Nhờ blockchain, các công ty Trung Quốc vẫn âm thầm sử dụng chip GPU AI của NVIDIA ngay trên đất Mỹ

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Ngay cả khi không nhập lậu được các chip AI cao cấp của NVIDIA vào Trung Quốc, các nhà phát triển AI của nước này vẫn tiếp cận được các chip tiên tiến đó từ xa nhờ blockchain.

Trong bối cảnh căng thẳng công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) Trung Quốc đã nghĩ ra hàng loạt cách thức khác nhau để có thể tiếp cận được các chip AI cao cấp dành cho ứng dụng của mình. Mới đây nhất một báo cáo mới cho thấy các nhà phát triển Trung Quốc đã tìm ra cách tiếp cận các con chip đắt tiền này mà thậm chí không cần mang chúng về Trung Quốc.

Cách làm tưởng như trò đùa này hóa ra lại trở thành một giải pháp hiệu quả. Thông qua việc sử dụng các nền tảng blockchain cùng các ứng dụng trên môi trường điện toán đám mây phân tán, các nhà phát triển AI của Trung Quốc có thể âm thầm vượt qua các hạn chế về phần cứng do chính phủ Mỹ áp đặt.

Cho dù một số công ty vẫn có thể nhập lậu các chip AI tiên tiến này vào Trung Quốc, nhưng cách làm này không đủ đáp ứng nhu cầu của phần lớn người dùng. Thay vào đó, họ chuyển hướng sang thuê máy chủ đám mây đặt tại nước ngoài, đã được trang bị các chip AI cao cấp này.

1b-1724993922019308671950.jpg

Derek Aw, một cựu thợ đào bitcoin, là một trong những doanh nhân tiên phong trong lĩnh vực này. Công ty của ông đã triển khai một trung tâm dữ liệu với hơn 300 máy chủ trang bị chip NVIDIA H100 tại Brisbane, Australia. Chỉ sau ba tuần, những máy chủ này bắt đầu xử lý các thuật toán AI cho một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh.

Thông thường điều này cũng có thể thực hiện nếu thuê các dịch vụ đám mây của những ông lớn như Microsoft, Google, Amazon, nhưng người dùng sẽ phải tiết lộ danh tính và nếu đó là một công ty Trung Quốc, việc tiếp cận các chip AI cao cấp sẽ bị chặn lại.

Tuy vậy các nền tảng điện toán như của Aw lại sử dụng "hợp đồng thông minh" và công nghệ blockchain trong hoạt động thanh toán và giao dịch để đảm bảo tính ẩn danh cao cho cả người mua và người bán các sức mạnh điện toán đám mây.

Phương thức thanh toán bằng tiền mã hóa càng làm tăng thêm tính bảo mật. Để đảm bảo hơn nữa, nhiều công ty Trung Quốc còn thực hiện giao dịch thông qua các công ty con ở Singapore hoặc các nước khác để che giấu danh tính.

Nhờ blockchain, các công ty Trung Quốc vẫn âm thầm sử dụng chip GPU AI của NVIDIA ngay trên đất Mỹ- Ảnh 2.
Khi nhu cầu tiền mã hóa lao dốc, cơn sốt AI đang trở thành cứu cánh cho các đám mây GPU​

Trong 2 năm gần đây, đà tăng trưởng chậm lại của thị trường tiền mã hóa đã làm nhiều nhà khai thác chuyển hướng sang xây dựng các nền tảng điện toán GPU đám mây dành cho những nhà phát triển AI. Phần lớn các GPU được sử dụng trên những nền tảng này là của NVIDIA khi được nhiều nhà phát triển ưa chuộng nhất nhưng lại có chi phí khá đắt đỏ.

Xu hướng này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng khách hàng Trung Quốc trên các nền tảng GPU phân tán. Joseph Tse, một cựu nhân viên của một startup AI tại Thượng Hải, cho biết công ty cũ của anh đã chuyển sang sử dụng dịch vụ GPU phân tán sau khi bị chặn khỏi việc thuê sức mạnh tính toán từ Amazon Web Services. Sau đó startup của Tse đã chuyển sang một dịch vụ đám mây khác tại California với hơn 400 máy chủ trang bị NVIDIA H100.

Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả, nó cũng tiềm ẩn rủi ro về bảo mật dữ liệu. Tse cảnh báo rằng hệ thống blockchain có thể có lỗ hổng cho phép đánh cắp mã và dữ liệu. "Cho dù blockchain giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, nhưng cũng vì thế nó khó tìm được ai chịu trách nhiệm nếu có điều gì đó không ổn xảy ra." Tse cho biết.

Nhờ blockchain, các công ty Trung Quốc vẫn âm thầm sử dụng chip GPU AI của NVIDIA ngay trên đất Mỹ- Ảnh 3.
Một máy chủ trang bị GPU NVIDIA​

Cho dù điện toán phi tập trung rất hiệu quả với các startup nhỏ và những nhà phát triển AI cỡ nhỏ, không yêu cầu tốc độ xử lý phải nhanh. Trong khi đó, phương pháp này lại không phù hợp với việc huấn luyện các mô hình AI khổng lồ như của ChatGPT. Đó là lý do các nhà vận hành như Aw đang xây dựng các cụm điện toán ngày càng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Một công ty khác có tên Edge Matrix Computing, thành lập năm 2022, đã kết nối hơn 3.000 GPU cho mạng lưới điện toán phi tập trung của mìn, bao gồm cả các chip AI của NVIDIA. Người dùng có thể tiếp cận các GPU H100 của NVIDIA với mức giá chưa đến 2 USD cho một giờ sử dụng.

Đáp lại, chính phủ Mỹ đã đề xuất quy định mới nhằm ngăn chặn các tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của Mỹ để đào tạo các mô hình AI lớn. Tuy nhiên, các công ty đám mây lập luận rằng quy định này có thể làm suy yếu lòng tin của khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của họ. Aw cho biết: "Không ai vi phạm lệnh cấm xuất khẩu cả. Về mặt pháp lý, họ là các công ty Trung Quốc."

Theo Genk
 
Bên trên