Trong bộ phim Công Tử Bạc Liêu, thời trang được chăm chút như là nhịp cầu kết nối khán giả với không gian thời đại và vẻ đẹp con người. Với hơn 300 bộ trang phục được sản xuất mới, trong đó có 100 bộ vest, 150 bộ áo dài, 50 bộ bà ba, bộ phim Công Tử Bạc Liêu không chỉ tái hiện lịch sử mà còn làm nổi bật tâm lý nhân vật, đưa khán giả đắm chìm vào không gian Nam Bộ những năm 1930–1940.
Nhà thiết kế Thủy Nguyễn và hành trình mang hình ảnh áo dài vào câu chuyện Công Tử Bạc Liêu
Giám đốc sản xuất - Nhà thiết kế Thủy Nguyễn, vốn luôn nổi danh qua những thiết kế mang đậm dấu ấn Việt Nam, chia sẻ rằng phần thực hiện áo dài trong Công Tử Bạc Liêu là một bài toán khó. Với bối cảnh phim diễn ra vào thập niên 1930–1940, thời kỳ áo dài Lemur nổi lên như một biểu tượng thời trang, Thủy Nguyễn đã phải dung hòa giữa việc giữ gìn bản sắc truyền thống và áp dụng các yếu tố hiện đại để phù hợp với khung hình điện ảnh.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà Thủy Nguyễn phải đối mặt chính là phom dáng của áo dài. “Cấu trúc xương và vóc dáng của con người hiện đại đã thay đổi rất nhiều so với xưa.” Thủy Nguyễn giải thích. “Chúng tôi phải điều chỉnh để phù hợp với cơ thể người mặc, nhưng vẫn giữ được cảm xúc và tinh thần của thời kỳ đó.”.
“Không khó để may một chiếc áo dài ngũ thân, nhưng để tạo ra một chiếc áo dài mang đậm cá tính của nhân vật, phục vụ cho ý đồ của đạo diễn, vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ mà không làm mất đi cấu trúc nguyên bản của áo dài thì lại là một thử thách không hề đơn giản” - Thủy Nguyễn và ê-kíp của mình chia sẻ.
Ngoài ra, vì Công Tử Bạc Liêu diễn ra vào những năm đầu thế kỷ 20, bộ phim cần phản ánh sự giới hạn trong chất liệu và cách sản xuất vải của giai đoạn này. Thay vì sử dụng đa dạng loại vải như thời hiện đại, Thủy Nguyễn và ê-kíp chỉ tập trung vào một vài chất liệu mang tính đại diện như tafta và phi, kết hợp cùng với kỹ thuật in hiện đại nhằm tái hiện cách nhuộm màu thủ công. Sự nhất quán này cũng giúp đảm bảo các nhân vật trong cùng một bối cảnh sử dụng trang phục có kết cấu và phong cách tương đồng.
Không chỉ đơn giản dừng lại ở việc thiết kế trang phục, Thủy Nguyễn còn có những yêu cầu tinh tế về cách áo dài xuất hiện trên màn ảnh. Từng yếu tố như ánh sáng, góc quay và cách nhân vật di chuyển trong những bộ áo dài đều được cân nhắc kỹ lưỡng để làm nổi bật vẻ đẹp uyển chuyển của trang phục. Trong Công Tử Bạc Liêu, áo dài Lemur không chỉ là trang phục mà còn mang trong mình câu chuyện riêng, phản ánh cá tính của từng nhân vật và trở thành biểu tượng của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Sự xuất hiện của áo dài Lemur không chỉ tôn vinh vẻ đẹp truyền thống mà còn khẳng định sức mạnh của sự sáng tạo và đổi mới, làm sống lại một phong trào thời trang từng khuynh đảo giới mộ điệu Nam Kỳ xưa, đồng thời góp phần truyền tải trọn vẹn tinh thần và cảm xúc của câu chuyện.
