:>Nhiều người chỉ thấy TQ có nhiều phim LS (cả truyền hình và điện ảnh) hoành tráng được phát ở VN, rồi lại thấy người VN thích thú xem, rồi lại ngó lại thấy VN mình thua kém toàn diện mặt này cho nên kêu toáng rằng “dân VN thuộc sử Tàu hơn sử ta”, rồi TQ đang thực hiện cuộc xâm lăng văn hóa…
Đúng là thày bói xem voi. Nhiều người học LS chuyên mà bảo nhớ được tiến trình lịch sử TQ còn thấy khó khăn nữa là khán giả xem phim bình thường. Phim ảnh lịch sử TQ cùng lắm chỉ phản ánh được 1 lát cắt lịch sử mà thôi, làm sao mà xem vài phim đã hiểu và nhớ được LS TQ, lại còn văn hóa TQ nữa chứ.
Các giai đoạn của LS TQ, từ Tam hoàng-Ngũ đế, Hạ, Thương, Tây Chu, Đông Chu-liệt quốc, Tần, Hán… cho đến Minh, Thanh cực kì nhiều các cuộc chiến tranh (mà đa phần là nội chiến) là nguồn tư liệu phong phú cho điện ảnh-truyền hình TQ. Xem 1 phim điện ảnh hay 1 bộ phim truyền hình dài tập, người xem chỉ thấy 1 lát cắt, 1 khúc nhỏ của LS TQ, chỉ cảm thấy thích thú với các nhân vật anh hùng, mĩ nhân… chứ mấy người để tâm tìm hiểu và nhớ tiến trình LS của TQ.
Người TQ làm phim LS, dã sử… trước tiên là để cho người TQ xem, để khắc sâu LS cho chính người TQ… chứ đâu phải để quảng bá ra thế giới là chính. Ngó lại ta mà thấy thất vọng vô cùng với các hãng phim ĐA và truyền hình VN. Thà rằng đừng làm 10 phim vớ vẩn để tập trung vào 1 phim cho ra hồn còn hơn. LS VN mình cũng hào hùng chả thua ai mà các phim về LS xem được (theo em đánh giá) cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, có khi lại chỉ trên 1 bàn tay thôi, chả được 2 bàn.
Mình đã “nhồi” lịch sử VN ngay từ cấp 1, rồi lên cấp 2, cấp 3 với nội dung “đồng tâm, đồng trục” nhưng tăng về mức độ kiến thức. Rồi lên ĐH lại nhồi LS Đảng. Nhồi thế là đủ, chỉ cần kết hợp với nhiều phim hay về LS là dân ta sẽ yêu, sẽ thuộc sử ta ngay.
Ngày bé, em ấn tượng nhất về “Đêm hội Long Trì”, “Biệt động Sài Gòn”. Lúc mà anh Lý Hùng còn đỉnh cao, thấy “Thăng Long đệ nhất kiếm” cũng xem được. Giờ muốn kiếm xem lại để xem cảm giác sau khoảng 20 năm của mình ra sao nhưng chả biết kiếm đâu (Bác nào có cho em xin nhé). Về LS VN hiện đại thì cũng chả thấy cái nào vượt quá mức trung bình cả. Có lẽ toàn phim “cúng cụ” thì nó thế.
Em dẫn chứng: một sự kiện hào hùng oanh liệt như Chiến thắng ĐBP trên không 12 ngày đêm cuối 1972 của mình, nếu như thằng Mĩ mà ở vị trí của mình (yếu thế mà lại chiến thắng) thì nó làm phim phải hoành tráng lắm. Phim về chiến tranh hiện đại cơ mà. Mấy cảnh không chiến, cháy nổ thì cứ phải gọi là hơn thật. Tưởng tượng ra thôi cũng thấy thèm. Xem cái “HN 12 ngày đêm” của mình thấy thất vọng. Diễn xuất của diễn viên chỉ ở mức tròn vai, kĩ xảo giả tạo, như phim hoạt hình. Mĩ nó thua cúi mặt như ở Trân Châu cảng 1941 mà nó còn tự tô vẽ ra cho được mấy thằng phi công, dân Mĩ lũ lượt kéo nhau đi xem cơ mà. Tất nhiên là so sánh điện ảnh VN với Hollywood thì quả là khập khiễng. Nhưng thà làm 1 phim thôi nhưng làm kĩ càng, chu đáo, đầu tư lớn thì cũng còn hơn.
