Bảy tháng sau ngày Tổng thống Obama nhận gói kích cầu 787 tỉ USD từ quốc hội, và thực hiện hàng loạt biện pháp kích cầu, Nhà Trắng nói tình hình khó khăn đã giảm bớt, nhưng người Việt ở Mỹ nói vẫn chưa thấy gì.
Đến nay, số người thất nghiệp từ 700.000 mỗi tháng giảm xuống còn 300.000 mỗi tháng, mức độ tin tưởng đặt vào nền kinh tế tăng từ 4,2% lên thành 6,7% cũng là dấu hiệu đáng mừng. Ngay chính ông Obama cũng tuyên bố trước quốc hội: “Chúng ta đã chạm đáy suy thoái và đang vượt đáy suy thoái”. Chủ tịch ngân hàng Dự trữ liên bang Ben Bernanke cũng mới tuyên bố trước các nhà lập pháp: “Tình hình sẽ tốt hơn”.
Dù các vị tai to mặt lớn nói thế, nhưng nhiều người Việt ở Mỹ vẫn than: “Mấy ổng nói vậy mà không phải vậy”.
“Nhìn quảng cáo là biết chưa ổn”
“Chưa thoát thiệt đâu chú ơi. Tụi này vẫn bị cắt lương, giờ làm việc cũng giảm bớt, công việc làm không bận như ngày xưa”, ông Tường, một nhân viên của nhà in cho tờ New York Times tại bang Virginia nói.
Trước đây ông Tường phải làm ít nhất sáu ngày một tuần, từ đầu tháng chín cho đến lễ Giáng sinh, không được nghỉ phép. “Còn bây giờ, chủ bảo cứ hai tuần phải thay nhau nghỉ ít nhất một ngày, lương bổng không tăng mà lại cắt bớt. Năm nay coi như chắc chắn tui không có tiền thưởng cho bà xã mua sắm rồi”, ông Tường vừa lắc đầu vừa than.
Với ông thợ in chuyên nghiệp, lúc nào cũng có thể uống cà phê đá, kể cả những ngày mùa đông lạnh giá buốt thấu xương, dấu hiệu kinh tế phát triển hay không tuỳ thuộc vào số lượng quảng cáo máy in chạy hàng ngày. Từ tháng 8 đến tháng 12 là mùa cao điểm nhất trong năm vì mọi người mua sắm cho con cái đi học và bắt đầu tính đến chuyện quà cáp cuối năm. Chỉ vào những cuộn giấy báo khổng lồ nằm trong kho, ông Tường nói tiếp: “Bây giờ lượng in tờ rời quảng cáo còn yếu lắm. Lúc trước tụi này không có chỗ chứa phải xếp tạm ở bên ngoài, nhưng từ năm ngoái đến giờ kho giấy lúc nào cũng còn gần như đầy ắp, vì lượng báo in và lượng tờ rời quảng cáo giảm”.
Vậy mà ông Obama bảo kinh tế đang lên. “Nói thiệt tình lên thì cũng có lên, nhưng chưa đủ để dân chúng an tâm đâu”, ông thợ in tuổi đã hơn 50 trả lời. “Tờ New York Times có tăng số lượng, tăng thêm trang, nhưng mới bằng phân nửa thời cực thịnh”. Đối với ông, đó là những dẫn chứng đánh giá mức độ thịnh suy nền kinh tế của nước Mỹ. Ông Tường nói: “Thú thiệt tui không rành về tin tức nhiều, nhưng cứ nhìn vào lượng báo và quảng cáo tung ra hàng ngày là tui biết tình hình chưa ổn như mấy ổng nói. Mọi năm giờ này thùng thư nhà nào nhà nấy đầy ắp thư quảng cáo, năm nay đã gần hết tháng chín rồi mà có thấy gì đâu”.
