Một năm trước, Meta đang sôi sục nhiệt huyết với metaverse. Công ty vừa hoàn tất quá trình chuyển đổi thương hiệu từ Facebook sang Meta. Mạng xã hội, theo giải thích của Mark Zuckerberg, không còn là trọng tâm duy nhất của công ty nữa. “Từ nay trở đi, chúng tôi sẽ ưu tiên metaverse, không phải Facebook" - anh nói.
Hiện nay, khi Meta đã bước qua năm đầu tiên dưới danh nghĩa một “công ty metaverse", viễn cảnh tương lai dường như không còn màu hồng như kỳ vọng nữa. Reality Labs - bộ phận chịu trách nhiệm phát triển metaverse của công ty - đang phải chấp nhận khoản lỗ hàng tỷ USD. Cổ phiếu Meta thì lao dốc không phanh. Lần đầu tiên từ lúc thành lập, Mark Zuckerberg phải ra quyết định sa thải hàng ngàn nhân viên. Thậm chí các cổ đông lâu năm cũng bắt đầu làm điều mà họ chưa từng nghĩ đến: chất vấn tầm nhìn về tương lai của Zuckerberg.
Trong khi đó, Meta vẫn chưa định nghĩa được một cách rõ ràng metaverse là gì, hoặc đưa ra một lý do thực sự hợp lý để giải thích tại sao hàng tỷ người đang dùng các ứng dụng mạng xã hội lại muốn trở thành một phần của trào lưu internet mới này. Tệ hơn nữa, sản phẩm metaverse đầu tiên của công ty tỏ ra đặc biệt yếu kém, vô tình biến metaverse trở thành không khác gì một trò hề thay vì một điểm đến được chờ đón.
“Đặc trưng làm nên metaverse là bạn thực sự cảm thấy bản thân đang hiện diện cùng những người khác hoặc hiện diện trong một nơi nào đó khác" - Zuckerberg nói trong bài phỏng vấn tại SXSW hồi tháng 2 năm nay. “Có thể hiện nay bạn đang nhìn vào các tài liệu, nhìn vào một website, nhưng trong tương lai, bạn sẽ đi vào trong đó"
Zuckerberg có lẽ cho rằng, những lời nói đó sẽ giúp anh ta giải thích được những cơ sở ban đầu của một tầm nhìn lớn hơn cho internet tương lai, nhưng ai nghe qua cũng thấy nó chẳng khác là bao so với công nghệ VR quen thuộc. Hơn nữa, Zuckerberg dường như có chủ ý khi lấy ví dụ về việc “nhìn vào các tài liệu". Trong năm 2022, công ty của anh đã tập trung khá nhiều vào Horizon Workrooms, trải nghiệm mạng xã hội VR dành cho giới văn phòng.
Theo Engadget, khi Meta trình diễn chiếc headset Quest Pro cao cấp mới nhất, họ đã lấy Horizon Workrooms làm một trong những điểm nhấn quan trọng, tối ưu hoá cho headset này. Với Horizon Workrooms, bạn có thể tái hiện lại toàn bộ văn phòng ảo trong VR. Sẽ sớm thôi, bạn thậm chí sẽ dùng được hàng loạt phần mềm văn phòng và hiệu suất, từ Zoom cho đến Microsoft Word, trong thế giới ảo.
Nhưng ý tưởng làm việc trong VR với một headset gắn trước mặt là điều gì đó khá xa vời và không hề hấp dẫn với hầu hết mọi người. Chưa kể, số lượng công việc và ngành công nghiệp nơi người ta làm việc thực sự có hiệu quả trong VR cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
Có lẽ, điều đáng chú ý nhất chính là ngay cả Meta cũng đang chật vật thuyết phục các nhân viên của họ dùng thử Workrooms. Mặc cho công ty phát miễn phí headset Quest 2 cho toàn bộ nhân viên vào năm ngoái, động thái gần đây của Zuckerberg nhằm thúc giục các nhóm phát triển bắt đầu tổ chức họp trong VR cho thấy nhiều nhân viên hoặc chưa tận dụng được “món quà", hoặc chưa hề…lấy nó ra khỏi hộp!
