Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Tình cờ em đọc được bài này. Thân gửi các bác yêu nhạc vàng

Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Là một trong 3 phòng thu đầu tiên của Sài Gòn, là nhà sản xuất âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng với gần 50 năm gắn bó với âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Quốc Dũng đã chia sẻ về xu hướng quay về hát nhạc “Sến” ở các ca sĩ hiện nay.




Thưa nhạc sỹ, “Sến” với ông được định nghĩa thế nào?

Nhạc “Sến” chính là sự cách tân của dòng nhạc dân ca Việt Nam. Sự pha trộn giữa âm nhạc Tây Phương và âm nhạc dân tộc đã tạo ra một thể loại âm nhạc độc đáo mà cho đến giờ, với tôi nó vẫn là đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam.

Điều đó có chủ quan quá hay không khi Việt Nam còn dòng nhạc trữ tình, nhạc trẻ và cả nhạc thính phòng, giao hưởng nữa…?

Cứ cho là tôi chủ quan đi… Nhưng gần 50 năm sống với âm nhạc, tôi đẫm mình trong dòng nhạc của Mozart, Chopin, Schubert… lẫn dòng nhạc trẻ Tây Phương, nhạc Mỹ tôi thấy nhạc thính phòng, giao hưởng, nhạc trẻ của Việt Nam vẫn còn thua quá xa. Tôi đã được nghe những bài tốt nghiệp của các bạn học sáng tác trong Nhạc Viện, hay trong những show diễn hoặc chương trình truyền hình, tôi thấy rõ ràng, với tôi, nhạc “Sến” vẫn là đỉnh cao mà chưa ai phá nổi. Nếu có một người nước ngoài đến Việt Nam, tôi sẽ hãnh diện đem nhạc “Sến” ra khoe, đây là nhạc Việt Nam, chứ tôi chẳng dám đưa những bản nhạc giao hưởng, tổ khúc, nhạc trẻ ra khoe đâu.




Vậy có không công bằng hay không khi nhiều người vẫn gọi nhạc “Sến” với đầy ý miệt thị?

Riêng với tôi, “Sến” không có nghĩa là thấp và sang nghĩa là cao. Nhạc “Sến” không hề tầm thường, nếu ai đó nói như thế thì người đó thật quá sai lầm. Vì để “Sến” một cách đúng nghĩa, đòi hỏi nhiều điều lắm!

Lần đầu tiên tôi nghe đến có “Sến” đúng và “Sến” sai, làm sao để hát đúng nhạc “Sến”?
Điều này rất khó, có những quy tắc đặt ra cho những nốt được rung và những nốt không được rung, những nốt được luyến và những nốt không được luyến. Hơn nữa khi luyến, lại phải yêu cầu trượt qua những nốt nhỏ nào đó mới tới nốt tiếp theo. Tất cả đều nằm trong âm nhạc dân ca của ta mà ra.

Vậy từ hát không “Sến” mà bị nói thành “Sến”. Ông có thấy bức xúc không?

Bây giờ nghe một ai đó nói rằng, người này hát “Sến” quá, thì tôi hiểu ngay rằng người ca sĩ đó đã hát “Sến” không ra “Sến”. Tôi không bức xúc khi nghe khán giả nói thế, chỉ thấy khó chịu khi nghe một người ca sĩ hát không đúng mà thôi. Chữ “Sến” đối với tôi có một định nghĩa khác, rất “Sến” có nghĩa là rất hay…

Hiện nay, khá nhiều ca sĩ đang quay trở lại hát dòng nhạc này, trên quan điểm của một nhà sản xuất, ông nghĩ sao?

Theo tôi, họ đang đi đúng hướng trong việc chinh phục khán giả. Điều này được minh chứng bằng những thành công mà họ đang đạt được.

Ông nhận xét thế nào về cách thể hiện của họ?

Tôi thấy họ còn thiếu căn bản về nhạc ngũ cung, nhạc dân ca. Họ cảm nhận đúng về nhu cầu của khán giả nhưng về chuyên môn thì còn yếu.

Nếu họ hát được vọng cổ, dân ca, thì khi chuyển qua nhạc “Sến”, chắc chắn họ sẽ lột tả được rõ nét, chính xác hơn tinh thần của nhạc “Sến”. Còn khi đang hát nhạc trẻ, đột nhiên họ chuyển sang nhạc “Sến” thì còn nhiều cái chưa tới. Những ca sĩ ngày trước như Thanh Tuyền, Thanh Thúy, Giao Linh, Duy Khánh, Hương Lan, Hoàng Oanh và nhất là Chế Linh đều có căn bản về nhạc dân ca.

