Từ ngày 28-30/10/2022, nhân dịp lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Khu Công Nghệ Cao TP.HCM (SHTP), công ty Realtime Robotics vinh dự góp mặt trong hoạt động triển lãm và bay trình diễn sản phẩm máy bay không người lái HERA diễn ra tại toà nhà FTown 3.
Thành lập tại Việt Nam vào năm 2017, Realtime Robotics có sứ mệnh phát minh và cải tiến công nghệ drone để phụng sự con người. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, công ty tự hào giới thiệu Hera -một sản phẩm máy bay không người lái sở hữu những ưu điểm vượt trội so với những sản phẩm đồng hạng trên thế giới. Vừa qua, Realtime Robotics cũng đã ký được hợp đồng xuất khẩu drone sang thị trường Mỹ với mức giá cao hơn hẳn sản phẩm của các công ty drone Âu, Mỹ khác.
Sự kiện kỷ niệm 20 năm của khu CNC là cột mốc để nhìn lại, đánh giá các thành tựu đạt được, cũng như gợi ý về một chiến lược mới, có thể giúp Realtime Robotics cũng như SHTP TP.HCM phát triển hơn nữa, vươn tầm lên đẳng cấp thế giới.
Yếu tố nội địa hoá
Vào tháng 04/2022, Realtime Robotics (RtR) đã công bố với thế giới sản phẩm drone mang tên Hera. Hera được các chuyên gia drone trên thế giới công nhận là có các tính năng hoàn toàn vượt trội, đứng đầu thế giới với khoảng cách xa so với các đối thủ cạnh tranh.
Điều đặc biệt là Hera do chính đội ngũ kỹ sư Việt Nam phát minh, tiếp theo là thiết kế, và chế tạo; tất cả hoàn toàn bởi người Việt và ngay tại SHTP, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khi Hera được công nhận đứng đầu thế giới và là sản phẩm “Made in Vietnam”, câu hỏi thường được đặt ra là tỷ lệ nội địa hoá của Hera là bao nhiêu phần trăm? Những bộ phận nào của Hera được sản xuất trong nước? Đây là một câu hỏi tự nhiên, khi mà lực lượng sản xuất trong nước đang đi từ lắp ráp đơn thuần, tiến lên cung cấp các bộ phận cấu thành thành phẩm, nghĩa là nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.
Tỷ lệ nội địa hoá của Hera là 80%. Nhưng đối với RtR, tỷ lệ nội địa hoá 80%, và thậm chí trong tương lai nếu đạt 100%, cũng không phải là thành công chính, vì khâu sản xuất ra sản phẩm chỉ chiếm tỷ trọng tối đa là 40% giá trị sau cùng của sản phẩm. Phần giá trị lớn hơn (khoảng 60%) là do phát minh và thiết kế mang lại.
Do đó, thành công chính có thể nói: Hera là một phát minh và một thiết kế mới hoàn toàn, từ chính bàn tay và khối óc của các kỹ sư, chuyên gia người Việt tại RtR. Phần giá trị lớn nhất của Hera, mà khách hàng trên thế giới sẵn sàng trả giá cao hơn, đến từ các tính năng vượt trội mà phát minh và thiết kế mới này mang lại, chứ không phải yếu tố “Made in Vietnam”.
Đến lúc phải nhìn xa hơn câu chuyện nội địa hoá
Không có gì sai khi chúng ta tập trung nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Nhưng nếu chúng ta xem nâng cao tỷ lệ nội địa hoá là mục tiêu duy nhất hoặc là mục tiêu chính thì chúng ta sẽ phạm sai lầm: “tham bát bỏ mâm”.
Điều cần ghi nhớ là tỷ lệ nội địa hoá chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá trị sau cùng của sản phẩm. Phần giá trị lớn hơn là do phát minh và thiết kế tạo ra. Do vậy Việt Nam nên bắt đầu nhìn xa hơn yếu tố nội địa hoá, và nên xác định phát minh và thiết kế - những công đoạn tạo ra giá trị lớn nhất, là mục tiêu kế tiếp cần phải chinh phục.
Với mong muốn đóng góp cho nền kinh tế và khoa học của nước nhà, ông Lương Việt Quốc - CEO của Realtime Robotics đã chia sẻ: “Câu chuyện thành công của RtR với Hera tại SHTP chứng minh rằng người Việt hoàn toàn có khả năng chế tạo ra các sản phẩm công nghệ đẳng cấp thế giới.
Việt Nam có đủ tài năng chất xám. SHTP TP.HCM nói riêng, cũng như Việt Nam nói chung hoàn toàn có thể trở thành các trung tâm R&D (Nghiên cứu và Phát triển) của thế giới, nơi tạo ra các giá trị mới qua phát minh, sáng chế, và thiết kế.”
Qua tầm nhìn đó, ông Việt Quốc hy vọng rằng trong tương lai, Việt Nam có thể tự hào là nơi phát minh, thiết kế, chế tạo và sản xuất các sản phẩm hàng đầu trên thế giới thay vì được biết đến là nơi có nguồn lao động lắp ráp giá rẻ.
Trải qua 5 năm hoạt động, Realtime Robotics sở hữu đội ngũ R&D gồm hơn 50 kỹ sư đa lĩnh vực hàng đầu trực tiếp tham gia từ khâu phát minh đến thiết kế và chế tạo. Có chung mục tiêu và sứ mệnh, chính vì thế, RtR rất vinh dự khi là một trong những thành viên tiềm năng và quan trọng, có nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Khu CNC hoạt động với sứ mệnh phát triển khoa học công nghệ bằng năng lực nội sinh, là địa điểm lý tưởng cho các công ty Việt Nam đến để nghiên cứu và phát triển dựa vào nguồn lực dồi dào của quê hương. Đó là mục tiêu mang tính lâu dài và bền vững để giúp nền kinh tế nước nhà ngày một phát triển và lớn mạnh hơn.