Sự kém cỏi càng lộ rõ khi Zuckerberg sốt sắng đăng tải ảnh chụp màn hình avatar của chính mình đang đứng trước tháp Eiffel và nhà thờ Sagrada Familia ở Barcelona để đánh dấu sự kiện ra mắt Horizon World tại Pháp và Tây Ban Nha. Avatar này xấu đến phát hờn, và ngay lập tức nổi tiếng vì bị mọi người chê “đồ hoạ như năm 1995”.
Zuckerberg liền hứa hẹn sẽ tung ra bộ avatar mới, cải tiến, và nhá hàng trước một phiên bản chân thực hơn của avatar trước đó, nói rằng “đồ hoạ trong Horizon đẹp hơn thế nhiều" (một bài viết trên LinkedIn, nay đã bị xoá, tiết lộ rằng avatar mới này mất gần 1 tháng và 40 lần chỉnh sửa mới hoàn tất!)
Sau đó, tại sự kiện Connect của công ty, Zuckerberg hứa hẹn một thứ thậm chí còn lớn hơn: thêm… chân cho avatar. Theo đó, trong thời gian tới, các avatar không chân trông ngớ ngẩn như hoạt hình của Horizon sẽ được thay thế bằng những nhân vật giống người thật, có chân, đi được hẳn hoi. Zuckerberg đã trình diễn avatar toàn thân của anh ta bước đi quanh Horizon Worlds. Nhưng nếu bạn cho rằng đó là bước ngoặt đáng tự hào - bởi thêm cảm biến theo dõi chuyển động chân vào VR luôn là một thách thức đầy khó khăn - thì hoá ra, màn demo này chỉ là vở kịch dàn dựng thay vì sản phẩm thực thụ. Công ty sau đó xác nhận rằng nó được tạo ra với kỹ thuật bắt chuyển động và không phải là avatar thật trong VR.
Meta vẫn quả quyết sẽ thêm chân cho avatar của họ, nhưng không ai biết lúc nào, hay liệu tính năng này có giống như đoạn demo kia hay không.
Công bằng mà nói, metaverse không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thảm cảnh của Zuckerberg. Những thay đổi nhằm hạn chế khả năng theo dõi người dùng mà Apple thực hiện trong iOS cũng góp phần bóp nghẹt doanh thu từ quảng cáo của Meta. Và toàn bộ ngành công nghệ thế giới thì đang nín thở trước nguy cơ suy thoái kinh tế, có khả năng ảnh hưởng đến cả những gã khổng lồ công nghệ quyền lực bậc nhất.
Giữa tình hình đó, Meta vẫn đang mất đi cả núi tiền đầu tư vào metaverse mỗi ngày. Reality Labs đã lỗ 10 tỷ USD trong năm 2021, và trong năm 2022, mới tính đến quý III thôi, con số này đã là 9 tỷ. Theo Giám đốc Tài chính của công ty, khoản lỗ dự kiến sẽ…”tăng đáng kể" trong năm 2023!
Chính vì lẽ đó, không lạ khi các nhà đầu tư của Meta bắt đầu nghi ngờ tính khả thi của metaverse. CEO của Altimeter Capital, một cổ đông lâu năm của Meta, từng gây chú ý khi viết một lá thư ngỏ đến Mark Zuckerberg hồi đầu năm nay, trong đó gọi các khoản đầu tư vào metaverse của công ty là “quá liều lĩnh và kinh hãi, kể cả theo tiêu chuẩn của Thung lũng Silicon"
Trong cuộc họp cổ đông gần đây nhất của Meta, nơi Zuckerberg thường đưa ra nhiều câu hỏi đầy hào hứng về doanh thu quảng cáo của công ty, một nhà phân tích còn bóng gió rằng việc Meta đặt cược vào metaverse chẳng khác gì chơi trò đỏ đen.
“Tôi nghĩ mọi người đều muốn nghe tại sao anh nghĩ rằng việc này sẽ mang lại kết quả khả quan" - người này hỏi. Zuckerberg, dường như hơi bối rối, đáp lại rằng “dự án metaverse là một tập hợp những nỗ lực lâu dài mà chúng tôi đang thực hiện, nhưng tôi nghĩ cuối cùng nó cũng sẽ ổn thôi". Kiên nhẫn, Zuckerberg nói, rồi sẽ được đền đáp.