Những thế hệ ca sĩ bây giờ muốn quay về hát nhạc “Sến”, tôi nghĩ phải bổ sung thêm nền tảng về dân ca, cải lương, chèo cổ, hò Huế… thì khi đó, họ sẽ hát nhạc “Sến” hay hơn rất nhiều.





Ông có nhắc đến Chế Linh, rõ ràng ông ấy vẫn được mệnh danh là ông hoàng nhạc “Sến” của Việt Nam…

Nếu ngày xưa có tiếng sáo Trương Lương, thổi lên làm tan rã chí khí quân Sở thì ở Việt Nam, Chế Linh cũng gần giống như vậy, mỗi khi nghe tiếng hát của ông, thì hầu như lính nào cũng muốn đào ngũ hết. Một cách ví von như thế để thấy giọng hát Chế Linh hết sức đặc biệt, ông ấy xứng đáng là ông hoàng của dòng nhạc này.

Còn Ngọc Sơn, anh ấy cũng được nhiều người gọi là ông hoàng nhạc “Sến”…

Ngọc Sơn là người gần đạt đến danh hiệu đó một cách xứng đáng. Tôi biết chắc Ngọc Sơn hát cải lương tốt, vì cơ bản Ngọc Sơn có một nền tảng về dân ca vững chắc. Với những ca sĩ thời bây giờ, tôi cho rằng Ngọc Sơn có thể đã là một ông hoàng nhạc “Sến”. Nhưng với tính cách thích làm khác người, đôi khi Ngọc sơn lại tự phá mình khi vượt quá những giới hạn cho phép.

Với dòng nhạc “Sến”, ông đã từng nói rằng mình rất ưng ý với Bảo Yến...

Theo tôi, trong nước bây giờ thì Bảo Yến có lẽ là người hát nhạc “Sến” số 1, nhưng đáng tiếc là bây giờ Bảo Yến lại không chịu hát nhạc “Sến” nữa. Cô ấy nói rằng hát nhiều quá rồi… Vậy nhưng khi lưu diễn bên Mỹ, khán giả lúc nào cũng yêu cầu Bảo Yến hát nhạc “Sến”. Lúc nào cũng vậy, cái gì quá quen thuộc thì không được đánh giá đúng giá trị thực tế của nó.

Còn những ca sĩ khác như Thùy Trang, Bích Phượng hay mới nhất là Cẩm Ly, Đàm Vĩnh Hưng?

Thùy Trang, Bích Phượng và Cẩm Ly hát nhạc “Sến” khá tốt, còn Đàm Vĩnh Hưng thì dòng nhạc của cậu ấy “lạ” quá, tôi không đánh giá được vì không có một cơ sở nào cả, tôi không biết xếp vào loại nào nữa…

Ông đã nói về những khuyết điểm, vậy ca sĩ thời nay có ưu thế gì hay không?

Rõ ràng, ca sĩ ngày nay có ưu thế hơn về giọng hát phong phú, khỏe hơn. Họ được học tập, thi thố tài năng nhiều hơn nên về thể lực họ có vẻ tốt hơn. Tuy nhiên, việc học tập đôi khi gây bất lợi vì nếu học không đúng, thì họ rất dễ bị giống một ai đó. Ca sĩ ngày xưa mỗi người có một bản năng và chất giọng riêng, khi họ cất giọng lên, tôi có thể biết được đó là ai. Còn bây giờ, nhiều khi phải nghe kỹ, phải đoán tới đoán lui mà vẫn còn đoán trật.

Đã rất lâu kể từ lúc thoái trào, theo ông vì sao nhạc “Sến” vẫn được yêu thích như vậy?

Người nào nói không nghe được nhạc “Sến” thì tôi cho rằng: một là người đó nói dối, hai là người đó tinh thần vọng ngoại một cách cực đoan. Tôi sẽ rất buồn nếu một người bạn nào đó của tôi nói rằng họ không nghe được nhạc “Sến”.

Thực tế, có nhiều người khi ở Việt Nam chỉ nghe nhạc Mỹ, nhạc quốc tế, thích ăn đồ Tây nhưng khi ra nước ngoài, xung quanh chỉ thấy nhạc Mỹ, nhạc quốc tế, đồ ăn Tây thì nhu cầu tinh thần lại đòi hỏi một cái gì đó của quê hương. Lúc này, họ mới thấy nhạc “Sến” gần gũi như rau muống, nước mắm vậy. Như tôi đã nói, cái gì không có thì mới thèm, còn cái gì quá dư thừa thì đôi khi họ sẽ không biết nó quý giá thế nào.