Hành trình sáng tạo nghệ thuật và câu chuyện đằng sau tạo hình của từng nhân vật
Phim điện ảnh Công Tử Bạc Liêu không chỉ đơn thuần là một bộ phim kể về cuộc đời của một nhân vật, mà còn là một hành trình khám phá và tái hiện lại một giai đoạn phát triển rực rỡ của Sài Gòn xưa - hòn ngọc Viễn Đông. Thông qua ngôn ngữ thời trang, bộ phim như một nhật ký sống động, ghi lại những thăng trầm của xã hội Đông Dương những năm 1930 - 1940, nơi truyền thống Á Đông giao hòa với sự tinh tế của thời trang phương Tây.
Trong trích đoạn hậu trường mới nhất của bộ phim Công Tử Bạc Liêu, khán giả có dịp được hiểu thêm về tầm nhìn độc đáo trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật qua trang phục qua những chia sẻ của Giám đốc Sáng tạo Lê Đức Hiệp. Thời kỳ đầu thế kỷ 20 là giai đoạn giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây, điều này thể hiện rõ qua trang phục nam giới trong phim. Ê-kíp đã nghiên cứu kỹ phong cách Edwardian và Victorian - hai xu hướng có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ - để đưa vào thiết kế các bộ vest với đường cắt suông, không nhấn eo, và ống tay rộng hơn so với hiện đại.
Đối với nữ giới, áo dài Lemur không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng của sự tiến bộ và phong cách. Quyết định chọn áo dài Lemur cho phim không phải là một sự ngẫu nhiên. Theo Giám đốc Sản xuất - Giám đốc Sáng tạo Thủy Nguyễn, việc chọn áo dài Lemur xuất phát từ việc nghiên cứu sâu sắc về bối cảnh lịch sử của những năm 1930. Lúc này, áo dài Lemur đang rất thịnh hành, với phong trào lan rộng từ Bắc vào Nam, thậm chí cả Hoàng hậu Nam Phương cũng là một trong những người ủng hộ nhiệt tình phong trào này.
Hành trình thời trang của nhân vật cô Sáu (Kaity Nguyễn) cũng được kể qua từng bộ trang phục. Mở đầu phim, cô diện những bộ bà ba giản dị và những bộ áo dài ngũ thân truyền thống, sau đó dần chuyển sang áo dài Lemur và bà ba Lemur với những chi tiết ren mềm mại nhưng cũng phá cách, thể hiện sự trưởng thành, cá tính nhưng không mất đi sự dễ thương của mình.
Lê Đức Hiệp nhấn mạnh, thời trang cũng là ngôn ngữ của nhân vật, do đó ai cũng được ê-kíp chăm chút cho một phong cách riêng biệt. Bạch Công Tử Tư Phát (Công Dương) mang hơi thở trẻ trung, hiện đại với xu hướng dandy. Công Tử Bạc Liêu Ba Hơn (Song Luân), ngược lại, thể hiện vẻ quý tộc cổ điển trong những bộ suit double-breast lịch lãm cùng với bảng màu trắng, xám, beige, kết hợp với các họa tiết bóng bẩy và đường nét tinh tế. Ông Lịnh (NSƯT Thành Lộc) lại luôn khoác lên người với áo dài truyền thống, thể hiện sự uy nghiêm và vị thế của một người cha, một người đứng đầu gia đình. Có thể thấy, thách thức lớn nhất không phải là sản xuất và may đo trang phục, mà là làm sao để bộ đồ toát lên được cá tính của nhân vật, đồng thời phục vụ ý đồ nghệ thuật của đạo diễn.
Công Tử Bạc Liêu không chỉ tái hiện bối cảnh thời kỳ mà còn mang theo nét đặc trưng của văn hóa Nam Bộ, trong đó cải lương đóng vai trò quan trọng. Trang phục cải lương được thiết kế với sự công phu, tôn trọng tinh thần truyền thống. Trang phục của Điêu Thuyền (Đoàn Thiên Ân thủ vai) được phục dựng dựa trên mẫu trang phục nguyên mẫu từ năm 1950 còn lưu lại, chú trọng đến các họa tiết thêu, cườm, hoa văn để mang lại sự chân thực và hoài niệm cho khán giả.