Hiện nay, khi Meta đã bước qua năm đầu tiên dưới danh nghĩa một “công ty metaverse", viễn cảnh tương lai dường như không còn màu hồng như kỳ vọng nữa. Reality Labs - bộ phận chịu trách nhiệm phát triển metaverse của công ty - đang phải chấp nhận khoản lỗ hàng tỷ USD. Cổ phiếu Meta thì lao dốc không phanh. Lần đầu tiên từ lúc thành lập, Mark Zuckerberg phải ra quyết định sa thải hàng ngàn nhân viên. Thậm chí các cổ đông lâu năm cũng bắt đầu làm điều mà họ chưa từng nghĩ đến: chất vấn tầm nhìn về tương lai của Zuckerberg.
Trong khi đó, Meta vẫn chưa định nghĩa được một cách rõ ràng metaverse là gì, hoặc đưa ra một lý do thực sự hợp lý để giải thích tại sao hàng tỷ người đang dùng các ứng dụng mạng xã hội lại muốn trở thành một phần của trào lưu internet mới này. Tệ hơn nữa, sản phẩm metaverse đầu tiên của công ty tỏ ra đặc biệt yếu kém, vô tình biến metaverse trở thành không khác gì một trò hề thay vì một điểm đến được chờ đón.
Chẳng ai rõ định nghĩa metaverse
Meta và Zuckerberg đã cố gắng đưa ra nhiều định nghĩa cho metaverse trong năm qua. Ví dụ, metaverse là “truyền nhân của internet di động", hay “một sự nhân cách hoá của internet, nơi bạn là trung tâm của trải nghiệm". Nó vừa là thực tại ảo (VR), vừa là thực tại tăng cường (AR). Bằng một cách nào đó, nó cũng sẽ liên kết với các trải nghiệm mạng xã hội mà chúng ta đang có hiện nay trên Facebook và Instagram. Nhưng không như Facebook và Instagram, nó sẽ liên kết được với các nền tảng khác của công ty - có lẽ sợi dây liên hệ sẽ là NFT và web3 chăng?“Đặc trưng làm nên metaverse là bạn thực sự cảm thấy bản thân đang hiện diện cùng những người khác hoặc hiện diện trong một nơi nào đó khác" - Zuckerberg nói trong bài phỏng vấn tại SXSW hồi tháng 2 năm nay. “Có thể hiện nay bạn đang nhìn vào các tài liệu, nhìn vào một website, nhưng trong tương lai, bạn sẽ đi vào trong đó"
Zuckerberg có lẽ cho rằng, những lời nói đó sẽ giúp anh ta giải thích được những cơ sở ban đầu của một tầm nhìn lớn hơn cho internet tương lai, nhưng ai nghe qua cũng thấy nó chẳng khác là bao so với công nghệ VR quen thuộc. Hơn nữa, Zuckerberg dường như có chủ ý khi lấy ví dụ về việc “nhìn vào các tài liệu". Trong năm 2022, công ty của anh đã tập trung khá nhiều vào Horizon Workrooms, trải nghiệm mạng xã hội VR dành cho giới văn phòng.
Theo Engadget, khi Meta trình diễn chiếc headset Quest Pro cao cấp mới nhất, họ đã lấy Horizon Workrooms làm một trong những điểm nhấn quan trọng, tối ưu hoá cho headset này. Với Horizon Workrooms, bạn có thể tái hiện lại toàn bộ văn phòng ảo trong VR. Sẽ sớm thôi, bạn thậm chí sẽ dùng được hàng loạt phần mềm văn phòng và hiệu suất, từ Zoom cho đến Microsoft Word, trong thế giới ảo.
Nhưng ý tưởng làm việc trong VR với một headset gắn trước mặt là điều gì đó khá xa vời và không hề hấp dẫn với hầu hết mọi người. Chưa kể, số lượng công việc và ngành công nghiệp nơi người ta làm việc thực sự có hiệu quả trong VR cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
Có lẽ, điều đáng chú ý nhất chính là ngay cả Meta cũng đang chật vật thuyết phục các nhân viên của họ dùng thử Workrooms. Mặc cho công ty phát miễn phí headset Quest 2 cho toàn bộ nhân viên vào năm ngoái, động thái gần đây của Zuckerberg nhằm thúc giục các nhóm phát triển bắt đầu tổ chức họp trong VR cho thấy nhiều nhân viên hoặc chưa tận dụng được “món quà", hoặc chưa hề…lấy nó ra khỏi hộp!