Nhận xét của ông Tường phù hợp với chuyện vợ chồng người bạn đang làm việc cho bưu điện Mỹ ở bang Maryland. Trong bữa cơm chiều tiếp khách, anh phát thư buông đũa nói: “Thú thiệt với ông, trước đây làm thêm giờ mệt nghỉ, bây giờ chỉ ngày tám tiếng, muốn làm thêm cũng không có việc mà làm”. Hai vợ chồng nhà này làm chung một chỗ đầu tắt mặt tối không có giờ lo cho gia đình, bây giờ bỗng dưng bớt việc, nên anh nói: “Tụi tôi có nhiều thì giờ hơn với mấy đứa nhỏ. Có thêm thì giờ lo cho con, mới thấy tụi nó sao lớn lẹ quá. Tiền thu nhập có giảm, nhưng may mắn còn việc là mừng rồi”.
Giảm nhiều không? “Nhiều chứ ông thầy, dám tới gần một nửa không chừng”, anh chồng nhanh miệng trả lời thay cho vợ. “Nước Mỹ xưa giờ chuyên sống bằng quảng cáo, quảng cáo không nhiều có nghĩa là có chuyện gì đó không được ổn. Lúc trước cứ giờ này nhìn lượng thư quảng cáo không thôi thấy phát mệt, bây giờ bớt đi thấy rõ”. Chị vợ tiếp lời chồng: “Mùa này năm ngoái tụi em còn làm năm, sáu chục tiếng một tuần, từ đầu năm tới giờ chưa thấy gọi làm thêm”.
Tiền trong ngân hàng teo lại, vợ… mập ra
Trước sự kiện tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang tăng, câu “có việc làm là mừng rồi” là câu nghe được khắp mọi nơi trên đất Mỹ. “Thời buổi này kiếm việc đâu có dễ, hãng nào cũng cắt bớt giờ, cắt bớt người, nộp đơn cả trăm chỗ chưa thấy ai gọi”. Đó là tâm sự của Mỹ Hạnh, cư dân thành phố Chicago, quê hương của ông bà tổng thống Mỹ. Vừa tốt nghiệp đại học xong, chị cắm đầu đi làm cho một công ty tư vấn đầu tư. Sau 24 năm, chị leo tới chức trưởng phòng tài chánh. Mỹ Hạnh cười: “Ba lần đổi chủ tôi vẫn sống sót. Tới khi kinh tế đi xuống, tôi phải xuống theo”.
“Người có kinh nghiệm như tôi lại từng làm lương cao khó kiếm được việc lắm, chứ không dễ dàng như báo chí Mỹ nói đâu”. Hạnh từng nộp đơn xin việc ở một công ty nhỏ mới mở. Hạnh kể: “Họ hỏi lương tôi lúc trước bao nhiêu, tôi trả lời thật tình mình làm cả trăm ngàn USD một năm, họ bảo làm sao chúng tôi trả nổi. Tôi trình bày với họ là chấp nhận làm ít lương hơn, cam kết đem hết kinh nghiệm giúp hãng phát triển, vậy mà ba tháng rồi vẫn chưa thấy họ kêu lại”. Ngồi nhà ăn ở không riết phát phì. Hạnh nói: “Ông xã tôi mới bảo má mày bây giờ thêm da thêm thịt, trong khi tiền để dành trong ngân hàng thì ngày một gầy guộc đi”.
Steve, người Mỹ chồng Hạnh, gật đầu đồng ý với vợ. Steve nói điều lo nhất bây giờ là chuyện hai đứa con gái sinh đôi vừa vào đại học, mỗi năm tốn khoảng 60.000 USD. Hôm đưa hai cô con gái tới trường, Steve nói: “Tôi không dám nói tới cảnh gia đình gặp khó khăn về mặt tài chính, sợ các cháu lo”. Ông Mỹ người cao quá khổ này lo âu cho tương lai của mấy đứa trẻ, than vãn: “Chẳng biết đến khi chúng nó ra trường rồi tình hình thay đổi hay chưa”.
