Những năm 1990 và 2000, Internet Explorer của Microsoft đã thống trị thị trường trình duyệt. Và điều đó khiến Firefox ra đời – một trình duyệt mã nguồn mở sinh ra từ những gì còn sót lại tại Netscape. Một thập kỉ sau, một cuộc chiến phần mềm khác bắt đầu: Microsoft tham gia vào thị trường di động với Windows Mobile, nhưng kẻ thống trị ở đây lại là Symbian của Nokia. Và bước đếm đó lại tạo ra iPhone từ nhà Apple và dự án Android của Google.
Tuy nhiên, câu chuyện hôm nay lại là về Firefox OS được phát triển bởi Mozilla – cùng một cộng đồng đã phát triển trình duyệt Firefox từ cuối những năm 90. Mozilla muốn đưa các nguyên tắc về sự cởi mở, bảo mật và quyền riêng tư của mình vào thị trường điện thoại thông minh và một số nhà sản xuất smartphone đã tiếp nhận nó như giải pháp thay thế mới cho Android.
Những chiếc điện thoại chạy Firefox OS đầu tiên được trình làng vào năm 2013, bao gồm Geeksphone Keon và Peak. Những thiết bị này có giá khá rẻ (91 Euro và 149 Euro), hướng đến các nhà phát triển khi chúng chạy phiên bản hệ điều hành vẫn chưa hoàn chỉnh. Chúng được trang bị chipset Qualcomm Snapdragon (S1 cho Keon và S4 cho Peak) với mức RAM chỉ 512MB cùng bộ nhớ 4GB.
Năm 2013 cũng chứng kiến một số công ty lớn phát hành các chiếc điện thoại Firefox OS của riêng họ. Alcatel One Touch Fire (do TCL sản xuất) và ZTE Open đã ra mắt vào tháng 7. Giống như Keon, chúng chạy trên chipset S1 với RAM thậm chí còn ít hơn (256MB) và có màn hình 3,5 inch 320 x 480 pixel nhỏ xíu (chỉ đủ tốt cho iPhone đời đầu năm 2007).
Sau đó, LG Fireweb đóng vai trò kết thúc 1 năm cho Firefox OS. Dẫu có màn hình 4 inch, độ phân giải vẫn dừng ở mức 320 x 480 pixel, thế nhưng, nó chỉ là một thiết bị cấp thấp. Đó là một phần của kế hoạch, Firefox OS muốn mọi người đều có thể sử dụng và loại trừ phân khúc cao cấp.
Như cái tên, Firefox OS sử dụng Firefox làm trình duyệt web thay vì một thứ gì đó dựa trên WebKit (như cả Safari của Apple và Chrome của Google).
Nhưng mọi thứ còn thú vị hơn thế nữa. iOS và Android có bộ công cụ UI của riêng họ cho mục đích xây dựng ứng dụng. Điều đó làm cho các ứng dụng trở nên ít di động hơn và cần phải tìm tòi công cụ mới nếu bạn muốn tạo một ứng dụng.
Mozilla lại hướng đến tính mở và khả năng truy cập, vì vậy họ quyết định rằng các ứng dụng sẽ giống như những ứng dụng web, tức sẽ được viết bằng HTML, CSS và JavaScript. Để bắt đầu, bạn chỉ cần 1 chiếc máy tính có thể chạy trình soạn thảo văn bản và trình duyệt web, và đó là điều cơ bản mà mọi máy tính được bán trong 2 thập kỷ qua đều có khả năng thực hiện. Thế nên, Firefox không chỉ là trình duyệt mặc định mà còn là runtime của ứng dụng.
Giống như Android, Firefox OS sử dụng nhân Linux. Trên thực tế, Mozilla đã có thể thành công khi sử dụng mã được phát triển cho điện thoại Android. Điều này bao gồm những thứ như Android Hardware Abstraction Layer (HAL), giúp làm mượt mà sự khác biệt giữa các nền tảng khác nhau: hầu hết các chiếc điện thoại Firefox OS đều sử dụng chip Snapdragon, nhưng không phải tất cả (Geeksphone có 1 chiếc điện thoại) sử dụng chip Intel Atom Z.