Các bác đạo diễn hình như chỉ thích làm phim để đem đi liên hoan. Các liên hoan vô thưởng vô phạt ở khắp thế giới thiếu gì, thế mà nó cho 1 giải là thấy sướng lắm. Các bác đó chả để tâm xem khán giả VN cần gì mà lại để ý dò “gu” của các ông tây, ông nhật giám khảo các Liên hoan phim… Thật là phí tiền nhà nước, bao người còng lưng đóng thuế…
Thằng TQ nó làm phim Hero vừa đề cập tới LS của nó, nhưng lại lồng luôn vấn đề nóng hổi là vấn đề toàn cầu hóa vào phim, nên khán giả đâu cũng xem được. Các hãng phim VN (dù nhà nước hay tư nhân) mà làm được phim như Hero thì em nhịn xem 20 bộ phim như “Đẹp từng cm” để xem phim đó thì vẫn hơn. Tất nhiên là “Đẹp từng cm” là bộ phim đơn thuần giải trí (lại khập khiễng khi so sánh rồi). Các hãng phim tư nhân vì lo cho sự an toàn cái nồi cơm của mình cho nên chắc khó bỏ tiền ra làm phim LS. Nhưng tính giải trí trong Hero cũng rất cao, nên ai cũng xem được, không kén khán giả. Thế nên nó mới đi được xa. Mãi gần đây mới thấy Rebel của Chánh Phương có lồng bối cảnh LS là xem được.
Nhân QK TQ 1-10, lại suy ngẫm về dân tộc Hoa-Hán và dân tộc Việt. Kể ra, tộc Hán là một dân tộc thành công. Khởi nguyên, có lẽ nó cũng chỉ như tộc Việt. Tổ tiên người Hán sống ở đồng bằng sông Hoàng Hà, ở một vùng đất chắc cũng chưa rộng. Họ là 1 nhánh gần gũi, chung 1 gốc với người Mông Cổ bây giờ. (Thế mà người Hán luôn miệt thị các sắc dân phía bắc, có nguồn gốc chung với họ là RỢ HUNG NÔ). Văn hóa của họ là văn hóa gốc du mục. Người Ả Rập du mục và người du mục nói chung, thời xưa vốn hay phản trắc nghi kỵ. Người du mục sống lang thang theo các thảo nguyên cỏ xanh mới. Không như lúa trồng của người nông nghiệp, đồng cỏ là của trời, nên các bộ tộc du mục cùng gặp nhau trên 1 đồng cỏ thì tất nhiên là giết nhau giành …. của trời. Vì thế người du mục dựa vào sức mạnh nhiều hơn, giỏi trận mạc hơn, mưu mô, tàn bạo, và phản trắc hơn người nông nghiệp phía Nam. Các chiến binh Hồi Giáo, như chính chú tiên tri Mô-ha-mét chẳng hạn, cũng dễ hiểu tại sao là chiến binh phản trắc nhất trong lịch sử chiến tranh.
Tộc Việt cũng hình thành cùng lúc với tộc Hán (nhưng có lẽ chưa có dân tộc VN cụ thể). Đó được gọi chung là Bách Việt, là những bộ lạc, liên minh bộ lạc người Việt sống từ đồng bằng sông Dương Tử (Trường Giang) hất trở xuống phương Nam. Họ là người Mân Việt, Âu Việt, Lạc Việt… và nhiều chi tộc có chữ Việt trong tên gọi nữa. Tổ tiên chúng ta cũng là 1 nhánh trong đó.
Thời nguyên thủy, tộc người nào chả muốn phát triển qui mô của mình, gia tăng địa vực sinh sống, bành trướng lãnh thổ, đồng hóa dân tộc khác. Nhưng tham vọng đó của người du mục thì cao hơn cư dân nông nghiệp (vốn hiền lành) rất nhiều.
Người Hán trong quá trình phát triển không ngừng đồng hóa các dân tộc xung quanh. Mục tiêu của họ là phương nam. Còn với những sắc dân phương bắc, còn “du mục” hung hãn hơn họ thì họ chả dám động. Thậm chí sau khi có nhà nước, các đời vua TQ còn cẩn thận xây bức VLTT dài dằng dặc, kiên cố để ngăn “Rợ Hung Nô”. Rồi đến nỗi các đời Tống, Minh khi suy yếu đã để cho các sắc dân phương bắc lấn lướt, chèn ép (Liêu, Kim), thậm chí mất quốc gia vào tay người Mông Cổ, người Mãn Thanh. Có rất nhiều tộc Bách Việt bị Tàu đồng hóa (Mân Việt, Âu Việt …). Một dân tộc thuộc Bách Việt không bị Tàu đồng hóa, tức chưa bao giờ nhận mình là người Hán hay mang tư tưởng Đại Hán, đó là tộc Lạc Việt.