Nguyên Đức (Washington D.C)
Nguồn :
Đến nay, số người thất nghiệp từ 700.000 mỗi tháng giảm xuống còn 300.000 mỗi tháng, mức độ tin tưởng đặt vào nền kinh tế tăng từ 4,2% lên thành 6,7% cũng là dấu hiệu đáng mừng. Ngay chính ông Obama cũng tuyên bố trước quốc hội: “Chúng ta đã chạm đáy suy thoái và đang vượt đáy suy thoái”. Chủ tịch ngân hàng Dự trữ liên bang Ben Bernanke cũng mới tuyên bố trước các nhà lập pháp: “Tình hình sẽ tốt hơn”.
Dù các vị tai to mặt lớn nói thế, nhưng nhiều người Việt ở Mỹ vẫn than: “Mấy ổng nói vậy mà không phải vậy”.
“Nhìn quảng cáo là biết chưa ổn”
“Chưa thoát thiệt đâu chú ơi. Tụi này vẫn bị cắt lương, giờ làm việc cũng giảm bớt, công việc làm không bận như ngày xưa”, ông Tường, một nhân viên của nhà in cho tờ New York Times tại bang Virginia nói.
Trước đây ông Tường phải làm ít nhất sáu ngày một tuần, từ đầu tháng chín cho đến lễ Giáng sinh, không được nghỉ phép. “Còn bây giờ, chủ bảo cứ hai tuần phải thay nhau nghỉ ít nhất một ngày, lương bổng không tăng mà lại cắt bớt. Năm nay coi như chắc chắn tui không có tiền thưởng cho bà xã mua sắm rồi”, ông Tường vừa lắc đầu vừa than.
Với ông thợ in chuyên nghiệp, lúc nào cũng có thể uống cà phê đá, kể cả những ngày mùa đông lạnh giá buốt thấu xương, dấu hiệu kinh tế phát triển hay không tuỳ thuộc vào số lượng quảng cáo máy in chạy hàng ngày. Từ tháng 8 đến tháng 12 là mùa cao điểm nhất trong năm vì mọi người mua sắm cho con cái đi học và bắt đầu tính đến chuyện quà cáp cuối năm. Chỉ vào những cuộn giấy báo khổng lồ nằm trong kho, ông Tường nói tiếp: “Bây giờ lượng in tờ rời quảng cáo còn yếu lắm. Lúc trước tụi này không có chỗ chứa phải xếp tạm ở bên ngoài, nhưng từ năm ngoái đến giờ kho giấy lúc nào cũng còn gần như đầy ắp, vì lượng báo in và lượng tờ rời quảng cáo giảm”.
Vậy mà ông Obama bảo kinh tế đang lên. “Nói thiệt tình lên thì cũng có lên, nhưng chưa đủ để dân chúng an tâm đâu”, ông thợ in tuổi đã hơn 50 trả lời. “Tờ New York Times có tăng số lượng, tăng thêm trang, nhưng mới bằng phân nửa thời cực thịnh”. Đối với ông, đó là những dẫn chứng đánh giá mức độ thịnh suy nền kinh tế của nước Mỹ. Ông Tường nói: “Thú thiệt tui không rành về tin tức nhiều, nhưng cứ nhìn vào lượng báo và quảng cáo tung ra hàng ngày là tui biết tình hình chưa ổn như mấy ổng nói. Mọi năm giờ này thùng thư nhà nào nhà nấy đầy ắp thư quảng cáo, năm nay đã gần hết tháng chín rồi mà có thấy gì đâu”.
