Bài này em viết cho 4r trường em cũng lâu rồi. Giờ post lại làm quà ra mắt anh em nhiếp ảnh hdvn tất cả chỉ là kinh nghiệm đúc rút từ những sai lầm của bản thân em, nên nếu có gì ngu xi thì các bác cũng đừng chém em nhé
Đầu tiên là những kinh nghiệm liên quan tới thiết bị, tức là cái máy ảnh.
Sai lầm số 1: Số chấm (megapixel) càng cao cho ảnh càng đẹp
Em thấy rất nhiều người khi hỏi về một chiếc máy ảnh thì câu đầu tiên là “Bao nhiêu chấm?” Nhiều người nghĩ rằng một chiếc máy ảnh càng nhiều chấm thì sẽ cho ra ảnh có chất lượng càng đẹp. Các tờ báo khi phân tích về một chiếc máy ảnh mới ra lò cũng thường đề cập tới vấn đề này đầu tiên. Họ lập luận rằng những chiếc máy ảnh có độ phân giải lớn sẽ cho ra những bức ảnh có sự chuyển màu mượt mà hơn, màu sắc chi tiết hơn, ảnh đẹp hơn.
Tuy nhiên theo em thì điều này không hẳn lúc nào cũng đúng, thậm chí còn có thể ngược lại. Vì một tấm ảnh có chất lượng tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, mà một trong số đó là con chip cảm biến của máy ảnh. Cụ thể hơn là kích thước của con chip đó. Kích thước của những con chip này thường được ghi dưới dạng 1/3.4”, 1/3.2”, v..v.. Hiểu một cách nôm na là chip có kích thước càng lớn thì chất lượng ảnh càng tốt. Bởi độ phân giải của ảnh thực chất là số điểm ảnh nén trên tấm chip này. Và do đó nếu như số điểm nén quá lớn trên một con chip quá nhỏ thì hệ quả là lượng ánh sáng mỗi điểm ảnh nhận được càng thấp, chất lượng ảnh sẽ càng tệ, độ noise càng cao. Lập luận này từng được đưa ra với một ví dụ kinh điển là Canon S3is chụp đẹp hơn S5is, dù S3is (6mpx) là phiên bản đời trước của S5is (10mpx) nhưng dùng chung một con chip cảm biến – nghĩa là cùng kích thước con chip.
Một lí do khác nữa, đó là số điểm ảnh có ý nghĩa trong việc nói lên size ảnh tối đa có thể in ra đạt chất lượng tốt thì đúng hơn là chất lượng của tấm ảnh. Với những ảnh cỡ thông thường mang tính chất kỷ niệm như 9x12, hay 10x15 thì thật sự là ảnh do một cái máy 6mpx chụp so với ảnh do một cái máy 10mpx chụp chả khác nhau tẹo nào. Thậm chí một cái máy 6mpx có khi còn cho ảnh đẹp hơn đối với những tay máy amateur, bởi khi đó ảnh càng chi tiết thì lại càng bộc lộ những sai xót của mình trong tấm ảnh mà thôi.
Ngày nay những cái máy ảnh tầm 5mpx đổ xuống không còn được sản xuất nữa. Giá thành máy cũng ngày càng rẻ. Tuy vậy với mục đích chụp ảnh để giải trí và lưu giữ kỷ niệm, thì một cái máy tầm 6 - 8mpx có thể coi là hợp lý, thay vì phải bỏ ra thêm tới 1 - 2tr chỉ để đạt được 10mpx với lại 12mpx mà chả để làm gì. Tiền thừa đó dùng để rửa máy thì hợp lý hơn :">
Sai lầm số 2: Zoom quang, zoom số và siêu zoom
Bỏ qua sai lầm số 1, nhiều người tiếp tục mắc phải sai lầm số 2, đó là nhăm nhăm chọn những máy có số zoom lớn, và thường nhầm lẫn giữa zoom số cũng như zoom quang.
Cần phải nói ngay là con số zoom số (digital zoom) chả mang ý nghĩa gì cả. Chỉ có con số zoom quang (optical zoom) là có giá trị mà thôi. Ko tin mọi người cứ thử lấy một cái máy ra và zoom thử sẽ biết. Đẩy hết cỡ zoom quang sẽ là tới zoom số. Ảnh phóng đại trong khoảng zoom quang vẫn giữ được chất lượng như khi không zoom, nhưng chuyển sang vùng zoom số thì nhòe nhoẹt trông phát tởm. Đó là vì zoom quang dựa trên các tính chất vật lý của thấu kính, còn zoom số dựa trên các phép tính nội suy của phần mềm bên trong máy ảnh.