Alcatel (TCL) và ZTE vẫn là đối tác phần cứng chính của Firefox OS với các thiết bị như Fire S và Open L, vốn vẫn là những thiết bị tầm trung. Huawei sau đó cũng tham gia vào cuộc chơi khi ra mắt Huawei Y300II vào năm 2014. Firefox cũng đã có những thiết bị nhỏ như alcatel Pixi 3 (3.5) với màn hình 3,5 inch và thậm chí một số tablet, chẳng hạn như alcatel Fire 7 (màn hình 7 inch với độ phân giải 540 x 960 pixel).
Firefox OS cũng đến Nhật Bản khi LG có một bước đi khác: LG Fx0 dành riêng cho KDDI do Tokujin Yoshioka thiết kế. Đó là một thiết bị trông rất kỳ lạ với phần vỏ bên ngoài trong suốt. Đây cũng là chiếc điện thoại Firefox OS mạnh mẽ nhất từ trước đến nay: chipset Snapdragon 400 cực nhanh, RAM 1,5 GB, bộ nhớ trong 16 GB và màn hình LCD IPS 4,7 inch với độ phân giải 720p. Thiết bị này được bán với giá 50.000 Yên (tương đương 415 USD), khiến nó trở thành thiết bị Firefox OS đắt nhất vào thời điểm đó.
LG Fx0
Những bản phát hành năm 2015 này cũng đánh dấu sự kết thúc của Firefox OS. Mozilla chính thức tuyên bố thời điểm khai tử vào tháng 12/2015. Không một chiếc điện thoại nào được bán chạy nhất dù có giá khá rẻ (hoặc có lẽ vì thông số kỹ thuật thấp tịt của chúng).
Cũng có một vài ý tưởng khác dựa trên Firefox OS. Một dự án Kickstarter đã cố gắng tạo ra một đối thủ cạnh tranh của Chromecast có tên là Matchstick TV và nó đã thất bại vì những khó khăn trong việc xử lý DRM (vốn là thứ quan trọng đối với streaming). VIA đã sản xuất một vài máy tính bo mạch đơn (giống như Raspberry Pi) được đặt tên là Rock and Paper. Panasonic cũng đã phát hành TV thông minh (CX700) dựa trên hệ điều hành này.
Matchstick TV
Panasonic CX700
Firefox, trình duyệt ban đầu được biết đến với cái tên Phoenix, được đặt theo tên của loài chim lửa thần thoại đã trỗi dậy từ đống tro tàn của đàn anh (mang tính tượng trưng vì nó được coi như bay lên từ đống tro tàn của Netscape Navigator). Cái tên này sau đó đã được thay đổi (vì tranh chấp nhãn hiệu với nhà sản xuất BIOS Phoenix Technologies) thành Firebird (nhưng tên đó cũng xung đột với một công ty khác). Cuối cùng, trình duyệt tái sinh được đổi tên thành Firefox và hình ảnh chú gấu trúc đỏ trở thành biểu tượng của nó.
Giống như trình duyệt trùng tên của nó, Firefox OS sẽ được tái sinh từ đống tro tàn. Sau khi Mozilla rút lui, một cộng đồng được thành lập để tiếp tục phát triển "B2G OS" (Boot 2 Gecko, Gecko là layout engine của Firefox). Đây chính là nền tảng cơ sở của KaiOS.
ZTE tham gia rất nhiều vào dự án, tiếp tục công việc của mình trên các thiết bị Open. KaiOS cũng khá quen thuộc với chúng ta từ các thiết bị Nokia cũ - Nokia 8110 4G, 6300 4G và 2720 V Flip. Một gương mặt quen thuộc khác cũng đã trở lại như alcatel 3088, alcatel Go Flip 3 và Go Flip V.
Điều thú vị là KaiOS đã tạo ra một thể loại điện thoại chắc chắn, như Nokia 800 Tough, Cat B35, Energizer E282SC và Plum Ram 9.
Nhà cung cấp dịch vụ Jio của Ấn Độ cũng đã sử dụng KaiOS cho JioPhone và JioPhone 2, mặc dù họ đang chuyển dần sang hệ điều hành Pragati dựa trên Android.
