Cái lão Hô kia hành hạ bà quá nha. Post hình lên đây bà đâm cho nát bét mới được.
Nếu hình không có chỗ đâm thì cầu cho máy bay lạc qua "xô ma li" luôn đi )
Hehe, cà nông gì mà thiếu tự tin quá vậy, chụp là phải đẹp chứ gì mà phải hy vọng để mới có hình đẹp, không giống Nikon chút nào, Nikon chụp xấu cũng tự hào là chụp đẹp, hahaha
em vừa ra tới, mới vừa cơm nước xong, HN hôm nay 16 độ, se se lạnh, đang kím cái mền 37 độ mà chưa có được, haiz lạnh quá.
cái máy cùi bụi bám đầy Sensor, ai bít HN chỗ nào chùi rửa ko nhỉ
cám ơn bác Dương nhìu đã "tiễn đưa" em tại sân bay TSN nhé, về em sẽ có quà đặc biệt HN cho bác
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Chiếc cầu mầu son, như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh của Hồ Hoàn Kiếm bên cạnh những liễu rủ, phượng lăn tăn, cành đa cổ tích, nối phố xá ồn ào với đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc tĩnh lặng. Ðó là cầu Thê Húc (tức là cầu đón ánh sáng ban mai đậu lại) được quan án sát Nguyễn Văn Siêu xây dựng năm 1865. Gần một thế kỷ rưỡi trôi qua, cầu gỗ ngày xưa đã được thay bằng xi-măng cốt sắt nhưng vẫn mang dáng dấp cây cầu son đỏ.