Khi thưởng thức tác phẩm Công Tử Bạc Liêu trên màn ảnh rộng, Thủy Nguyễn và ê-kíp hy vọng khán giả sẽ nhận ra rằng thời trang không chỉ là biểu hiện của cái đẹp, mà còn là một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, giúp truyền tải cảm xúc và chiều sâu của câu chuyện lên một tầm cao mới.
Choáng ngợp trước không gian thời trang đậm chất nghệ thuật của “Ru Hò xự xang xê cống” từ nghệ sĩ Thuỷ Nguyễn
Tối ngày 28/11/2024 tại GEM Center, Thuỷ Design House đã trình làng bộ sưu tập mới mang tên “Ru Hò xự xang xê cống” trước 350 quan khách là các chính khách, nghệ sĩ, ngôi sao và giới chuyên môn trong làng mốt nói riêng và nghệ thuật nói chung.
Sàn diễn thời trang đặc biệt với hơn 60 mẫu trang phục của “Ru Hò xự xang xê cống” được ví như vũ hội thời thượng, chinh phục được những ánh nhìn dù là khó nhằn nhất. Với sự giao thoa của những tinh hoa Việt như: Tà áo dài Le Mur, Đờn ca tài tử cùng sự cộng hưởng với thế giới điện ảnh của “Công Tử Bạc Liêu”.
Bắt đầu chương trình bằng bài hát Cậu Ba do chính diễn viên đảm nhiệm vai diễn Công Tử Bạc Liêu - Song Luân cùng Kaity Nguyễn xuất hiện với vai trò gương mặt mở màn bộ sưu tập đầy ấn tượng. Bên cạnh đó, ‘Bảy Loan’ - Đoàn Thiên Ân trở thành vedette của bộ sưu tập như một cái kết đẹp đẽ, duy mỹ và đậm tính thời trang cho màn trình diễn này.
Ngoài dấu ấn đậm sâu với thời trang, Thuỷ Design House sẽ nhắc chúng ta nhớ về lối sống, không gian nghệ thuật sôi động, của Việt Nam xưa. Làm người xem cảm nhận được không khí nghệ thuật, văn hoá và thời trang giai đoạn thập niên 20 - 30s.
Công Tử Bạc Liêu chính thức khởi chiếu từ 06.12.2024.
Nhà thiết kế Thủy Nguyễn và hành trình mang hình ảnh áo dài vào câu chuyện Công Tử Bạc Liêu
Giám đốc sản xuất - Nhà thiết kế Thủy Nguyễn, vốn luôn nổi danh qua những thiết kế mang đậm dấu ấn Việt Nam, chia sẻ rằng phần thực hiện áo dài trong Công Tử Bạc Liêu là một bài toán khó. Với bối cảnh phim diễn ra vào thập niên 1930–1940, thời kỳ áo dài Lemur nổi lên như một biểu tượng thời trang, Thủy Nguyễn đã phải dung hòa giữa việc giữ gìn bản sắc truyền thống và áp dụng các yếu tố hiện đại để phù hợp với khung hình điện ảnh.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà Thủy Nguyễn phải đối mặt chính là phom dáng của áo dài. “Cấu trúc xương và vóc dáng của con người hiện đại đã thay đổi rất nhiều so với xưa.” Thủy Nguyễn giải thích. “Chúng tôi phải điều chỉnh để phù hợp với cơ thể người mặc, nhưng vẫn giữ được cảm xúc và tinh thần của thời kỳ đó.”.
“Không khó để may một chiếc áo dài ngũ thân, nhưng để tạo ra một chiếc áo dài mang đậm cá tính của nhân vật, phục vụ cho ý đồ của đạo diễn, vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ mà không làm mất đi cấu trúc nguyên bản của áo dài thì lại là một thử thách không hề đơn giản” - Thủy Nguyễn và ê-kíp của mình chia sẻ.
