Theo Neowin, dự thảo sẽ ủy quyền cho các nhà quản lý liên bang và các cơ quan thực thi pháp luật điều tra các hoạt động kinh doanh của các đại gia internet về các vi phạm chống độc quyền tiềm ẩn. Tuy nhiên, phó thư ký báo chí Nhà Trắng, Lindsey Walters, cho biết bản dự thảo chưa được hình thành như là một phần trong quá trình hoạch định chính sách của Nhà Trắng.
Ngoài ra, nó chưa được xem xét bởi bất kỳ cơ quan chính phủ nào. Nhưng một khi dự thảo được ký kết, các cơ quan chính phủ cụ thể sẽ được ủy quyền trong vòng một tháng để đưa ra các khuyến nghị cho các hành động nhằm duy trì “cạnh tranh giữa các nền tảng trực tuyến và giải quyết xu hướng nền tảng trực tuyến”. Tuy nhiên, dự thảo không chỉ định tên của các công ty.
Trong khi lệnh dự thảo là một dấu hiệu khác về sự thù địch leo thang của Tổng thống Trump đối với Facebook, Google và Twitter, nó cũng nhấn mạnh nỗ lực của chính phủ Mỹ để đảm bảo cạnh tranh trong cuộc đua truyền thông xã hội vì phúc lợi chung của người tiêu dùng, bởi lợi ích của người tiêu dùng có thể bị đe dọa bởi bất kỳ hình thức thiên vị nào.
Ngoài Mỹ, Google và Facebook từng phải đối mặt với các khiếu nại chống độc quyền ở châu Âu trong quá khứ. Trong năm 2016, Ý đã thăm dò ý kiến về việc Facebook mua WhatsApp để kiểm tra xem liệu thỏa thuận này có gây ra mối lo ngại về sự không công bằng đối với người dùng hay không. Vào tháng 7, Liên minh châu Âu cũng đã phạt Google với mức kỷ lục lên đến 4,34 tỉ EUR do phá vỡ các chính sách chống độc quyền của khu vực.
Chỉ có thời gian mới biết được khi nào lệnh dự thảo được Nhà Trắng xem xét trước khi chính thức được thực thi để khởi động các cuộc điều tra chống độc quyền đối với những gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
Theo Thanh Niên