Với sự gia tăng nhất quán của số lượng người đầu tư và chi tiêu vào tiền điện tử trong những năm qua, không có gì bất ngờ khi một số ngành công nghiệp đã có sự thừa nhận tầm quan trọng của tiền điện tử trong cả hiện tại và tương lai. Ngân hàng cũng không phải là ngoài lệ, thời gian gần đây, đã có rất nhiều ngân hàng công bố kế hoạch áp dụng tiền điện tử trong kế hoạch hoạt động của mình.
Tiền điện tử từng gây nhiều tranh cãi từ khi nó ra đời
Trở lại những năm 2014, trước khi sự bùng nổ tiền điện tử diễn ra, chúng sử dụng một hệ thống phi tập trung và không có ai nắm giữ tất cả dữ liệu hoặc sức mạnh của mạng lưới này. Không phải tất cả mọi người đều hâm mộ mô hình này và các ngân hàng cũng lo lắng rằng tiền điện tử là một mối đe dọa.
Trên thực tế, trong những năm qua, nhiều chính phủ trên toàn thế giới đang cố gắng để giữ cho đồng tiền quốc gia là đồng tiền pháp lý duy nhất bằng cách cấm sở hữu, bán hoặc khai thác tiền điện tử. Chẳng hạn Trung Quốc, Algeria, Ecuador và Bắc Macedonia đều đã cấm tiền điện tử, những quốc gia khác như Nga và Việt Nam đang thực hiện các động thái nhằm hạn chế việc sử dụng tiền kỹ thuật số.
Mối quan hệ giữa tiền điện tử và các ngân hàng trên quy mô toàn cầu cũng đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, ngay cả ở những quốc gia công nhận tiền điện tử là hợp pháp. Tuy nhiên các ngân hàng cũng đang thay đổi dần những quan điểm cũng như quy tắc của họ về tiền điện tử.
Vậy đâu là lý do cho xu thế này?
1. Nhu cầu về tiền điện tử đang tăng lên
Với sự phổ biến ngày càng lên tăng lên của tiền điện tử, các dịch vụ áp dụng các loại tiền kỹ thuật số cũng ngày càng xuất hiện nhiều như một xu thế tất yếu thời hiện đại. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, 6% nhà đầu tư trong nước sở hữu Bitcoin. Đây thực sự là con số không nhỏ, các ngân hàng hiện cũng đang chấp nhận một thực tế rằng tiền điện tử sẽ đóng một vai trò đáng kể trong tương lai của nền kinh tế Mỹ. Một ví dụ điển hình là Ngân hàng Mỹ, họ đã đã ra mắt dịch vụ lưu ký Bitcoin cho các nhà quản lý đầu tư tổ chức vào tháng 10 năm 2021. Còn ngân hàng Wells Fargo đã công bố quyết định cung cấp quỹ tiền điện tử cho những khách hàng giàu có hơn.
Ngoài ra, Ally - một ngân hàng thân thiện với tiền điện tử khác cũng cho phép tích hợp với tài khoản Coinbase của bạn, không yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu. Những động thái này từ ngân hàng đang mở đầu cho một phong trào toàn cầu hướng tới việc áp dụng tiền điện tử.
Vào tháng 6 năm 2021, NCR - một công ty thanh toán doanh nghiệp, đã bắt đầu áp dụng các phương thức thanh toán tiền điện tử đến 650 ngân hàng Mỹ. Điều đó sẽ tác động đến cách thức tiêu tiền của các khách hàng ngân hàng và có thể trở thành những hình mẫu đi đầu cho các tổ chức khác về cách thay đổi phù hợp với thời đại.
Không chỉ ở Mỹ, các quốc gia khác như Vương Quốc Anh cũng đã quan tâm đặc biệt hơn đến tiền điện tử, bằng chứng là tỷ lệ sở hữu tiền điện tử đã tăng lên trong nước kể từ năm 2018, thế hệ trẻ của nước này cũng đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư thông qua tiền điện tử. Ở những quốc gia nơi tiền điện tử tồn tại hợp pháp và đang trên đường phát triển, các ngân hàng đang muốn đảm bảo rằng tiền điện tử sẽ có một vị trí vững chắc trong tương lai của nền kinh tế quốc gia của họ.
2. Các quốc gia cố gắng cải thiện tính pháp lý cho tiền điện tử
Mặc dù hiện nay các quốc gia vẫn dựa vào những đồng tiền chính thức truyền thống của họ như Đô la, Euro hoặc Bảng Anh để sử dụng các trong các hình thức thanh toán hợp pháp, nhưng bên cạnh đó, một vài quốc gia đã sử dụng tiền điện tử làm tiền tệ chính của họ, điều này được giải thích bởi lý do đồng tiền quốc gia đang ngày càng yếu thế hoặc sự phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài.
Tiền điện tử đã được El Salvador - một Quốc gia ven biển Trung Mỹ - chấp nhận trên toàn quốc, vốn chỉ dựa vào các khoản thanh toán từ những cư dân làm việc ở nơi khác. Các giao dịch truyền thống này đang phải chịu các khoản phí đáng kể từ các trung gian tài chính, ảnh hưởng tồi tệ đến nguồn ngoại hối của quốc gia. Gần 3/4 công dân El Salvador thậm chí không có tài khoản ngân hàng của riêng mình.