Máy chụp ảnh PnS có độ zoom quang lớn nhất hiện nay cũng chỉ dừng ở mức 22x - thường gọi là các máy superzoom, bởi thế nên nếu có bác bán hàng thích lòe bịp nào quảng cáo với bạn rằng cái máy abc này có độ phóng đại lên tới 32x, 40x thì phải hiểu rằng họ đang nói về tổng độ phóng đại chứ không phải nói về zoom quang của máy, và nó được tính bằng optical zoom x digital zoom. Ví dụ Canon IXY 800IS có optical zoom là 4x và digital zoom là 3x thì tổng độ phóng đại sẽ là 4x3=12x. Tuy nhiên trên thân máy hay trên ống kính, bao giờ nhà sản xuất cũng chỉ ghi optical zoom mà thôi, bởi vì chỉ có nó là có giá trị sử dụng như em đã nói ở trên.
Một số người không thích chơi máy DSLR vì sự cồng kềnh lích kích của nó, thường tìm tới những máy PnS có zoom quang lớn (5x-10x) hoặc những máy superzoom (12x-22x). Đồng ý là khả năng “kéo vật lại gần” lớn như vậy sẽ có ích trong nhiều trường hợp, ví dụ như ko thể tiến lại gần vật thể hay chụp trộm chẳng hạn :"> tuy vậy sau một thời gian dài dùng superzoom thì em nhận ra rằng nó chả cần thiết.
Thứ nhất, ở độ zoom càng lớn thì chất lượng ảnh sẽ càng giảm. Nó sẽ còn phụ thuộc vào khả năng khử rung của máy, cũng như khả năng giữ máy đứng im của tay người chụp.
Thứ nữa là đôi khi vì ỉ lại ở cái tính năng zoom xa của máy mà ta lười không thèm di chuyển, trong khi việc tiến lại gần mẫu thường sẽ cho ta những góc máy sáng tạo hơn, ảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều. Bởi vậy nên với các máy PnS, tầm zoom quang 4x-6x có thể coi là lý tưởng.
Tạm post thế thôi. Xem ý kiến các bác thế nào rồi post tiếp ạ :">
Đầu tiên là những kinh nghiệm liên quan tới thiết bị, tức là cái máy ảnh.
Sai lầm số 1: Số chấm (megapixel) càng cao cho ảnh càng đẹp
Em thấy rất nhiều người khi hỏi về một chiếc máy ảnh thì câu đầu tiên là “Bao nhiêu chấm?” Nhiều người nghĩ rằng một chiếc máy ảnh càng nhiều chấm thì sẽ cho ra ảnh có chất lượng càng đẹp. Các tờ báo khi phân tích về một chiếc máy ảnh mới ra lò cũng thường đề cập tới vấn đề này đầu tiên. Họ lập luận rằng những chiếc máy ảnh có độ phân giải lớn sẽ cho ra những bức ảnh có sự chuyển màu mượt mà hơn, màu sắc chi tiết hơn, ảnh đẹp hơn.
Tuy nhiên theo em thì điều này không hẳn lúc nào cũng đúng, thậm chí còn có thể ngược lại. Vì một tấm ảnh có chất lượng tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, mà một trong số đó là con chip cảm biến của máy ảnh. Cụ thể hơn là kích thước của con chip đó. Kích thước của những con chip này thường được ghi dưới dạng 1/3.4”, 1/3.2”, v..v.. Hiểu một cách nôm na là chip có kích thước càng lớn thì chất lượng ảnh càng tốt. Bởi độ phân giải của ảnh thực chất là số điểm ảnh nén trên tấm chip này. Và do đó nếu như số điểm nén quá lớn trên một con chip quá nhỏ thì hệ quả là lượng ánh sáng mỗi điểm ảnh nhận được càng thấp, chất lượng ảnh sẽ càng tệ, độ noise càng cao. Lập luận này từng được đưa ra với một ví dụ kinh điển là Canon S3is chụp đẹp hơn S5is, dù S3is (6mpx) là phiên bản đời trước của S5is (10mpx) nhưng dùng chung một con chip cảm biến – nghĩa là cùng kích thước con chip.