Metaverse của Meta bị chế meme vì đồ hoạ quá tệ
Không có một tầm nhìn rõ ràng, nên Meta nhanh chóng bị giới phê bình công kích về phong cách thiết kế và nhiều vấn đề khác. Ở thời điểm hiện tại, thứ gần nhất với “metaverse" mà Meta có được là Horizon Worlds, sân chơi VR nơi người dùng được tự do khám phá thông qua các avatar của họ. Nhưng trải nghiệm sử dụng nó thì khác xa với những video hào nhoáng và những đoạn demo hấp dẫn Meta từng chia sẻ.Zuckerberg liền hứa hẹn sẽ tung ra bộ avatar mới, cải tiến, và nhá hàng trước một phiên bản chân thực hơn của avatar trước đó, nói rằng “đồ hoạ trong Horizon đẹp hơn thế nhiều" (một bài viết trên LinkedIn, nay đã bị xoá, tiết lộ rằng avatar mới này mất gần 1 tháng và 40 lần chỉnh sửa mới hoàn tất!)
Sau đó, tại sự kiện Connect của công ty, Zuckerberg hứa hẹn một thứ thậm chí còn lớn hơn: thêm… chân cho avatar. Theo đó, trong thời gian tới, các avatar không chân trông ngớ ngẩn như hoạt hình của Horizon sẽ được thay thế bằng những nhân vật giống người thật, có chân, đi được hẳn hoi. Zuckerberg đã trình diễn avatar toàn thân của anh ta bước đi quanh Horizon Worlds. Nhưng nếu bạn cho rằng đó là bước ngoặt đáng tự hào - bởi thêm cảm biến theo dõi chuyển động chân vào VR luôn là một thách thức đầy khó khăn - thì hoá ra, màn demo này chỉ là vở kịch dàn dựng thay vì sản phẩm thực thụ. Công ty sau đó xác nhận rằng nó được tạo ra với kỹ thuật bắt chuyển động và không phải là avatar thật trong VR.
Meta vẫn quả quyết sẽ thêm chân cho avatar của họ, nhưng không ai biết lúc nào, hay liệu tính năng này có giống như đoạn demo kia hay không.
Metaverse là hố đen hút tiền
Thật khó để bỏ qua sự thật rằng tham vọng metaverse của Zuckerberg đồng thời lại trùng hợp với tình hình tài chính tồi tệ chưa từng có trong lịch sử công ty. Doanh thu của Meta lần đầu tiên từ trước đến nay đã tụt dốc không phanh trong hai quý liên tục. Cổ phiếu của họ mất đến hơn 60% chỉ trong năm 2022, thổi bay hàng tỷ USD của các nhà đầu tư.Giữa tình hình đó, Meta vẫn đang mất đi cả núi tiền đầu tư vào metaverse mỗi ngày. Reality Labs đã lỗ 10 tỷ USD trong năm 2021, và trong năm 2022, mới tính đến quý III thôi, con số này đã là 9 tỷ. Theo Giám đốc Tài chính của công ty, khoản lỗ dự kiến sẽ…”tăng đáng kể" trong năm 2023!
Chính vì lẽ đó, không lạ khi các nhà đầu tư của Meta bắt đầu nghi ngờ tính khả thi của metaverse. CEO của Altimeter Capital, một cổ đông lâu năm của Meta, từng gây chú ý khi viết một lá thư ngỏ đến Mark Zuckerberg hồi đầu năm nay, trong đó gọi các khoản đầu tư vào metaverse của công ty là “quá liều lĩnh và kinh hãi, kể cả theo tiêu chuẩn của Thung lũng Silicon"
Trong cuộc họp cổ đông gần đây nhất của Meta, nơi Zuckerberg thường đưa ra nhiều câu hỏi đầy hào hứng về doanh thu quảng cáo của công ty, một nhà phân tích còn bóng gió rằng việc Meta đặt cược vào metaverse chẳng khác gì chơi trò đỏ đen.
“Tôi nghĩ mọi người đều muốn nghe tại sao anh nghĩ rằng việc này sẽ mang lại kết quả khả quan" - người này hỏi. Zuckerberg, dường như hơi bối rối, đáp lại rằng “dự án metaverse là một tập hợp những nỗ lực lâu dài mà chúng tôi đang thực hiện, nhưng tôi nghĩ cuối cùng nó cũng sẽ ổn thôi". Kiên nhẫn, Zuckerberg nói, rồi sẽ được đền đáp.
Theo VN review