Venezuela, một quốc gia Nam Mỹ khác gần đây cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để áp dụng tiền điện tử. Lý do quan trọng là ở quốc gia này, lạm phát trong nền kinh tế đang tăng cao khiến đồng Bolívar của Venezuela mất đi giá trị đáng kể. Chính phủ Venezuela đã thực hiện giải quyết các vấn đề kinh tế của mình bằng cách giới thiệu tiền điện tử Petro, mặc dù động thái này vẫn chưa thể thay đổi được các vấn đề khác của quốc gia.
Các quốc gia khác như Grenada và St. Lucia cũng đã tung ra các loại tiền kỹ thuật số để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ các vấn đề trong nền kinh tế của họ.
3. Tiền điện tử có tiềm năng sinh lời
Một thực tế phải công nhận là kể từ khi ra đời, tiền điện tử đã chứng minh được giá trị đang tăng dần theo thời gian của nó. Tiền kỹ thuật số đang mang đến cho nhiều nhà đầu tư những vận may kinh tế, hiện tại có một lượng đáng kể tiền điện tử đang được lưu hành. Do vậy, việc các ngân hàng có xu thế tham gia vào lĩnh vực này là hợp lý.
Ngân hàng Wells Fargo đã thông báo rằng sẽ cung cấp quỹ tiền điện tử cho những khách hàng giàu có, thay vì cho tất cả khách hàng. Điều này xem ra có vẻ thiếu công bằng, nhưng nó sẽ xảy ra bởi đơn giản nó sẽ mang về lợi nhuận cho ngân hàng. Họ chỉ muốn tập trung vào những quỹ tiền điện tử lớn mang về lợi ích cho họ với tư cách là một doanh nghiệp "buôn tiền".
Tuy nhiên, nói đến mặt tích cực cũng phải đề cập đến những mặt rủi ro. Bên cạnh việc làm cho các nhà đầu tư giàu lên, nó cũng có thể làm cho ai đó phá sản chỉ trong vài giờ. Các ngân hàng cũng nên cảnh giác với những rủi ro này và có thể nó sẽ trở thành rào cản cho việc áp dụng tiền điện tử của các ngân hàng trên phạm vi toàn cầu.
Với việc ngày càng có nhiều ngân hàng đang áp dụng giao dịch tiền điện tử bằng cách này hay cách khác, tiền điện tử chắc chắn sẽ còn tiếp tục phát triển và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của tiền điện tử trong ngành ngân hàng. Mọi việc, có lẽ nên chờ thời gian trả lời.
Tiền điện tử từng gây nhiều tranh cãi từ khi nó ra đời
Trở lại những năm 2014, trước khi sự bùng nổ tiền điện tử diễn ra, chúng sử dụng một hệ thống phi tập trung và không có ai nắm giữ tất cả dữ liệu hoặc sức mạnh của mạng lưới này. Không phải tất cả mọi người đều hâm mộ mô hình này và các ngân hàng cũng lo lắng rằng tiền điện tử là một mối đe dọa.
Trên thực tế, trong những năm qua, nhiều chính phủ trên toàn thế giới đang cố gắng để giữ cho đồng tiền quốc gia là đồng tiền pháp lý duy nhất bằng cách cấm sở hữu, bán hoặc khai thác tiền điện tử. Chẳng hạn Trung Quốc, Algeria, Ecuador và Bắc Macedonia đều đã cấm tiền điện tử, những quốc gia khác như Nga và Việt Nam đang thực hiện các động thái nhằm hạn chế việc sử dụng tiền kỹ thuật số.
Mối quan hệ giữa tiền điện tử và các ngân hàng trên quy mô toàn cầu cũng đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, ngay cả ở những quốc gia công nhận tiền điện tử là hợp pháp. Tuy nhiên các ngân hàng cũng đang thay đổi dần những quan điểm cũng như quy tắc của họ về tiền điện tử.
Vậy đâu là lý do cho xu thế này?
1. Nhu cầu về tiền điện tử đang tăng lên
Với sự phổ biến ngày càng lên tăng lên của tiền điện tử, các dịch vụ áp dụng các loại tiền kỹ thuật số cũng ngày càng xuất hiện nhiều như một xu thế tất yếu thời hiện đại. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, 6% nhà đầu tư trong nước sở hữu Bitcoin. Đây thực sự là con số không nhỏ, các ngân hàng hiện cũng đang chấp nhận một thực tế rằng tiền điện tử sẽ đóng một vai trò đáng kể trong tương lai của nền kinh tế Mỹ. Một ví dụ điển hình là Ngân hàng Mỹ, họ đã đã ra mắt dịch vụ lưu ký Bitcoin cho các nhà quản lý đầu tư tổ chức vào tháng 10 năm 2021. Còn ngân hàng Wells Fargo đã công bố quyết định cung cấp quỹ tiền điện tử cho những khách hàng giàu có hơn.