Nhận xét của ông Tường phù hợp với chuyện vợ chồng người bạn đang làm việc cho bưu điện Mỹ ở bang Maryland. Trong bữa cơm chiều tiếp khách, anh phát thư buông đũa nói: “Thú thiệt với ông, trước đây làm thêm giờ mệt nghỉ, bây giờ chỉ ngày tám tiếng, muốn làm thêm cũng không có việc mà làm”. Hai vợ chồng nhà này làm chung một chỗ đầu tắt mặt tối không có giờ lo cho gia đình, bây giờ bỗng dưng bớt việc, nên anh nói: “Tụi tôi có nhiều thì giờ hơn với mấy đứa nhỏ. Có thêm thì giờ lo cho con, mới thấy tụi nó sao lớn lẹ quá. Tiền thu nhập có giảm, nhưng may mắn còn việc là mừng rồi”.
Giảm nhiều không? “Nhiều chứ ông thầy, dám tới gần một nửa không chừng”, anh chồng nhanh miệng trả lời thay cho vợ. “Nước Mỹ xưa giờ chuyên sống bằng quảng cáo, quảng cáo không nhiều có nghĩa là có chuyện gì đó không được ổn. Lúc trước cứ giờ này nhìn lượng thư quảng cáo không thôi thấy phát mệt, bây giờ bớt đi thấy rõ”. Chị vợ tiếp lời chồng: “Mùa này năm ngoái tụi em còn làm năm, sáu chục tiếng một tuần, từ đầu năm tới giờ chưa thấy gọi làm thêm”.
Tiền trong ngân hàng teo lại, vợ… mập ra
Trước sự kiện tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang tăng, câu “có việc làm là mừng rồi” là câu nghe được khắp mọi nơi trên đất Mỹ. “Thời buổi này kiếm việc đâu có dễ, hãng nào cũng cắt bớt giờ, cắt bớt người, nộp đơn cả trăm chỗ chưa thấy ai gọi”. Đó là tâm sự của Mỹ Hạnh, cư dân thành phố Chicago, quê hương của ông bà tổng thống Mỹ. Vừa tốt nghiệp đại học xong, chị cắm đầu đi làm cho một công ty tư vấn đầu tư. Sau 24 năm, chị leo tới chức trưởng phòng tài chánh. Mỹ Hạnh cười: “Ba lần đổi chủ tôi vẫn sống sót. Tới khi kinh tế đi xuống, tôi phải xuống theo”.
“Người có kinh nghiệm như tôi lại từng làm lương cao khó kiếm được việc lắm, chứ không dễ dàng như báo chí Mỹ nói đâu”. Hạnh từng nộp đơn xin việc ở một công ty nhỏ mới mở. Hạnh kể: “Họ hỏi lương tôi lúc trước bao nhiêu, tôi trả lời thật tình mình làm cả trăm ngàn USD một năm, họ bảo làm sao chúng tôi trả nổi. Tôi trình bày với họ là chấp nhận làm ít lương hơn, cam kết đem hết kinh nghiệm giúp hãng phát triển, vậy mà ba tháng rồi vẫn chưa thấy họ kêu lại”. Ngồi nhà ăn ở không riết phát phì. Hạnh nói: “Ông xã tôi mới bảo má mày bây giờ thêm da thêm thịt, trong khi tiền để dành trong ngân hàng thì ngày một gầy guộc đi”.
Steve, người Mỹ chồng Hạnh, gật đầu đồng ý với vợ. Steve nói điều lo nhất bây giờ là chuyện hai đứa con gái sinh đôi vừa vào đại học, mỗi năm tốn khoảng 60.000 USD. Hôm đưa hai cô con gái tới trường, Steve nói: “Tôi không dám nói tới cảnh gia đình gặp khó khăn về mặt tài chính, sợ các cháu lo”. Ông Mỹ người cao quá khổ này lo âu cho tương lai của mấy đứa trẻ, than vãn: “Chẳng biết đến khi chúng nó ra trường rồi tình hình thay đổi hay chưa”.
Nguyên Đức (Washington D.C)
Nguồn :
Mã:
http://sgtt.com.vn/detail30.aspx?newsid=57370&fld=HTMG/2009/0924/57370