Cha đẻ ChatGPT đang có những biến động sau cuộc "đảo chính" bất thành cuối năm 2023.
Tờ Fortune cho hay các nhân viên của OpenAI, cha đẻ ChatGPT mới đây đã sốc nặng với đề xuất logo mới.
Trong cuộc họp gần đây với các nhân viên, mọi người đã có phản ứng dữ dội với với thiết kế chữ "O" đơn giản thay thế cho logo cũ của ChatGPT. Vòng tròn đen đơn giản này khác hoàn toàn so với thiết kế ban đầu với biểu tượng hoa lục giác, gợi lên "sự chính xác, tiềm năng và sự lạc quan".
Việc có thể phải in logo mới lên các đồ lưu niệm hay trang web của OpenAI khiến nhiều nhân viên bày tỏ sự chán ghét công khai với sự thay đổi này khi cho rằng chúng thiếu sự sáng tạo.
Thêm vào đó, nhiều người hâm mộ ChatGPT đã quá quen với thiết kế cũ khi cho rằng chúng là biểu tượng của cuộc cách mạng AI với thế giới cũng khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Tuy nhiên phía các nhà thiết kế cũng có quan điểm của mình khi cho rằng biểu tượng mới đơn giản hơn, dễ liên tưởng đến trí thông minh nhân tạo (AI) hơn và đặc biệt là phù hợp với chiến lược phát triển mới của OpenAI.
Mặc dù vậy, nguồn tin của Fortune cho hay thiết kế này có thể sẽ phải thay đổi một lần nữa khi bị nhiều nhân viên phản đối.
Ma cũ, ma mới
Theo Fortune, câu chuyện logo mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong OpenAI khi hãng này đang có một cuộc cải tổ nội bộ sau vụ "đảo chính" bất thành cuối năm 2023 của nhà đồng sáng lập Ilya Suskever với CEO Sam Altman.
Kết quả là sau khi Microsoft thành công giữ lại Sam Altman và để Suskever ra đi, OpenAI đang có cuộc cải tổ về nhân lực cũng như hướng đến tầm nhìn khác theo mong muốn của cả Altman và tập đoàn Microsoft.
Cụ thể, OpenAI thay vì mục tiêu phi lợi nhuận như ban đầu thì ngày càng chú ý hơn vào doanh thu cũng như đáp ứng mong muốn của các nhà đầu tư như Microsoft. Cha đẻ ChatGPT đang cố gắng để có lợi nhuận vào năm 2025.
Bởi vậy, việc OpenAI tổ chức nhóm sáng tạo mới, thuê hàng loạt nhân viên thiết kế được tuyển dụng từ các công ty khác được cho là bước đi đầu tiên trong tiến trình này.
Động thái này đã được manh nha từ năm ngoái nhưng chỉ được tăng tốc thời gian gần đây sau khi CEO Sam Altman chống lại cuộc "đảo chính" năm 2023 và giành lại được quyền kiểm soát OpenAI, đồng thời nhận được sự hậu thuẫn từ Microsoft.
Tuy vậy, những nhân viên cũ và người hâm mộ lại không đồng tình với việc OpenAI chuyển hướng chú trọng hơn vào lợi nhuận. Một số chuyên gia cho rằng việc tập trung vào doanh thu và chiều lòng cổ đông sẽ khiến AI lọt vào tầm kiểm soát của các tập đoàn lớn, giới hạn khả năng sáng tạo và dập tắt cuộc cách mạng AI vốn có.
Quay trở lại câu chuyện thiết kế, việc các thương hiệu nổi tiếng thay thiết kế logo không có gì mới. Cả Google và Faceboo đều đã thay đổi logo sau khi thành lập công ty mẹ Alphabet và Meta.
Trong khi đó, chính Apple cũng đã nhiều lần điều chỉnh logo quả táo khuyết của mình trong những năm qua.
Theo Genk
Trong cuộc họp gần đây với các nhân viên, mọi người đã có phản ứng dữ dội với với thiết kế chữ "O" đơn giản thay thế cho logo cũ của ChatGPT. Vòng tròn đen đơn giản này khác hoàn toàn so với thiết kế ban đầu với biểu tượng hoa lục giác, gợi lên "sự chính xác, tiềm năng và sự lạc quan".
Việc có thể phải in logo mới lên các đồ lưu niệm hay trang web của OpenAI khiến nhiều nhân viên bày tỏ sự chán ghét công khai với sự thay đổi này khi cho rằng chúng thiếu sự sáng tạo.
Thêm vào đó, nhiều người hâm mộ ChatGPT đã quá quen với thiết kế cũ khi cho rằng chúng là biểu tượng của cuộc cách mạng AI với thế giới cũng khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Tuy nhiên phía các nhà thiết kế cũng có quan điểm của mình khi cho rằng biểu tượng mới đơn giản hơn, dễ liên tưởng đến trí thông minh nhân tạo (AI) hơn và đặc biệt là phù hợp với chiến lược phát triển mới của OpenAI.
Mặc dù vậy, nguồn tin của Fortune cho hay thiết kế này có thể sẽ phải thay đổi một lần nữa khi bị nhiều nhân viên phản đối.
Ma cũ, ma mới
Theo Fortune, câu chuyện logo mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong OpenAI khi hãng này đang có một cuộc cải tổ nội bộ sau vụ "đảo chính" bất thành cuối năm 2023 của nhà đồng sáng lập Ilya Suskever với CEO Sam Altman.
Kết quả là sau khi Microsoft thành công giữ lại Sam Altman và để Suskever ra đi, OpenAI đang có cuộc cải tổ về nhân lực cũng như hướng đến tầm nhìn khác theo mong muốn của cả Altman và tập đoàn Microsoft.
Cụ thể, OpenAI thay vì mục tiêu phi lợi nhuận như ban đầu thì ngày càng chú ý hơn vào doanh thu cũng như đáp ứng mong muốn của các nhà đầu tư như Microsoft. Cha đẻ ChatGPT đang cố gắng để có lợi nhuận vào năm 2025.
Bởi vậy, việc OpenAI tổ chức nhóm sáng tạo mới, thuê hàng loạt nhân viên thiết kế được tuyển dụng từ các công ty khác được cho là bước đi đầu tiên trong tiến trình này.
Động thái này đã được manh nha từ năm ngoái nhưng chỉ được tăng tốc thời gian gần đây sau khi CEO Sam Altman chống lại cuộc "đảo chính" năm 2023 và giành lại được quyền kiểm soát OpenAI, đồng thời nhận được sự hậu thuẫn từ Microsoft.
Tuy vậy, những nhân viên cũ và người hâm mộ lại không đồng tình với việc OpenAI chuyển hướng chú trọng hơn vào lợi nhuận. Một số chuyên gia cho rằng việc tập trung vào doanh thu và chiều lòng cổ đông sẽ khiến AI lọt vào tầm kiểm soát của các tập đoàn lớn, giới hạn khả năng sáng tạo và dập tắt cuộc cách mạng AI vốn có.
Quay trở lại câu chuyện thiết kế, việc các thương hiệu nổi tiếng thay thiết kế logo không có gì mới. Cả Google và Faceboo đều đã thay đổi logo sau khi thành lập công ty mẹ Alphabet và Meta.
Trong khi đó, chính Apple cũng đã nhiều lần điều chỉnh logo quả táo khuyết của mình trong những năm qua.
Theo Genk