Mình đọc bài này và có nhiều ý kiến rất tâm đắc, lược dịch cho các bạn cùng tham khảo. Tất nhiên những ý kiến của tác giả chỉ mang tính chủ quan, vì vậy các bạn có thể thảo luận để chủ để thêm phần phong phú. Tiêu đề do người dịch đặt.
“Toàn bộ câu chuyện này nói về thời chụp phim đen trắng, nhưng tôi hi vọng những kiến thức của mình có thể giúp ích cho những bạn trẻ ngày nay dùng máy KTS. Tôi cũng hi vọng rằng các bạn đừng cho tôi là người tự cao tự đại hay đại loại là như vậy, tất cả chỉ muốn nói về những điều thú vị sau 40 năm chơi ảnh của tôi.
Vậy là tôi đã là một nhiếp ảnh gia “tích cực” được hơn 40 năm. Trong những ngày đầu, tôi nghĩ tôi muốn trở thành trợ lý nhiếp ảnh thực thụ, chuyên nghiệp. Nhưng thật là “trớ trêu” khi nhiếp ảnh đã nhanh chóng ngấm vào máu của tôi. Tôi không thể “sống” nếu như không chụp ảnh và lọ mọ tráng và rọi ảnh trong phòng tối.
Tôi cũng nhận ra rằng tôi ghét kinh doanh ảnh, điều này có nghĩa là tôi “chơi” ảnh chứ không phải sống dựa vào ảnh để kiếm tiền. Ngày nay tôi cũng thu mình và không dám nhận lời khi có một ai đó nói với tôi rằng “Này bác, ngày mai bác mang máy ảnh đến tác nghiệp tại bữa tiệc của tôi nhé”.
Một vài năm trước, tôi nhận thấy rằng hầu hết những bức ảnh ưng ý của tôi, hoặc những bức ảnh treo tường đều đến từ giữa thời gian chơi ảnh trở lại đây (có nghĩa là khoảng 20 năm đổ lại đây). Tôi có rất ít ảnh vào thời kỳ đầu. Vì vậy, với kinh nghiệm phòng tối nâng cao dần, tôi đã quay lại những tấm phim âm bản ban đầu để tìm ra tác phẩm ứng ý nhất của mình.
Khi tôi nhìn vào những bức ảnh thời khởi nghiệp, tôi nhận thấy có 2 điều: (1) Tôi đâu có quá tồi như một đứa trẻ, (2) những bức ảnh có rất nhiều hạn chế và khiếm khuyết về kỹ thuật. Khi đó tôi trăn trở để tìm ra tại thiết bị hay tại tôi.
Bạn biết đấy, trong quá trình chơi ảnh, tôi cũng “upgrade” liên tục, có nghĩa là tôi phải bán cái cũ đi mua cái mới vì vậy tôi đã không có cơ hội so sánh trực tiếp. Tuy nhiên máy phim bây giờ đã rẻ vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ phải gom tất cả những body tôi đã từng có, chụp thử và so sánh xem sự khác nhau như thế nào giữa những máy của tôi đã từng sở hữu với những máy hiện đại của tôi bây giờ.
Điểm chuẩn so sánh là với bộ gear hiện đại của tôi bây giờ: Một hệ thống Hasselblad V và chiếc máy Winsner 4x5 Technical Field cùng với những ống kính tuyệt vời đến từ những cái tên Schneider, Rodenstock và Artar.
99,9% ảnh chụp test thử là đen trắng, và tôi có một phòng tối tuyệt vời, cho nên tôi có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình test. Tôi cũng sẽ không chụp theo biểu đồ độ phân giải mà tôi chụp một bức ảnh thực thụ sự để so sánh.
Bạn có thể xem bảng dưới những chiếc máy tôi đã chụp để so sánh được đánh bằng dấu X.
Có một số body vì tuổi đời của nó quá lâu, nên tôi phải sửa chữa và fix lỗi cho nó hoạt động hoàn hảo trở lại.
Tôi làm việc này không phải để sưu tầm lại mà chủ yếu để xem “tại tôi hay tại thiết bị”.
Tôi bắt đầu xách máy lên đường, chụp và chụp trong một tuần, trong một tháng. Sau cùng rút ra được kết luận.