Theo Người nổi tiếng


Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=171322#ixzz1iH1Wyzkj
http://www.xaluan.com/
 

kennyt

Active Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Kết cái câu này của nhạc sĩ Quốc Dũng, Đàm Vĩnh Hưng thì nhạc nào cũng "nhai" được, nghe rất tạp nham, đặc biệt là hát những bài cũ remix lại, ĐVH chỉ có thể xếp vào loại ca sĩ thị trường như Lý Hải thì được, tất nhiên ca sĩ thì nhạc nào cũng hát được nhưng chọn riêng cho mình một thể loại, một phong cách riêng thì hay hơn, nếu ai đó gọi ĐVH là ông hoàng nhạc pop thì cũng nên xem lại gu nghe nhạc của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

khanhasd

Active Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

lần sau nhớ bỏ thêm vài cái hình nha :p
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Thị hiếu âm nhạc mà. Khi khán giả đã quá quen với cái gọi là nhạc trẻ, người ta lại thích thú cái mà trước đây bị gọi là nhạc sến
 

tranhuuphuposco

Active Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Nhạc sĩ Quốc Dũng nói hay quá. Nhạc bây giờ quá tạp nham, viết xong rồi hát nghe ra cái gì đâu chứ không giống âm nhạc.
 

t10000

Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng



Thùy Trang, Bích Phượng và Cẩm Ly hát nhạc “Sến” khá tốt, còn Đàm Vĩnh Hưng thì dòng nhạc của cậu ấy “lạ” quá, tôi không đánh giá được vì không có một cơ sở nào cả, tôi không biết xếp vào loại nào nữa…


Haha, hoan hô nhạc sỹ Quốc Dũng!
Tôi nghe nhiều thể loại nhạc, ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, và mỗi lúc tâm trạng vui buồn hay phấn khích. Từ nhạc đồng quê Mỹ, trữ tình Pháp, "sến" VN, song duy nhất KHÔNG BAO GIỜ nghe Đàm Vĩnh Hưng hát, vì nó "lạ quá" như nhạc sỹ nói.
 
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Đấy là cái "gu" cái tôi mỗi người, nghe nhạc là cảm nhận mà. Có thể cùng 1 bài hát nhưng cách trình bày của mỗi ca sĩ lại khác nhau và cách tạo điểm nhấn khác nhau. DVH remix lại 1 số bài nhưng nếu chỉ dập khuôn như thế hệ hát trước thì liệu có nên hát. Nhưng mình cũng không thích DVH hát "Sến", phí bài hát !
 

HacLongNinhKieu

Well-Known Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Đấy là cái "gu" cái tôi mỗi người, nghe nhạc là cảm nhận mà. Có thể cùng 1 bài hát nhưng cách trình bày của mỗi ca sĩ lại khác nhau và cách tạo điểm nhấn khác nhau. DVH remix lại 1 số bài nhưng nếu chỉ dập khuôn như thế hệ hát trước thì liệu có nên hát. Nhưng mình cũng không thích DVH hát "Sến", phí bài hát !

Đối với em, "remix" nhạc vàng (gọi kiểu này lạ quá :D ) thường thì theo các hướng này: đổi ca sĩ khác trình bày (đa số là thế ;)) ), thay đổi phần hòa âm (nhanh hoặc chậm hơn, thêm cái này bớt cái kia chút đỉnh), hay còn gì nữa mà em nhất thời chưa nhớ. Nhưng dù làm gì đi nữa, vẫn rất nên giữ lại cái "hồn" của nhạc vàng, vì đây không phải nhạc trẻ mà muốn "remix" thế nào thì "re". Đúng như bác nói, dập khuôn thì không hay chút nào, bởi vì các bài hát đó gắn liền với 1 số giọng ca kinh điển rồi, muốn vượt qua họ không phải dễ, nhưng "trộn" như thế nào để nó vẫn là 1 món ăn ngon mà không đụng hàng với suất ăn trước? Không dễ đâu! Hát nhạc vàng kiểu ĐVH, nói nhẹ thì là "cái cách gào thét đó không hợp với dòng này" còn nặng hơn tí thì......

Nhạc vàng thành công bởi nhiều yếu tố: ca từ hay và ý nghĩa, ca sĩ thể hiện đẳng cấp, hòa âm hay và thích hợp... Ngoài ca từ vẫn giữ nguyên khi hát lại (thỉnh thoảng sửa 1 chút ;)) ), các mặt còn lại thì VPop tự tin được mấy phần?

Bác nghe thử cái này nhé, hòa âm lại rất tuyệt, ca sĩ dù không bằng Thanh Tuyền - Hoài Nam nhưng vẫn rất ổn.

