Nguồn vốn để cải tạo mạng lưới điện

Nguồn vốn để cải tạo mạng lưới điện Nhiều trụ điện làm bằng gỗ, tre hoặc vắt lên bụi cây, bờ rào gây nguy hiểm đối với người và gia súc. Trước đây, ở Quảng Nam đã có nhiều cái chết thương tâm do người dân bất cẩn vướng vào dây điện hở... Tính đến ngày 30/6/2011, việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ở bán máy phát điện cummins Quảng Nam đã cơ bản hoàn thành với gần 2.000 km đường dây hạ thế và hơn 153.300 công tơ.
gioi-thieu-may-phat-dien-denyo-dca-100esi-hieu-qua-kinh-te-cao_1561608073.jpg
Cải tạo lưới, giảm tổn thất điện năng… Sau khi tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, nhiều điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Quảng Nam (QNA PC) đã phải đối mặt với chỉ tiêu tổn thất điện năng tăng vọt. Do trước khi tiếp nhận, nhiều đường dây hạ áp đã xuống cấp, hàng chục nghìn km đường dây dẫn điện vào nhà dân còn chắp vá. Nhiều trụ điện làm bằng gỗ, tre hoặc máy phát điện denyo vắt lên bụi cây, bờ rào gây nguy hiểm đối với người và gia súc. Trước đây, đã có nhiều cái chết thương tâm do người dân bất cẩn vướng vào dây điện hở. Năm 2010, tổn thất điện năng của QNA PC tăng 1,03% so với năm 2009. 6 tháng đầu năm 2011 tăng 1,6% và chỉ tính riêng tỷ lệ tổn thất lưới điện hạ áp nông thôn vẫn còn trên 20%. Ở vùng nông thôn Quảng Nam, gần như nơi nào cũng có 2 trụ điện song song tồn tại như thế này. Để đảm bảo an toàn cho người dân, ngay sau khi hoàn thành tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ở Quảng Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Trung đã ưu tiên cấp vốn đầu tư cho QNA PC cải tạo lưới điện. Giai đoạn 2008-2010, QNA PC đã đầu tư trên 73 tỷ đồng thay thế công tơ và cải tạo lưới điện, theo kế hoạch giai đoạn 2011- 2012 đầu tư thêm 71 tỷ đồng. Hiện nay QNA PC đang phối hợp triển khai 2 dự án cải tạo lưới điện bằng nguồn vốn vay của ADB cho 54 xã, vay vốn của KFW cho 23 xã, với tổng mức vốn vay là 200 tỷ đồng. Theo ước tính, để cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn trong toàn tỉnh Quảng Nam, nhằm hạn chế tai nạn điện và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng ở nông thôn từ hơn 20% xuống còn 8 - 10%, mỗi xã cần khoảng 3 đến 4 tỷ đồng. Như vậy, tổng vốn vay để cải tạo lưới điện nông thôn ở Quảng Nam ước tính sẽ lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, đó là chưa kể đến số tiền hoàn trả vốn cho chủ tài sản lưới điện vừa tiếp nhận. Với số vốn đầu tư lớn như vậy, ngành Điện không thể trông chờ vào việc sinh lợi từ kinh doanh điện nông thôn, bởi khu vực này có đến 120 nghìn hộ thường xuyên sử dụng dưới 50 kWh/tháng, được mua điện giá ưu đãi. Vì vậy, chỉ có thể dựa vào các khoản vay, nhưng nếu không vay được các nguồn vốn ưu đãi thì với nguồn vốn vay thương mại, ngành Điện không cáng đáng được lãi suất ngân hàng. Để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các địa phương trong việc bảo đảm an toàn điện trong dân, tại cuộc họp với Ban chỉ đạo tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 11/7, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh đã yêu cầu các đơn vị liên quan phải chú trọng đến các giải pháp đảm bảo an toàn điện, như có kế hoạch cải tạo, nâng cấp lưới điện, phối hợp giải quyết đảm bảo hành lang an toàn lưới điện trung, hạ áp, đủ điều kiện vận hành an toàn lưới điện. Theo ông Phan Thanh Tri - Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn QNA PC: Ngành Điện luôn coi trọng việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động và máy phát điện denyo cu an toàn điện trong dân. Song song với nhiệm vụ đầu tư cải tạo lưới điện, Công ty Điện lực Quảng Nam còn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, phòng tránh tai nạn điện.
 
Bên trên