Vấn đề với những bức ảnh cũ 90% là do tôi, do kỹ thuật của tôi kém không phải giới hạn của thiết bị. Ví dụ những bức ảnh tôi mới chụp với Nikon F (tất nhiên Nikon F không có cửa so với mấy bộ gear hiện đại mà tôi có) 90% đẹp hơn những bức ảnh tôi đã từng chụp.
Sau 4 thập kỷ, những máy ảnh cũ kỹ ngày xưa tôi có thể chụp ra được những bức ảnh đẹp là bởi vì tôi đã “hiểu” máy hơn, có nghĩa là tôi đã làm chủ được thiết bị mà thời trẻ của tôi mặc dù cũng nắm vững về nguyên lý ánh sáng nhưng kiến thức vẫn còn yếu.
Định dạng quan trọng hơn thiết bị. Với những chiếc máy ảnh medium format có tuổi đời 30 năm với một ống kính tốt có thể cho ra bằng hoặc “hơn” những chiếc DSLR cao cấp bây giờ. “Hơn” ở đây ý nói đến hơn về dynamic range, màu sắc và chuyển tone màu. Format 4x5 có thể có mọi thứ thậm chí phim 35mm gần đây cũng không làm được. Đó là vật lý chứ không phải là ảo thuật.
Thấu kính cũ tốt hơn mọi người tưởng. Một chiếc Baby Speed Graphic với một ống kính Ektar 101mm tạo thành bộ gear tuyệt vời. Ống kính sắc nét như dao cạo. Tương tự như vậy Mamiya TLR với lens 646 cũng thuộc hàng đỉnh.
Ống kính cũ Nikon vẫn là lens tôi ưa thích, hiện vẫn thường xuyên cắm trên Nikon DSLR. Ống kính 24mm f/2.8 và 105 f/2.5 thực sự là những ống kính tốt nhất mà Nikon đã chế tạo ra. 105 f/2.8 cắm trên Full Frame thực sự là một “huyền thoại” chân dung.
Tôi không thể nào nhận ra sự khác nhau chất lượng ảnh giữa một chiếc body cũ rích (Baby Speed) và mới nhất (Hasselblad V). Đó có thể là một sự “thất vọng” vì bộ gear cũ rích tôi chỉ phải bỏ ra có 300 USD, trong khi đó bộ gear mới đã phải trả tới 3000 USD chỉ cho một chiếc lens. Điều khác biệt duy nhất là máy cũ định dạng 6x6, còn mới là 6x9.
Định dạng yêu thích của tôi vẫn là 6x9. Tôi đang săn lùng một chiếc Mamiya Universal ở một mức giá hợp lý mà khó quá.
Tôi cũng nhận thấy rằng Yashica là tuyệt vời, Hassy và Fuji thuộc hàng top nhưng tôi lại có cảm giác chúng không bao giờ là một phần của tôi. Nhưng nếu đặt vào tay tôi Baby Speed, Mamiya, Wisner hoặc Nikon cũ, tôi cảm thấy mình phiêu hơn.
Bài học ở đây là gì. Thực sự các máy ảnh cũng không có nhiều sự “khác biệt” ngoại trừ nó làm cho bạn làm việc theo cách khác nhau và do đó tiếp nhận những khả năng khác nhau.
Tôi hi vọng rằng tôi sẽ được gắn bó với máy ảnh trong nhiều năm nữa, nếu Chúa Nhân lành cho phép. Tôi nghĩ tôi thích lúc gần đất xa trời có thể sẽ được nhìn qua viewfinder hoặc chạm tay vào máy ảnh là tôi mãn nguyện lắm rồi”
Kết luận của người dịch: Bạn hãy đừng băn khoăn người ta cầm body gì, lens gì mà cảm thấy “xấu hổ”. Bạn hãy cứ yêu chiếc máy ảnh mình có. Ảnh đẹp không phụ thuộc quá nhiều vào gear bạn đang cầm, mà phụ thuộc vào tâm hồn bạn gửi gắm vào bức ảnh, phụ thuộc vào kỹ thuật nữa. Hãy chơi ảnh theo đúng nghĩa.
Theo petapixel
Chỉnh sửa lần cuối: