Dẫn đường trên điện thoại hay các thiết bị tích hợp GPS đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày, giúp việc đi lại trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Tuy nhiên, lệ thuộc vào dẫn đường bằng GPS cũng có cái hại riêng của nó - dần dần, bạn sẽ mất đi khả năng thực sự tính toán được cách để đến những nơi cần đến. Khá là nghiêm trọng đấy!
Được và mất khi dùng GPS
Thế giới của rất nhiều người đã thay đổi kể từ khi tính năng dẫn đường chi tiết của Google Maps xuất hiện trên smartphone. Với những ai “mù” đường, sở hữu một thiết bị tích hợp GPS có thể nhét vừa túi quần quả thực khiến họ tự tin hơn rất nhiều trong quá trình đi lại.
Vấn đề là, dù GPS giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn, nó không thực sự cải thiện khả năng tìm đường của bạn. Về cơ bản, khi sử dụng dẫn đường bằng GPS, hệ thống tìm đường của bộ não sẽ có xu hướng “tắt đi”. Bạn không còn cần phải chú ý quá nhiều đến đường xá và khung cảnh xung quanh nữa. Khi nào cần chuyển hướng, bạn sẽ được thiết bị cảnh báo.
Hãy thử giảm sự lệ thuộc vào dẫn đường bằng GPS. Bạn có thể tạm quên đi Google Maps và thử dạo quanh phố một vài vòng để xem tình hình thế nào. Hoặc bạn có thể xem trước điểm đến trên Google Maps để ghi nhớ bản đồ trong đầu. Nếu không may bị lạc, bạn có thể lấy điện thoại ra xem. Đảm bảo bạn sẽ thấy kỹ năng tìm đường của bản thân được cải thiện kha khá đấy. Nhưng tại sao lại như vậy?
Lời giải thích của khoa học
Bản đồ ghi nhớ trong đầu như đã đề cập ở trên là một trong hai chiến thuật mà chúng ta sử dụng để tìm đường. Nó được gọi là “phương pháp bộ nhớ không gian”, trong đó chúng ta nắm vị trí của những thứ cần nhớ để hình thành nên một tấm bản đồ của môi trường trong đầu. Phương pháp thứ hai gọi là “chiến thuật kích thích - phản xạ”, tức là ghi nhớ một chuỗi tuần tự các sự kiện. Rẽ trái, lái 5km, rẽ phải tại trạm xăng…
Một nghiên cứu đã được tiến hành với 50 người trưởng thành từ 19 - 35 tuổi. Họ đều là những người thường xuyên lái xe, tức lái ít nhất 4 ngày/tuần, ở Montreal, Canada, và trước đây có dùng GPS hay không cũng không quan trọng. Những người này sẽ thực hiện một loạt các bài kiểm tra, trong đó họ được yêu cầu nhớ những vật thể ở cuối những con đường.
Không hề ngạc nhiên khi những người sử dụng “chiến thuật kích thích - phản xạ” đi sai đường nhiều hơn khi phải dựa vào khung cảnh để nhớ đường. Tuy nhiên, trong những bài kiểm tra mà khung cảnh bị che đi, không được thể hiện, thì họ lại đạt kết quả tốt hơn nhiều so với những người sử dụng “phương pháp bộ nhớ không gian”.
Ba năm sau, 13 trong số 50 người kể trên được kiểm tra lần nữa. Những người phụ thuộc nhiều vào GPS kể từ lần kiểm tra đầu tiên đã bị suy giảm đáng kể khả năng ghi nhớ không gian. Nói cách khác, họ không thể tìm đường dựa trên khung cảnh tốt như trước nữa. Nguyên nhân là bởi phần não cần để ghi nhớ khung cảnh đã bị bỏ qua khi sử dụng dẫn đường bằng GPS.
Hãy quên GPS đi
Dù một số người bẩm sinh đã có khả năng tìm đường khá tốt, nó cũng như nhiều thứ khác trong cuộc sống - bạn cần tập luyện để duy trì. GPS giống như bánh phụ trên xe cho trẻ tập đi vậy. Chúng chắc chắn sẽ giúp việc lái xe đạp dễ dàng hơn, nhưng lúc đó bạn không phải bận tâm vào kỹ năng giữ thăng bằng. Khi tháo bánh phụ ra, bạn sẽ bị ngã.
Nếu bạn không bao giờ tìm đường mà không cần trợ giúp từ GPS, bạn sẽ ngày càng lệ thuộc vào nó. Càng sử dụng GPS, bạn càng cần đến nó. Đó là lý do tại sao dần dần giảm tần suất sử dụng GPS và tự mình tìm đường lại cực kỳ quan trọng. Có thể bạn sẽ bị lạc đường nhiều hơn, nhưng những tình huống đó cũng là một trải nghiệm học hỏi thú vị.
Thêm nữa, điều gì sẽ xảy ra khi mất tín hiệu di động, và bạn không thể sử dụng dẫn đường bằng GPS? Không hề vui chút nào, đúng chứ? Kể cả khi sử dụng GPS, điều bạn cần nhớ là hãy luôn chú ý đến khung cảnh xung quanh.
Dẫn đường bằng GPS là một thành tựu công nghệ không thể chối bỏ, và chúng ta không thể sống thiếu nó được. Tuy nhiên, bạn có lẽ sẽ không muốn bật Google Maps trong mọi chuyến đi, dù gần hay xa, từ nay cho đến hết đời. Bạn hoàn toàn có thể đi quanh thành phố đang sống mà chẳng cần GPS. Cứ thử mà xem!