[video=youtube;Gds9F6X42zk]http://www.youtube.com/watch?v=Gds9F6X42zk[/video]​

:) :) :)
 

REMEMBERYOU

New Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

lần sau nhớ bỏ thêm vài cái hình nha :p


đc hông ta?????:D:D:D:D:D

30232059_hung2_12508.jpg

IMG-2174.jpg


IMG-4059.jpg


IMG-4058.jpg

IMG-4059.jpg


IMG-2540.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hi_tech

Well-Known Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

cặp chân giò;;);;)
 

anh0424

Active Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

vãi thím Hưng! hình có tính giải trí cao :))

cơ mà em vẫn thik CD Dạ khúc cho tình nhân 1 của DVH. hay :D
 

caiyuwei

Well-Known Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

lạy hồn pa Đàm...nghe hok vô lỗ tai...
 

gvnth

Active Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Cụ Trịnh sống lại mà nghe ĐVH hát nhạc của mình chắc cụ chả muốn sống lại nữa. Tất cả các dòng nhạc, các bài hát khi qua miệng cậu này đều thành khàn khàn, gào rú. Đến một bài rất đơn giản mà theo tôi với cái bài này cậu có thể kham nổi đó là "Đất nước trọn niềm vui" đây là bài không cần nhiều kỹ thuật, nhưng khi nghe ĐVH hát chả bằng thằng bạn mình hát KOK
 

thewall2010

Active Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Cụ Trịnh sống lại mà nghe ĐVH hát nhạc của mình chắc cụ chả muốn sống lại nữa. Tất cả các dòng nhạc, các bài hát khi qua miệng cậu này đều thành khàn khàn, gào rú. Đến một bài rất đơn giản mà theo tôi với cái bài này cậu có thể kham nổi đó là "Đất nước trọn niềm vui" đây là bài không cần nhiều kỹ thuật, nhưng khi nghe ĐVH hát chả bằng thằng bạn mình hát KOK


chú đàm hát nhạc trình mà khóc thét, rên la dữ quá.

chú ấy còn đua đòi hát nhạc phạm duy nữa cơ <:p
 

tiemcanxien2

Active Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

chú đàm hát nhạc trình mà khóc thét, rên la dữ quá.

chú ấy còn đua đòi hát nhạc phạm duy nữa cơ <:p

Ôi, bác Phạm Duy già rồi, hãy để bác yên, tưởng tượng anh Đàm mà hát nghìn trùng xa cách hay tình hoài hương đã thấy nổi da gà.
 

hoabantrang

Well-Known Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Các bác chém thím Đàm khẽ thôi. Ăn gạch đá đầy đủ bây giờ.
Bản thân em cũng không thích nghe ĐVH hát nhạc vàng. Công nhận là anh ta cũng có một vài bài hát cũng nghe được (nếu không muốn nói là hay). Nhưng những bài ấy từ cách đây cả chục năm cơ. Giờ thì ĐVH hát nhiều loại quá. ĐÚng như NS Quốc Dũng phát biếu là chẳng biết xếp vào thể loại gì. Haizzz !
 

xis5

New Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

bài viết hay , hình cũng hay nốt hehe. Bản thân mình cũng không thích nghe nhạc DVH . Mình còn trẻ nên nhạc vàng cũng không nghe nhiều.
Còn nói về VPop thì thôi rồi, đã lâu lắm rồi không đụng tới . Bây giờ mình chỉ nghe rock và new age thôi hihi
 

cdhanh

Member
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

May mà các fan của thím Đàm không ngó nghiêng gì cái Topic này :D
Sự thật hơi phũ nhưng vẫn là sự thật.
 
Ðề: Nhạc sĩ Quốc Dũng: Không đánh giá được nhạc của Đàm Vĩnh Hưng

Xem xong bài này thì vẫn thấy thiếu thiếu,thắc mắc.Ông ấy bảo nhạc sến thì kể tên ra toàn những ca sỹ nhạc vàng ngày xưa và ông ấy nghĩ nó là nhất của Việt Nam và bảo nhạc cổ điển thính phòng Việt Nam cũng ko bằng.Cổ điển thính phòng của VN mình ko nghe nên ko biết.Nhưng còn nhạc trữ tình,sao ko thấy so sánh và nhắc đến.Những Đoàn Chuẩn Từ Linh ,Ngô Thụy Miên,Trịnh Công Sơn v....v....... chả lẽ mấy bài của mấy ông này ko bằng mấy bài nhạc sến của Chế Linh ?
Bài viết quá có vấn đề của một người bị ảnh hưởng quá nặng bởi nhạc sến.Chỉ nên tham khảo thì được.
 
Bên trên