Khổng Tử đã từng ca ngợi Quản Trọng có công dẹp loạn người Bách Việt, nếu không thì người Hán đã mặc áo cài nút trái như người Bách Việt rồi - tức là nếu không người Hán đã bị người Bách Việt (không có tên và kỵ binh nhanh như người Hán tộc du mục phương Bắc) đồng hóa thành người Việt. Còn hàng chục tộc Việt nữa không bị đồng hoá thành Hán. Họ vẫn đang ở Vân Nam, Quảng Tây ngày nay, gọi chung là dân tộc ít người. Nhưng nguyên nhân chính chỉ là do lãnh thổ của họ khô cằn, không màu mỡ thuận lợi nên người Hán không để tâm.
Người Hán ngày nay, từ chỗ là 1 sắc dân nhỏ đã trở thành một dân tộc thành công nhất thế giới, với tổng cộng hơn tỉ người coi mình là người Hán. Người Hán ngày nay do nhiều dân tộc trước kia không phải Hán và dân tộc Hán hình thành nên, chứ không nên hiểu hạn hẹp chỉ là các dân tộc không phải Hán bị dân tộc Hán đồng hoá. Xét đến bản chất, có thể nói là dân tộc Hán bị các dân tộc không Hán đồng hoá mà thành người Hán bây giờ, tức là bị đồng hóa ngược. Kẻ đi đồng hóa bị chính nạn nhân của mình đồng hóa lại. Cụ thể là có thể nhận thấy rất nhiều yếu tố có nguồn gốc Việt trong văn hóa Hán. Như là canh tác nông nghiệp lúa nước, dùng bát đũa trong bữa ăn chiếc váy của người phụ nữ, …
Có người nói người VN đã bị Hán hóa về mặt di truyền, về dòng máu, tuy không bị đồng hóa về văn hóa (ta vẫn coi ta là người Việt). Có thể họ thấy qua hàng ngàn năm bắc thuộc, ta bị người Hán đô hộ nên suy ra thế chăng. Sao không suy ngược lại là người Hán đã bị Việt hóa? Tổ tiên người Hán có nguồn gốc phương Bắc, tức là sẽ có ngoại hình, tố chất cơ thể giống sắc dân phương bắc, như người Mông Cổ chẳng hạn. Người Hán đồng hóa các dân tộc phương nam về văn hóa, về ý thức tộc người (các dân tộc bị đồng hóa đến bây giờ đều đã tự coi mình là người Hán, nói tiếng Hán… suy nghĩ theo kiểu Hán). Nhưng về nhân chủng thì không thế, vì nó sẽ tổng hòa các đặc điểm cơ thể con người, lại theo hướng của nhóm đa số.
Các bác có thấy người Trung Quốc,nhất là những người ở miền nam Trung Quốc, có những người rất giống người Việt Nam? Theo em chính họ là những người đang mang trong mình 1 phần dòng máu của người Việt xưa – những người đã bị xóa tên tộc, và việc người TQ và người VN bây giờ có nhiều nét giống nhau cũng dễ hiểu. Giống nhau vì trong người TQ hiện đại có dòng máu của người Việt xưa (tức anh em với chúng ta), và trong chúng ta có dòng máu của người Hán gốc du mục phương Bắc (hậu quả của hơn nghìn năm ta bị Trung Quốc đô hộ). Nhìn các ngôi sao HK thấy họ chả khác mấy những ngôi sao Việt, các bác nhẩy?:>
Ví dụ đơn giản là các bác thấy con gái TQ giống con gái VN hay con gái Mông Cổ hơn? Em thấy giống con gái VN hơn (tất nhiên chỉ là em ngắm qua ảnh các em xinh tươi thôi, chứ chưa có đk kiểm nghiệm thực tế đâu nhé).8-}
(Phải hôm mất ngủ, lại đúng quốc khánh TQ, viết 1 bài cho đỡ nhớ nghề.