Tuy nhiên, lệ thuộc vào dẫn đường bằng GPS cũng có cái hại riêng của nó - dần dần, bạn sẽ mất đi khả năng thực sự tính toán được cách để đến những nơi cần đến. Khá là nghiêm trọng đấy!
Được và mất khi dùng GPS
Thế giới của rất nhiều người đã thay đổi kể từ khi tính năng dẫn đường chi tiết của Google Maps xuất hiện trên smartphone. Với những ai “mù” đường, sở hữu một thiết bị tích hợp GPS có thể nhét vừa túi quần quả thực khiến họ tự tin hơn rất nhiều trong quá trình đi lại.
Vấn đề là, dù GPS giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn, nó không thực sự cải thiện khả năng tìm đường của bạn. Về cơ bản, khi sử dụng dẫn đường bằng GPS, hệ thống tìm đường của bộ não sẽ có xu hướng “tắt đi”. Bạn không còn cần phải chú ý quá nhiều đến đường xá và khung cảnh xung quanh nữa. Khi nào cần chuyển hướng, bạn sẽ được thiết bị cảnh báo.
Hãy thử giảm sự lệ thuộc vào dẫn đường bằng GPS. Bạn có thể tạm quên đi Google Maps và thử dạo quanh phố một vài vòng để xem tình hình thế nào. Hoặc bạn có thể xem trước điểm đến trên Google Maps để ghi nhớ bản đồ trong đầu. Nếu không may bị lạc, bạn có thể lấy điện thoại ra xem. Đảm bảo bạn sẽ thấy kỹ năng tìm đường của bản thân được cải thiện kha khá đấy. Nhưng tại sao lại như vậy?
Lời giải thích của khoa học
Bản đồ ghi nhớ trong đầu như đã đề cập ở trên là một trong hai chiến thuật mà chúng ta sử dụng để tìm đường. Nó được gọi là “phương pháp bộ nhớ không gian”, trong đó chúng ta nắm vị trí của những thứ cần nhớ để hình thành nên một tấm bản đồ của môi trường trong đầu. Phương pháp thứ hai gọi là “chiến thuật kích thích - phản xạ”, tức là ghi nhớ một chuỗi tuần tự các sự kiện. Rẽ trái, lái 5km, rẽ phải tại trạm xăng…
Một nghiên cứu đã được tiến hành với 50 người trưởng thành từ 19 - 35 tuổi. Họ đều là những người thường xuyên lái xe, tức lái ít nhất 4 ngày/tuần, ở Montreal, Canada, và trước đây có dùng GPS hay không cũng không quan trọng. Những người này sẽ thực hiện một loạt các bài kiểm tra, trong đó họ được yêu cầu nhớ những vật thể ở cuối những con đường.
Không hề ngạc nhiên khi những người sử dụng “chiến thuật kích thích - phản xạ” đi sai đường nhiều hơn khi phải dựa vào khung cảnh để nhớ đường. Tuy nhiên, trong những bài kiểm tra mà khung cảnh bị che đi, không được thể hiện, thì họ lại đạt kết quả tốt hơn nhiều so với những người sử dụng “phương pháp bộ nhớ không gian”.
Ba năm sau, 13 trong số 50 người kể trên được kiểm tra lần nữa. Những người phụ thuộc nhiều vào GPS kể từ lần kiểm tra đầu tiên đã bị suy giảm đáng kể khả năng ghi nhớ không gian. Nói cách khác, họ không thể tìm đường dựa trên khung cảnh tốt như trước nữa. Nguyên nhân là bởi phần não cần để ghi nhớ khung cảnh đã bị bỏ qua khi sử dụng dẫn đường bằng GPS.
Hãy quên GPS đi
Dù một số người bẩm sinh đã có khả năng tìm đường khá tốt, nó cũng như nhiều thứ khác trong cuộc sống - bạn cần tập luyện để duy trì. GPS giống như bánh phụ trên xe cho trẻ tập đi vậy. Chúng chắc chắn sẽ giúp việc lái xe đạp dễ dàng hơn, nhưng lúc đó bạn không phải bận tâm vào kỹ năng giữ thăng bằng. Khi tháo bánh phụ ra, bạn sẽ bị ngã.
Nếu bạn không bao giờ tìm đường mà không cần trợ giúp từ GPS, bạn sẽ ngày càng lệ thuộc vào nó. Càng sử dụng GPS, bạn càng cần đến nó. Đó là lý do tại sao dần dần giảm tần suất sử dụng GPS và tự mình tìm đường lại cực kỳ quan trọng. Có thể bạn sẽ bị lạc đường nhiều hơn, nhưng những tình huống đó cũng là một trải nghiệm học hỏi thú vị.
Thêm nữa, điều gì sẽ xảy ra khi mất tín hiệu di động, và bạn không thể sử dụng dẫn đường bằng GPS? Không hề vui chút nào, đúng chứ? Kể cả khi sử dụng GPS, điều bạn cần nhớ là hãy luôn chú ý đến khung cảnh xung quanh.
Dẫn đường bằng GPS là một thành tựu công nghệ không thể chối bỏ, và chúng ta không thể sống thiếu nó được. Tuy nhiên, bạn có lẽ sẽ không muốn bật Google Maps trong mọi chuyến đi, dù gần hay xa, từ nay cho đến hết đời. Bạn hoàn toàn có thể đi quanh thành phố đang sống mà chẳng cần GPS. Cứ thử mà xem!
Nguồn: Genk