Một lí do khác nữa, đó là số điểm ảnh có ý nghĩa trong việc nói lên size ảnh tối đa có thể in ra đạt chất lượng tốt thì đúng hơn là chất lượng của tấm ảnh. Với những ảnh cỡ thông thường mang tính chất kỷ niệm như 9x12, hay 10x15 thì thật sự là ảnh do một cái máy 6mpx chụp so với ảnh do một cái máy 10mpx chụp chả khác nhau tẹo nào. Thậm chí một cái máy 6mpx có khi còn cho ảnh đẹp hơn đối với những tay máy amateur, bởi khi đó ảnh càng chi tiết thì lại càng bộc lộ những sai xót của mình trong tấm ảnh mà thôi.
Ngày nay những cái máy ảnh tầm 5mpx đổ xuống không còn được sản xuất nữa. Giá thành máy cũng ngày càng rẻ. Tuy vậy với mục đích chụp ảnh để giải trí và lưu giữ kỷ niệm, thì một cái máy tầm 6 - 8mpx có thể coi là hợp lý, thay vì phải bỏ ra thêm tới 1 - 2tr chỉ để đạt được 10mpx với lại 12mpx mà chả để làm gì. Tiền thừa đó dùng để rửa máy thì hợp lý hơn :">
Sai lầm số 2: Zoom quang, zoom số và siêu zoom
Bỏ qua sai lầm số 1, nhiều người tiếp tục mắc phải sai lầm số 2, đó là nhăm nhăm chọn những máy có số zoom lớn, và thường nhầm lẫn giữa zoom số cũng như zoom quang.
Cần phải nói ngay là con số zoom số (digital zoom) chả mang ý nghĩa gì cả. Chỉ có con số zoom quang (optical zoom) là có giá trị mà thôi. Ko tin mọi người cứ thử lấy một cái máy ra và zoom thử sẽ biết. Đẩy hết cỡ zoom quang sẽ là tới zoom số. Ảnh phóng đại trong khoảng zoom quang vẫn giữ được chất lượng như khi không zoom, nhưng chuyển sang vùng zoom số thì nhòe nhoẹt trông phát tởm. Đó là vì zoom quang dựa trên các tính chất vật lý của thấu kính, còn zoom số dựa trên các phép tính nội suy của phần mềm bên trong máy ảnh.
Máy chụp ảnh PnS có độ zoom quang lớn nhất hiện nay cũng chỉ dừng ở mức 22x - thường gọi là các máy superzoom, bởi thế nên nếu có bác bán hàng thích lòe bịp nào quảng cáo với bạn rằng cái máy abc này có độ phóng đại lên tới 32x, 40x thì phải hiểu rằng họ đang nói về tổng độ phóng đại chứ không phải nói về zoom quang của máy, và nó được tính bằng optical zoom x digital zoom. Ví dụ Canon IXY 800IS có optical zoom là 4x và digital zoom là 3x thì tổng độ phóng đại sẽ là 4x3=12x. Tuy nhiên trên thân máy hay trên ống kính, bao giờ nhà sản xuất cũng chỉ ghi optical zoom mà thôi, bởi vì chỉ có nó là có giá trị sử dụng như em đã nói ở trên.
Một số người không thích chơi máy DSLR vì sự cồng kềnh lích kích của nó, thường tìm tới những máy PnS có zoom quang lớn (5x-10x) hoặc những máy superzoom (12x-22x). Đồng ý là khả năng “kéo vật lại gần” lớn như vậy sẽ có ích trong nhiều trường hợp, ví dụ như ko thể tiến lại gần vật thể hay chụp trộm chẳng hạn :"> tuy vậy sau một thời gian dài dùng superzoom thì em nhận ra rằng nó chả cần thiết.
Thứ nhất, ở độ zoom càng lớn thì chất lượng ảnh sẽ càng giảm. Nó sẽ còn phụ thuộc vào khả năng khử rung của máy, cũng như khả năng giữ máy đứng im của tay người chụp.
Thứ nữa là đôi khi vì ỉ lại ở cái tính năng zoom xa của máy mà ta lười không thèm di chuyển, trong khi việc tiến lại gần mẫu thường sẽ cho ta những góc máy sáng tạo hơn, ảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều. Bởi vậy nên với các máy PnS, tầm zoom quang 4x-6x có thể coi là lý tưởng.
Tạm post thế thôi. Xem ý kiến các bác thế nào rồi post tiếp ạ :">