JioPhone 2
Hàng triệu chiếc điện thoại KaiOS đã được bán ra thị trường. Tính đến tháng 2/2018, con số đó là 30 triệu. Thật không may, KaiOS không thích tính chất mở của Firefox OS và một số phần là mã nguồn đóng. KaiOS cũng không đi quá sở thích các thiết bị cấp thấp của Firefox OS: trang bị trên những chiếc điện thoại có giá cực kỳ rẻ.
Dẫu thế, KaiOS thành công hơn Firefox OS từng có. Không quan trọng là do Mozilla đã sớm từ bỏ hay chỉ đơn giản là không tìm được đối tác phần cứng phù hợp, Android đã chiến thắng và nó là hệ điều hành điện thoại mã nguồn mở được lựa chọn.
Firefox OS không phải là hệ điều hành smartphone duy nhất và cũng không phải là hệ điều hành đầu tiên dựa trên công nghệ web. webOS của Palm có giao diện đi trước thời đại, nhưng thời gian trở thành hệ điều hành điện smartphone lại khá ngắn. Sau một thời gian ngắn thuộc về HP, giờ đây, nó đã trở thành hệ điều hành tích hợp trong những chiếc TV thông minh của LG (LG chưa bao giờ sản xuất TV thông minh với Firefox OS, không giống như Panasonic).
Tuy nhiên, câu chuyện hôm nay lại là về Firefox OS được phát triển bởi Mozilla – cùng một cộng đồng đã phát triển trình duyệt Firefox từ cuối những năm 90. Mozilla muốn đưa các nguyên tắc về sự cởi mở, bảo mật và quyền riêng tư của mình vào thị trường điện thoại thông minh và một số nhà sản xuất smartphone đã tiếp nhận nó như giải pháp thay thế mới cho Android.
Những chiếc điện thoại chạy Firefox OS đầu tiên được trình làng vào năm 2013, bao gồm Geeksphone Keon và Peak. Những thiết bị này có giá khá rẻ (91 Euro và 149 Euro), hướng đến các nhà phát triển khi chúng chạy phiên bản hệ điều hành vẫn chưa hoàn chỉnh. Chúng được trang bị chipset Qualcomm Snapdragon (S1 cho Keon và S4 cho Peak) với mức RAM chỉ 512MB cùng bộ nhớ 4GB.
Năm 2013 cũng chứng kiến một số công ty lớn phát hành các chiếc điện thoại Firefox OS của riêng họ. Alcatel One Touch Fire (do TCL sản xuất) và ZTE Open đã ra mắt vào tháng 7. Giống như Keon, chúng chạy trên chipset S1 với RAM thậm chí còn ít hơn (256MB) và có màn hình 3,5 inch 320 x 480 pixel nhỏ xíu (chỉ đủ tốt cho iPhone đời đầu năm 2007).
Như cái tên, Firefox OS sử dụng Firefox làm trình duyệt web thay vì một thứ gì đó dựa trên WebKit (như cả Safari của Apple và Chrome của Google).
Mozilla lại hướng đến tính mở và khả năng truy cập, vì vậy họ quyết định rằng các ứng dụng sẽ giống như những ứng dụng web, tức sẽ được viết bằng HTML, CSS và JavaScript. Để bắt đầu, bạn chỉ cần 1 chiếc máy tính có thể chạy trình soạn thảo văn bản và trình duyệt web, và đó là điều cơ bản mà mọi máy tính được bán trong 2 thập kỷ qua đều có khả năng thực hiện. Thế nên, Firefox không chỉ là trình duyệt mặc định mà còn là runtime của ứng dụng.
Firefox OS cũng đến Nhật Bản khi LG có một bước đi khác: LG Fx0 dành riêng cho KDDI do Tokujin Yoshioka thiết kế. Đó là một thiết bị trông rất kỳ lạ với phần vỏ bên ngoài trong suốt. Đây cũng là chiếc điện thoại Firefox OS mạnh mẽ nhất từ trước đến nay: chipset Snapdragon 400 cực nhanh, RAM 1,5 GB, bộ nhớ trong 16 GB và màn hình LCD IPS 4,7 inch với độ phân giải 720p. Thiết bị này được bán với giá 50.000 Yên (tương đương 415 USD), khiến nó trở thành thiết bị Firefox OS đắt nhất vào thời điểm đó.