Thành lập tại Việt Nam vào năm 2017, Realtime Robotics có sứ mệnh phát minh và cải tiến công nghệ drone để phụng sự con người. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, công ty tự hào giới thiệu Hera -một sản phẩm máy bay không người lái sở hữu những ưu điểm vượt trội so với những sản phẩm đồng hạng trên thế giới. Vừa qua, Realtime Robotics cũng đã ký được hợp đồng xuất khẩu drone sang thị trường Mỹ với mức giá cao hơn hẳn sản phẩm của các công ty drone Âu, Mỹ khác.
Sự kiện kỷ niệm 20 năm của khu CNC là cột mốc để nhìn lại, đánh giá các thành tựu đạt được, cũng như gợi ý về một chiến lược mới, có thể giúp Realtime Robotics cũng như SHTP TP.HCM phát triển hơn nữa, vươn tầm lên đẳng cấp thế giới.
Yếu tố nội địa hoá
Vào tháng 04/2022, Realtime Robotics (RtR) đã công bố với thế giới sản phẩm drone mang tên Hera. Hera được các chuyên gia drone trên thế giới công nhận là có các tính năng hoàn toàn vượt trội, đứng đầu thế giới với khoảng cách xa so với các đối thủ cạnh tranh.
Điều đặc biệt là Hera do chính đội ngũ kỹ sư Việt Nam phát minh, tiếp theo là thiết kế, và chế tạo; tất cả hoàn toàn bởi người Việt và ngay tại SHTP, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khi Hera được công nhận đứng đầu thế giới và là sản phẩm “Made in Vietnam”, câu hỏi thường được đặt ra là tỷ lệ nội địa hoá của Hera là bao nhiêu phần trăm? Những bộ phận nào của Hera được sản xuất trong nước? Đây là một câu hỏi tự nhiên, khi mà lực lượng sản xuất trong nước đang đi từ lắp ráp đơn thuần, tiến lên cung cấp các bộ phận cấu thành thành phẩm, nghĩa là nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.
Tỷ lệ nội địa hoá của Hera là 80%. Nhưng đối với RtR, tỷ lệ nội địa hoá 80%, và thậm chí trong tương lai nếu đạt 100%, cũng không phải là thành công chính, vì khâu sản xuất ra sản phẩm chỉ chiếm tỷ trọng tối đa là 40% giá trị sau cùng của sản phẩm. Phần giá trị lớn hơn (khoảng 60%) là do phát minh và thiết kế mang lại.
Do đó, thành công chính có thể nói: Hera là một phát minh và một thiết kế mới hoàn toàn, từ chính bàn tay và khối óc của các kỹ sư, chuyên gia người Việt tại RtR. Phần giá trị lớn nhất của Hera, mà khách hàng trên thế giới sẵn sàng trả giá cao hơn, đến từ các tính năng vượt trội mà phát minh và thiết kế mới này mang lại, chứ không phải yếu tố “Made in Vietnam”.
Đến lúc phải nhìn xa hơn câu chuyện nội địa hoá
Không có gì sai khi chúng ta tập trung nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Nhưng nếu chúng ta xem nâng cao tỷ lệ nội địa hoá là mục tiêu duy nhất hoặc là mục tiêu chính thì chúng ta sẽ phạm sai lầm: “tham bát bỏ mâm”.
Điều cần ghi nhớ là tỷ lệ nội địa hoá chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá trị sau cùng của sản phẩm. Phần giá trị lớn hơn là do phát minh và thiết kế tạo ra. Do vậy Việt Nam nên bắt đầu nhìn xa hơn yếu tố nội địa hoá, và nên xác định phát minh và thiết kế - những công đoạn tạo ra giá trị lớn nhất, là mục tiêu kế tiếp cần phải chinh phục.
Với mong muốn đóng góp cho nền kinh tế và khoa học của nước nhà, ông Lương Việt Quốc - CEO của Realtime Robotics đã chia sẻ: “Câu chuyện thành công của RtR với Hera tại SHTP chứng minh rằng người Việt hoàn toàn có khả năng chế tạo ra các sản phẩm công nghệ đẳng cấp thế giới.
Việt Nam có đủ tài năng chất xám. SHTP TP.HCM nói riêng, cũng như Việt Nam nói chung hoàn toàn có thể trở thành các trung tâm R&D (Nghiên cứu và Phát triển) của thế giới, nơi tạo ra các giá trị mới qua phát minh, sáng chế, và thiết kế.”
Qua tầm nhìn đó, ông Việt Quốc hy vọng rằng trong tương lai, Việt Nam có thể tự hào là nơi phát minh, thiết kế, chế tạo và sản xuất các sản phẩm hàng đầu trên thế giới thay vì được biết đến là nơi có nguồn lao động lắp ráp giá rẻ.
Trải qua 5 năm hoạt động, Realtime Robotics sở hữu đội ngũ R&D gồm hơn 50 kỹ sư đa lĩnh vực hàng đầu trực tiếp tham gia từ khâu phát minh đến thiết kế và chế tạo. Có chung mục tiêu và sứ mệnh, chính vì thế, RtR rất vinh dự khi là một trong những thành viên tiềm năng và quan trọng, có nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Khu CNC hoạt động với sứ mệnh phát triển khoa học công nghệ bằng năng lực nội sinh, là địa điểm lý tưởng cho các công ty Việt Nam đến để nghiên cứu và phát triển dựa vào nguồn lực dồi dào của quê hương. Đó là mục tiêu mang tính lâu dài và bền vững để giúp nền kinh tế nước nhà ngày một phát triển và lớn mạnh hơn.