được chụp của một thiên hà ở phía “trực diện”.​


Cực quang của Sao Mộc

5002296_jupiteraurora.jpg

Giống như trên Trái Đất, Sao Mộc cũng thường xuất hiện cực quang. Cực quang ở Trái Đất thường xuất hiện tại Bắc Bán cầu, trên Sao Mộc thì nó được coi là hiện tượng bão từ khắc nghiệt nhất trong Hệ Mặt Trời.​


Tinh vân Carina (Carina Nebula)

5002299_mysticmountain.jpg

Bức ảnh kỷ niệm 20 năm hoạt động của Hubble chính là tấm ảnh chụp Tinh vân Carina – cách chúng ta khoảng 7.500 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Carina nằm ở phía Nam Bán cầu. Tinh vân này chính là “vườn ươm sao” khổng lồ - nơi những ngôi sao mới được sinh ra.​


Thấu kính Thiên hà (Galactic Magnifying Glass)

5002287_abell.jpg

Một trong những hệ quả của thuyết tương đối của Einstein chính là những vật thể có mật độ khối lượng lớn, ví dụ như cac thiên hà, sẽ có thể bẻ cong ánh sáng đi qua chúng giống như thấu kính của kính lúp. Đặc tính này được thể hiện đầy đủ thông qua bức ảnh chụp hàng trăm thiên hà khác nhau của Hubble, thể hiện rõ các hình dạng của các thiên hà khi bị bẻ cong thành hình dẹt, cong…​


Pillars of Creation

5002270_pillarsofcreation.jpg

Bức ảnh này được Hubble chụp vào năm 1995, và 20 năm sau, Hubble vẫn bắt được hình ảnh của tinh vân này, chứng minh sự “tồn tại bất tử” đáng kinh ngạc của nó. Đây cũng được xem là hình ảnh tượng trưng ấn tượng nhất của giới thiên văn học.​


Stellar Cluster (Quần tinh)

5002285_cluster2.jpg

“Vườn ươm sao” này cách chúng ta khoảng 20.000 năm ánh sáng, cũng là cụm sao trẻ lớn nhất trong thiên hà.​


Sao Thổ

5002275_saturn.jpg

Bức ảnh này ghi lại màu sắc tự nhiên của Sao Thổ như được nhìn thấy bằng mắt thường. Rất nhiều những tấm hình của Sao Thổ có màu sắc khác nhau nhằm làm nổi bật phần đặc trưng của từng phần trên hành tinh này, nhưng tấm hình này chính là tấm hình tự nhiên nhất của nó như khi được nhìn thấy bằng mắt thường.​


Two Galaxies (Hai Thiên hà)

5002286_galaxies.jpg

Bức ảnh kỷ niệm 27 năm hoạt động của Hubble chính là bức ảnh về cặp thiên hà cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng này. Bức ảnh sử dụng kết hợp ánh sáng thông thường và ánh sáng hồng ngoại giúp tạo nên góc nhìn độc đáo về hai thiên hà xoắn ốc này.​


Westerlund 2

5002282_westerlund.jpg

Đây là bức ảnh đánh dấu 25 năm hoạt động của Hubble, chụp lại hình ảnh của cụm sao Westerlund 2 cách chòm sao Carina 20.000 năm ánh sáng. Cụm sao này chứa vô vàn những ngôi sao trẻ với ánh sáng lấp lánh, và có cả những ngôi sao sáng nhất có nhiệt độ lớn nhất từng được biết đến.​


Southern Crab Nebula (Tinh vân Nam Cua)

5002278_southern_crab_nebula.png

Bức ảnh này chính là tấm hình kỷ niệm 29 năm hoạt động của Hubble, ghi lại hình ảnh của Tinh vân Nam Cua – cách trái đất khoảng 7000 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Centaurus.​


The Pillars of Creation dưới ánh sáng hồng ngoại

5002271_pillarsofcreation2.jpg

Bức ảnh được tung ra dịp kỷ niệm 30 năm hoạt động của Hubble chính là ảnh chụp Pillars of Creation thuộc Tinh vân Đại Bàng dưới ánh sáng hồng ngoại – một trong những bức ảnh biểu tượng của giới thiên văn học với một góc nhìn hoàn toàn mới.​


Một tinh vân khổng lồ cùng với “hàng xóm” của nó

5002279_tinhvan_hangxom.jpg

Cũng vào dịp kỷ niệm 30 Hubble hoạt động, bức ảnh chụp tinh vân khổng lồ NGC 2014 cũng với “hàng xóm” của nó là tinh vân NGC 2020 đã được công bố. Cặp “vườn ươm sao” lấp lánh này nằm trong Large Magellanic Cloud, một nhánh trong Dải Ngân Hà của chúng ta.​
Nguồn: Popularmechanics
 
Bên trên