Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản mới đây cho biết lần đầu tiên trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tái tạo hình ảnh từ hoạt động não bộ của người với độ chính xác trên 75%.
Trước đó, việc tái tạo hình ảnh từ hoạt động não bộ chỉ có thể thực hiện được khi đối tượng chủ thể đang nhìn những hình ảnh đó, hoặc các hình ảnh - như khuôn mặt, chữ viết hay các hình vẽ đơn giản - rất rõ ràng. Nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Lượng tử Quốc gia (QST) và các tổ chức khác đã chứng minh rằng có thể tái tạo tất cả các loại hình ảnh, như phong cảnh hay các hình vẽ phức tạp, ở một mức độ nào đó chỉ dựa trên suy nghĩ.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sử dụng máy chụp cộng hưởng từ (MRI) ghi lại hoạt động não bộ của những đối tượng chủ thể đã xem 1.200 hình ảnh khác nhau. Sau đó, sử dụng AI để tạo ra "biểu đồ điểm" với khoảng 6,13 triệu yếu tố như màu sắc, hình dạng và kết cấu. Một chương trình giải mã tín hiệu thần kinh đã được tạo ra để khớp hoạt động của não với biểu đồ điểm, tạo ra các biểu đồ điểm mới khi hoạt động não bộ mới được đưa vào.
Tiếp theo, các đối tượng được cho xem một hình ảnh khác 1.200 hình ảnh đã xem trước đó và hoạt động não bộ của họ được đo bằng MRI từ 30 phút đến một giờ sau đó đồng thời được yêu cầu hình dung loại hình ảnh mà họ đã nhìn thấy. Khi nhập các bản ghi, bộ giải mã tín hiệu thần kinh tạo ra biểu đồ điểm. Các biểu đồ được đưa vào một chương trình AI tổng hợp khác để tái tạo hình ảnh, trải qua quá trình sửa đổi 500 bước.
Quá trình này giúp xác định hình ảnh gốc từ hình ảnh tái tạo với tỷ lệ chính xác lên đến 75,6%, một tiến bộ vượt bậc so với các phương pháp trước đó chỉ đạt được độ chính xác 50,4%. Kết quả này được công bố trên ấn bản trực tuyến của tạp chí khoa học quốc tế Neural Networks.
Nghiên cứu này có thể dẫn đến những hình thức giao tiếp mới không cần sử dụng từ ngữ. Nhà nghiên cứu Kei Majima của QST cho biết: "Đây là một thành tựu to lớn khi con người lần đầu tiên nhìn vào suy nghĩ người khác. Tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn về tâm trí con người".
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sử dụng máy chụp cộng hưởng từ (MRI) ghi lại hoạt động não bộ của những đối tượng chủ thể đã xem 1.200 hình ảnh khác nhau. Sau đó, sử dụng AI để tạo ra "biểu đồ điểm" với khoảng 6,13 triệu yếu tố như màu sắc, hình dạng và kết cấu. Một chương trình giải mã tín hiệu thần kinh đã được tạo ra để khớp hoạt động của não với biểu đồ điểm, tạo ra các biểu đồ điểm mới khi hoạt động não bộ mới được đưa vào.
Tiếp theo, các đối tượng được cho xem một hình ảnh khác 1.200 hình ảnh đã xem trước đó và hoạt động não bộ của họ được đo bằng MRI từ 30 phút đến một giờ sau đó đồng thời được yêu cầu hình dung loại hình ảnh mà họ đã nhìn thấy. Khi nhập các bản ghi, bộ giải mã tín hiệu thần kinh tạo ra biểu đồ điểm. Các biểu đồ được đưa vào một chương trình AI tổng hợp khác để tái tạo hình ảnh, trải qua quá trình sửa đổi 500 bước.
Quá trình này giúp xác định hình ảnh gốc từ hình ảnh tái tạo với tỷ lệ chính xác lên đến 75,6%, một tiến bộ vượt bậc so với các phương pháp trước đó chỉ đạt được độ chính xác 50,4%. Kết quả này được công bố trên ấn bản trực tuyến của tạp chí khoa học quốc tế Neural Networks.
Nghiên cứu này có thể dẫn đến những hình thức giao tiếp mới không cần sử dụng từ ngữ. Nhà nghiên cứu Kei Majima của QST cho biết: "Đây là một thành tựu to lớn khi con người lần đầu tiên nhìn vào suy nghĩ người khác. Tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn về tâm trí con người".
Theo Genk