Ngoài ra, Ally - một ngân hàng thân thiện với tiền điện tử khác cũng cho phép tích hợp với tài khoản Coinbase của bạn, không yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu. Những động thái này từ ngân hàng đang mở đầu cho một phong trào toàn cầu hướng tới việc áp dụng tiền điện tử.
Vào tháng 6 năm 2021, NCR - một công ty thanh toán doanh nghiệp, đã bắt đầu áp dụng các phương thức thanh toán tiền điện tử đến 650 ngân hàng Mỹ. Điều đó sẽ tác động đến cách thức tiêu tiền của các khách hàng ngân hàng và có thể trở thành những hình mẫu đi đầu cho các tổ chức khác về cách thay đổi phù hợp với thời đại.
Không chỉ ở Mỹ, các quốc gia khác như Vương Quốc Anh cũng đã quan tâm đặc biệt hơn đến tiền điện tử, bằng chứng là tỷ lệ sở hữu tiền điện tử đã tăng lên trong nước kể từ năm 2018, thế hệ trẻ của nước này cũng đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư thông qua tiền điện tử. Ở những quốc gia nơi tiền điện tử tồn tại hợp pháp và đang trên đường phát triển, các ngân hàng đang muốn đảm bảo rằng tiền điện tử sẽ có một vị trí vững chắc trong tương lai của nền kinh tế quốc gia của họ.
2. Các quốc gia cố gắng cải thiện tính pháp lý cho tiền điện tử
Mặc dù hiện nay các quốc gia vẫn dựa vào những đồng tiền chính thức truyền thống của họ như Đô la, Euro hoặc Bảng Anh để sử dụng các trong các hình thức thanh toán hợp pháp, nhưng bên cạnh đó, một vài quốc gia đã sử dụng tiền điện tử làm tiền tệ chính của họ, điều này được giải thích bởi lý do đồng tiền quốc gia đang ngày càng yếu thế hoặc sự phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài.
Tiền điện tử đã được El Salvador - một Quốc gia ven biển Trung Mỹ - chấp nhận trên toàn quốc, vốn chỉ dựa vào các khoản thanh toán từ những cư dân làm việc ở nơi khác. Các giao dịch truyền thống này đang phải chịu các khoản phí đáng kể từ các trung gian tài chính, ảnh hưởng tồi tệ đến nguồn ngoại hối của quốc gia. Gần 3/4 công dân El Salvador thậm chí không có tài khoản ngân hàng của riêng mình.
Venezuela, một quốc gia Nam Mỹ khác gần đây cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để áp dụng tiền điện tử. Lý do quan trọng là ở quốc gia này, lạm phát trong nền kinh tế đang tăng cao khiến đồng Bolívar của Venezuela mất đi giá trị đáng kể. Chính phủ Venezuela đã thực hiện giải quyết các vấn đề kinh tế của mình bằng cách giới thiệu tiền điện tử Petro, mặc dù động thái này vẫn chưa thể thay đổi được các vấn đề khác của quốc gia.
Các quốc gia khác như Grenada và St. Lucia cũng đã tung ra các loại tiền kỹ thuật số để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ các vấn đề trong nền kinh tế của họ.
3. Tiền điện tử có tiềm năng sinh lời
Một thực tế phải công nhận là kể từ khi ra đời, tiền điện tử đã chứng minh được giá trị đang tăng dần theo thời gian của nó. Tiền kỹ thuật số đang mang đến cho nhiều nhà đầu tư những vận may kinh tế, hiện tại có một lượng đáng kể tiền điện tử đang được lưu hành. Do vậy, việc các ngân hàng có xu thế tham gia vào lĩnh vực này là hợp lý.
Ngân hàng Wells Fargo đã thông báo rằng sẽ cung cấp quỹ tiền điện tử cho những khách hàng giàu có, thay vì cho tất cả khách hàng. Điều này xem ra có vẻ thiếu công bằng, nhưng nó sẽ xảy ra bởi đơn giản nó sẽ mang về lợi nhuận cho ngân hàng. Họ chỉ muốn tập trung vào những quỹ tiền điện tử lớn mang về lợi ích cho họ với tư cách là một doanh nghiệp "buôn tiền".
Tuy nhiên, nói đến mặt tích cực cũng phải đề cập đến những mặt rủi ro. Bên cạnh việc làm cho các nhà đầu tư giàu lên, nó cũng có thể làm cho ai đó phá sản chỉ trong vài giờ. Các ngân hàng cũng nên cảnh giác với những rủi ro này và có thể nó sẽ trở thành rào cản cho việc áp dụng tiền điện tử của các ngân hàng trên phạm vi toàn cầu.
Với việc ngày càng có nhiều ngân hàng đang áp dụng giao dịch tiền điện tử bằng cách này hay cách khác, tiền điện tử chắc chắn sẽ còn tiếp tục phát triển và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của tiền điện tử trong ngành ngân hàng. Mọi việc, có lẽ nên chờ thời gian trả lời.
Theo VN review