LG Fx0
Những bản phát hành năm 2015 này cũng đánh dấu sự kết thúc của Firefox OS. Mozilla chính thức tuyên bố thời điểm khai tử vào tháng 12/2015. Không một chiếc điện thoại nào được bán chạy nhất dù có giá khá rẻ (hoặc có lẽ vì thông số kỹ thuật thấp tịt của chúng).
Cũng có một vài ý tưởng khác dựa trên Firefox OS. Một dự án Kickstarter đã cố gắng tạo ra một đối thủ cạnh tranh của Chromecast có tên là Matchstick TV và nó đã thất bại vì những khó khăn trong việc xử lý DRM (vốn là thứ quan trọng đối với streaming). VIA đã sản xuất một vài máy tính bo mạch đơn (giống như Raspberry Pi) được đặt tên là Rock and Paper. Panasonic cũng đã phát hành TV thông minh (CX700) dựa trên hệ điều hành này.
Matchstick TV
Panasonic CX700
Firefox, trình duyệt ban đầu được biết đến với cái tên Phoenix, được đặt theo tên của loài chim lửa thần thoại đã trỗi dậy từ đống tro tàn của đàn anh (mang tính tượng trưng vì nó được coi như bay lên từ đống tro tàn của Netscape Navigator). Cái tên này sau đó đã được thay đổi (vì tranh chấp nhãn hiệu với nhà sản xuất BIOS Phoenix Technologies) thành Firebird (nhưng tên đó cũng xung đột với một công ty khác). Cuối cùng, trình duyệt tái sinh được đổi tên thành Firefox và hình ảnh chú gấu trúc đỏ trở thành biểu tượng của nó.
Giống như trình duyệt trùng tên của nó, Firefox OS sẽ được tái sinh từ đống tro tàn. Sau khi Mozilla rút lui, một cộng đồng được thành lập để tiếp tục phát triển "B2G OS" (Boot 2 Gecko, Gecko là layout engine của Firefox). Đây chính là nền tảng cơ sở của KaiOS.
Điều thú vị là KaiOS đã tạo ra một thể loại điện thoại chắc chắn, như Nokia 800 Tough, Cat B35, Energizer E282SC và Plum Ram 9.
Nhà cung cấp dịch vụ Jio của Ấn Độ cũng đã sử dụng KaiOS cho JioPhone và JioPhone 2, mặc dù họ đang chuyển dần sang hệ điều hành Pragati dựa trên Android.
JioPhone 2
Hàng triệu chiếc điện thoại KaiOS đã được bán ra thị trường. Tính đến tháng 2/2018, con số đó là 30 triệu. Thật không may, KaiOS không thích tính chất mở của Firefox OS và một số phần là mã nguồn đóng. KaiOS cũng không đi quá sở thích các thiết bị cấp thấp của Firefox OS: trang bị trên những chiếc điện thoại có giá cực kỳ rẻ.
Dẫu thế, KaiOS thành công hơn Firefox OS từng có. Không quan trọng là do Mozilla đã sớm từ bỏ hay chỉ đơn giản là không tìm được đối tác phần cứng phù hợp, Android đã chiến thắng và nó là hệ điều hành điện thoại mã nguồn mở được lựa chọn.
Firefox OS không phải là hệ điều hành smartphone duy nhất và cũng không phải là hệ điều hành đầu tiên dựa trên công nghệ web. webOS của Palm có giao diện đi trước thời đại, nhưng thời gian trở thành hệ điều hành điện smartphone lại khá ngắn. Sau một thời gian ngắn thuộc về HP, giờ đây, nó đã trở thành hệ điều hành tích hợp trong những chiếc TV thông minh của LG (LG chưa bao giờ sản xuất TV thông minh với Firefox OS, không giống như Panasonic).
Theo VN review