Ngoài ra, vì Công Tử Bạc Liêu diễn ra vào những năm đầu thế kỷ 20, bộ phim cần phản ánh sự giới hạn trong chất liệu và cách sản xuất vải của giai đoạn này. Thay vì sử dụng đa dạng loại vải như thời hiện đại, Thủy Nguyễn và ê-kíp chỉ tập trung vào một vài chất liệu mang tính đại diện như tafta và phi, kết hợp cùng với kỹ thuật in hiện đại nhằm tái hiện cách nhuộm màu thủ công. Sự nhất quán này cũng giúp đảm bảo các nhân vật trong cùng một bối cảnh sử dụng trang phục có kết cấu và phong cách tương đồng.
Không chỉ đơn giản dừng lại ở việc thiết kế trang phục, Thủy Nguyễn còn có những yêu cầu tinh tế về cách áo dài xuất hiện trên màn ảnh. Từng yếu tố như ánh sáng, góc quay và cách nhân vật di chuyển trong những bộ áo dài đều được cân nhắc kỹ lưỡng để làm nổi bật vẻ đẹp uyển chuyển của trang phục. Trong Công Tử Bạc Liêu, áo dài Lemur không chỉ là trang phục mà còn mang trong mình câu chuyện riêng, phản ánh cá tính của từng nhân vật và trở thành biểu tượng của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Sự xuất hiện của áo dài Lemur không chỉ tôn vinh vẻ đẹp truyền thống mà còn khẳng định sức mạnh của sự sáng tạo và đổi mới, làm sống lại một phong trào thời trang từng khuynh đảo giới mộ điệu Nam Kỳ xưa, đồng thời góp phần truyền tải trọn vẹn tinh thần và cảm xúc của câu chuyện.
Hành trình sáng tạo nghệ thuật và câu chuyện đằng sau tạo hình của từng nhân vật
Phim điện ảnh Công Tử Bạc Liêu không chỉ đơn thuần là một bộ phim kể về cuộc đời của một nhân vật, mà còn là một hành trình khám phá và tái hiện lại một giai đoạn phát triển rực rỡ của Sài Gòn xưa - hòn ngọc Viễn Đông. Thông qua ngôn ngữ thời trang, bộ phim như một nhật ký sống động, ghi lại những thăng trầm của xã hội Đông Dương những năm 1930 - 1940, nơi truyền thống Á Đông giao hòa với sự tinh tế của thời trang phương Tây.
Trong trích đoạn hậu trường mới nhất của bộ phim Công Tử Bạc Liêu, khán giả có dịp được hiểu thêm về tầm nhìn độc đáo trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật qua trang phục qua những chia sẻ của Giám đốc Sáng tạo Lê Đức Hiệp. Thời kỳ đầu thế kỷ 20 là giai đoạn giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây, điều này thể hiện rõ qua trang phục nam giới trong phim. Ê-kíp đã nghiên cứu kỹ phong cách Edwardian và Victorian - hai xu hướng có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ - để đưa vào thiết kế các bộ vest với đường cắt suông, không nhấn eo, và ống tay rộng hơn so với hiện đại.
Đối với nữ giới, áo dài Lemur không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng của sự tiến bộ và phong cách. Quyết định chọn áo dài Lemur cho phim không phải là một sự ngẫu nhiên. Theo Giám đốc Sản xuất - Giám đốc Sáng tạo Thủy Nguyễn, việc chọn áo dài Lemur xuất phát từ việc nghiên cứu sâu sắc về bối cảnh lịch sử của những năm 1930. Lúc này, áo dài Lemur đang rất thịnh hành, với phong trào lan rộng từ Bắc vào Nam, thậm chí cả Hoàng hậu Nam Phương cũng là một trong những người ủng hộ nhiệt tình phong trào này.
Hành trình thời trang của nhân vật cô Sáu (Kaity Nguyễn) cũng được kể qua từng bộ trang phục. Mở đầu phim, cô diện những bộ bà ba giản dị và những bộ áo dài ngũ thân truyền thống, sau đó dần chuyển sang áo dài Lemur và bà ba Lemur với những chi tiết ren mềm mại nhưng cũng phá cách, thể hiện sự trưởng thành, cá tính nhưng không mất đi sự dễ thương của mình.
