Theo trang tin Sohu của Trung Quốc, năm nay là năm buồn nhất đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng trong những năm gần đây, đặc biệt là điện thoại di động, máy tính cá nhân…
Ước tính trong năm 2022, doanh số điện thoại thông minh toàn cầu giảm khoảng 150 triệu chiếc (tương đương 10%) và doanh số máy tính cá nhân giảm khoảng 40 triệu chiếc (tương đương 13%).
Tại thị trường Trung Quốc, tình hình thậm chí còn tệ hơn. Trong số 150 triệu điện thoại di động được bán ra ít hơn đó, thị trường Trung Quốc có thể chiếm một nửa, và đối với máy tính cá nhân cũng vậy.
Điều này khiến những “đại gia” cung cấp chip phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc sa sút nghiêm trọng. Do Trung Quốc là cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử toàn cầu nên cần nhập khẩu khoảng 60% chip của thế giới, nhưng một khi nhu cầu về chip của thị trường Trung Quốc giảm thì chắc chắn các nhà cung cấp chip sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Theo dữ liệu của hải quan Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng 11/2022, lượng nhập khẩu mạch tích hợp của nước này là 498,51 tỷ chiếc; so với 582,4 tỷ chiếc cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu mạch tích hợp đã giảm 84 tỷ chiếc, tương đương với mức giảm 14,4%.
Bởi vậy, tình hình này ngay lập tức được ảnh hưởng đến các nhà sản xuất chip thượng nguồn. Ví dụ, Micron - nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của Mỹ - đã gặp rất nhiều khó khăn kể từ quý 2.
Theo dữ liệu quý tài chính thứ tư (từ tháng 6 đến tháng 8) của Micron, doanh thu của công ty này đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, và đây là lần giảm đầu tiên trong hơn hai năm qua, còn lợi nhuận sụt giảm 45%.
Sau đó, đến tháng 10, các kênh truyền thông Mỹ đưa tin rằng, Micron sẽ giảm khoảng 20% sản lượng chip nhớ DRAM và NAND (các loại bộ nhớ được sử dụng rộng rãi trên máy tính) do nhu cầu thị trường thấp.
Gần đây, Micron đã công bố báo cáo tài chính quý đầu tiên của năm tài chính 2023 (từ tháng 9 đến tháng 11/2022). Trong quý này, doanh thu của công ty là 4,09 tỷ USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái và lỗ ròng 195 triệu USD, trong khi lợi nhuận ròng cùng kỳ năm ngoái là 2,306 tỷ USD.
Rõ ràng, trong sáu tháng qua, tình hình kinh doanh của Micron rất xấu và công ty này đã không còn lạc quan về tương lai gần trong 3 tháng tới.
Từ tháng 9 đến tháng 11/2022, doanh thu của Micron là 4,09 tỷ USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái và lỗ ròng 195 triệu USD. Ảnh: VEDP
Micron cho biết, họ dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động vào năm 2023 bằng cách để người lao động tự nguyện nghỉ việc hoặc sa thải. Micron hiện đang sử dụng gần 50.000 nhân viên trên toàn thế giới và việc sa thải 10% lực lượng lao động của mình đồng nghĩa với việc sa thải 5.000 người.
Theo trang tin Sohu, Micron chỉ là một ví dụ về những gã khổng lồ chip của Mỹ. Thực tế trong năm qua, những gã khổng lồ chip như AMD, Intel, Nvidia đều hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh sa sút. Và các nhà sản xuất này đang theo dõi thị trường Trung Quốc hàng ngày, hy vọng rằng thị trường Trung Quốc sẽ nhanh chóng phục hồi nhu cầu, giúp họ giải phóng hàng tồn kho và nâng cao hiệu suất kinh doanh.
Ước tính trong năm 2022, doanh số điện thoại thông minh toàn cầu giảm khoảng 150 triệu chiếc (tương đương 10%) và doanh số máy tính cá nhân giảm khoảng 40 triệu chiếc (tương đương 13%).
Tại thị trường Trung Quốc, tình hình thậm chí còn tệ hơn. Trong số 150 triệu điện thoại di động được bán ra ít hơn đó, thị trường Trung Quốc có thể chiếm một nửa, và đối với máy tính cá nhân cũng vậy.
Điều này khiến những “đại gia” cung cấp chip phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc sa sút nghiêm trọng. Do Trung Quốc là cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử toàn cầu nên cần nhập khẩu khoảng 60% chip của thế giới, nhưng một khi nhu cầu về chip của thị trường Trung Quốc giảm thì chắc chắn các nhà cung cấp chip sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Theo dữ liệu của hải quan Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng 11/2022, lượng nhập khẩu mạch tích hợp của nước này là 498,51 tỷ chiếc; so với 582,4 tỷ chiếc cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu mạch tích hợp đã giảm 84 tỷ chiếc, tương đương với mức giảm 14,4%.
Bởi vậy, tình hình này ngay lập tức được ảnh hưởng đến các nhà sản xuất chip thượng nguồn. Ví dụ, Micron - nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của Mỹ - đã gặp rất nhiều khó khăn kể từ quý 2.
Theo dữ liệu quý tài chính thứ tư (từ tháng 6 đến tháng 8) của Micron, doanh thu của công ty này đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, và đây là lần giảm đầu tiên trong hơn hai năm qua, còn lợi nhuận sụt giảm 45%.
Sau đó, đến tháng 10, các kênh truyền thông Mỹ đưa tin rằng, Micron sẽ giảm khoảng 20% sản lượng chip nhớ DRAM và NAND (các loại bộ nhớ được sử dụng rộng rãi trên máy tính) do nhu cầu thị trường thấp.
Gần đây, Micron đã công bố báo cáo tài chính quý đầu tiên của năm tài chính 2023 (từ tháng 9 đến tháng 11/2022). Trong quý này, doanh thu của công ty là 4,09 tỷ USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái và lỗ ròng 195 triệu USD, trong khi lợi nhuận ròng cùng kỳ năm ngoái là 2,306 tỷ USD.
Rõ ràng, trong sáu tháng qua, tình hình kinh doanh của Micron rất xấu và công ty này đã không còn lạc quan về tương lai gần trong 3 tháng tới.
Từ tháng 9 đến tháng 11/2022, doanh thu của Micron là 4,09 tỷ USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái và lỗ ròng 195 triệu USD. Ảnh: VEDP
Micron cho biết, họ dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động vào năm 2023 bằng cách để người lao động tự nguyện nghỉ việc hoặc sa thải. Micron hiện đang sử dụng gần 50.000 nhân viên trên toàn thế giới và việc sa thải 10% lực lượng lao động của mình đồng nghĩa với việc sa thải 5.000 người.
Theo trang tin Sohu, Micron chỉ là một ví dụ về những gã khổng lồ chip của Mỹ. Thực tế trong năm qua, những gã khổng lồ chip như AMD, Intel, Nvidia đều hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh sa sút. Và các nhà sản xuất này đang theo dõi thị trường Trung Quốc hàng ngày, hy vọng rằng thị trường Trung Quốc sẽ nhanh chóng phục hồi nhu cầu, giúp họ giải phóng hàng tồn kho và nâng cao hiệu suất kinh doanh.
Theo Genk