Lê Đức Hiệp nhấn mạnh, thời trang cũng là ngôn ngữ của nhân vật, do đó ai cũng được ê-kíp chăm chút cho một phong cách riêng biệt. Bạch Công Tử Tư Phát (Công Dương) mang hơi thở trẻ trung, hiện đại với xu hướng dandy. Công Tử Bạc Liêu Ba Hơn (Song Luân), ngược lại, thể hiện vẻ quý tộc cổ điển trong những bộ suit double-breast lịch lãm cùng với bảng màu trắng, xám, beige, kết hợp với các họa tiết bóng bẩy và đường nét tinh tế. Ông Lịnh (NSƯT Thành Lộc) lại luôn khoác lên người với áo dài truyền thống, thể hiện sự uy nghiêm và vị thế của một người cha, một người đứng đầu gia đình. Có thể thấy, thách thức lớn nhất không phải là sản xuất và may đo trang phục, mà là làm sao để bộ đồ toát lên được cá tính của nhân vật, đồng thời phục vụ ý đồ nghệ thuật của đạo diễn.
Công Tử Bạc Liêu không chỉ tái hiện bối cảnh thời kỳ mà còn mang theo nét đặc trưng của văn hóa Nam Bộ, trong đó cải lương đóng vai trò quan trọng. Trang phục cải lương được thiết kế với sự công phu, tôn trọng tinh thần truyền thống. Trang phục của Điêu Thuyền (Đoàn Thiên Ân thủ vai) được phục dựng dựa trên mẫu trang phục nguyên mẫu từ năm 1950 còn lưu lại, chú trọng đến các họa tiết thêu, cườm, hoa văn để mang lại sự chân thực và hoài niệm cho khán giả.
Khi thưởng thức tác phẩm Công Tử Bạc Liêu trên màn ảnh rộng, Thủy Nguyễn và ê-kíp hy vọng khán giả sẽ nhận ra rằng thời trang không chỉ là biểu hiện của cái đẹp, mà còn là một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, giúp truyền tải cảm xúc và chiều sâu của câu chuyện lên một tầm cao mới.
Choáng ngợp trước không gian thời trang đậm chất nghệ thuật của “Ru Hò xự xang xê cống” từ nghệ sĩ Thuỷ Nguyễn
Tối ngày 28/11/2024 tại GEM Center, Thuỷ Design House đã trình làng bộ sưu tập mới mang tên “Ru Hò xự xang xê cống” trước 350 quan khách là các chính khách, nghệ sĩ, ngôi sao và giới chuyên môn trong làng mốt nói riêng và nghệ thuật nói chung.
Sàn diễn thời trang đặc biệt với hơn 60 mẫu trang phục của “Ru Hò xự xang xê cống” được ví như vũ hội thời thượng, chinh phục được những ánh nhìn dù là khó nhằn nhất. Với sự giao thoa của những tinh hoa Việt như: Tà áo dài Le Mur, Đờn ca tài tử cùng sự cộng hưởng với thế giới điện ảnh của “Công Tử Bạc Liêu”.
Bắt đầu chương trình bằng bài hát Cậu Ba do chính diễn viên đảm nhiệm vai diễn Công Tử Bạc Liêu - Song Luân cùng Kaity Nguyễn xuất hiện với vai trò gương mặt mở màn bộ sưu tập đầy ấn tượng. Bên cạnh đó, ‘Bảy Loan’ - Đoàn Thiên Ân trở thành vedette của bộ sưu tập như một cái kết đẹp đẽ, duy mỹ và đậm tính thời trang cho màn trình diễn này.
Ngoài dấu ấn đậm sâu với thời trang, Thuỷ Design House sẽ nhắc chúng ta nhớ về lối sống, không gian nghệ thuật sôi động, của Việt Nam xưa. Làm người xem cảm nhận được không khí nghệ thuật, văn hoá và thời trang giai đoạn thập niên 20 - 30s.
Công Tử Bạc Liêu chính thức khởi chiếu từ 06.12.2024.