Chả giấu gì các bác, em đang làm về kĩ thuật phần cứng, nhưng trước kia là dân xã hội chính cống, từng định theo nghiệp Gs Lê Văn Lan, nhà sử học Dương Trung Quốc… nhưng duyên số không cho. Thỉnh thoảng nhớ nghề cũ, đọc thấy, nghe thấy những điều mà mình không đồng tình cũng rất muốn tranh luận. Nay lập cái thớt này cho đỡ ngứa ngáy)
Đúng là thày bói xem voi. Nhiều người học LS chuyên mà bảo nhớ được tiến trình lịch sử TQ còn thấy khó khăn nữa là khán giả xem phim bình thường. Phim ảnh lịch sử TQ cùng lắm chỉ phản ánh được 1 lát cắt lịch sử mà thôi, làm sao mà xem vài phim đã hiểu và nhớ được LS TQ, lại còn văn hóa TQ nữa chứ.
Các giai đoạn của LS TQ, từ Tam hoàng-Ngũ đế, Hạ, Thương, Tây Chu, Đông Chu-liệt quốc, Tần, Hán… cho đến Minh, Thanh cực kì nhiều các cuộc chiến tranh (mà đa phần là nội chiến) là nguồn tư liệu phong phú cho điện ảnh-truyền hình TQ. Xem 1 phim điện ảnh hay 1 bộ phim truyền hình dài tập, người xem chỉ thấy 1 lát cắt, 1 khúc nhỏ của LS TQ, chỉ cảm thấy thích thú với các nhân vật anh hùng, mĩ nhân… chứ mấy người để tâm tìm hiểu và nhớ tiến trình LS của TQ.
Người TQ làm phim LS, dã sử… trước tiên là để cho người TQ xem, để khắc sâu LS cho chính người TQ… chứ đâu phải để quảng bá ra thế giới là chính. Ngó lại ta mà thấy thất vọng vô cùng với các hãng phim ĐA và truyền hình VN. Thà rằng đừng làm 10 phim vớ vẩn để tập trung vào 1 phim cho ra hồn còn hơn. LS VN mình cũng hào hùng chả thua ai mà các phim về LS xem được (theo em đánh giá) cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, có khi lại chỉ trên 1 bàn tay thôi, chả được 2 bàn.
Mình đã “nhồi” lịch sử VN ngay từ cấp 1, rồi lên cấp 2, cấp 3 với nội dung “đồng tâm, đồng trục” nhưng tăng về mức độ kiến thức. Rồi lên ĐH lại nhồi LS Đảng. Nhồi thế là đủ, chỉ cần kết hợp với nhiều phim hay về LS là dân ta sẽ yêu, sẽ thuộc sử ta ngay.
Ngày bé, em ấn tượng nhất về “Đêm hội Long Trì”, “Biệt động Sài Gòn”. Lúc mà anh Lý Hùng còn đỉnh cao, thấy “Thăng Long đệ nhất kiếm” cũng xem được. Giờ muốn kiếm xem lại để xem cảm giác sau khoảng 20 năm của mình ra sao nhưng chả biết kiếm đâu (Bác nào có cho em xin nhé). Về LS VN hiện đại thì cũng chả thấy cái nào vượt quá mức trung bình cả. Có lẽ toàn phim “cúng cụ” thì nó thế.
Em dẫn chứng: một sự kiện hào hùng oanh liệt như Chiến thắng ĐBP trên không 12 ngày đêm cuối 1972 của mình, nếu như thằng Mĩ mà ở vị trí của mình (yếu thế mà lại chiến thắng) thì nó làm phim phải hoành tráng lắm. Phim về chiến tranh hiện đại cơ mà. Mấy cảnh không chiến, cháy nổ thì cứ phải gọi là hơn thật. Tưởng tượng ra thôi cũng thấy thèm. Xem cái “HN 12 ngày đêm” của mình thấy thất vọng. Diễn xuất của diễn viên chỉ ở mức tròn vai, kĩ xảo giả tạo, như phim hoạt hình. Mĩ nó thua cúi mặt như ở Trân Châu cảng 1941 mà nó còn tự tô vẽ ra cho được mấy thằng phi công, dân Mĩ lũ lượt kéo nhau đi xem cơ mà. Tất nhiên là so sánh điện ảnh VN với Hollywood thì quả là khập khiễng. Nhưng thà làm 1 phim thôi nhưng làm kĩ càng, chu đáo, đầu tư lớn thì cũng còn hơn.
Các bác đạo diễn hình như chỉ thích làm phim để đem đi liên hoan. Các liên hoan vô thưởng vô phạt ở khắp thế giới thiếu gì, thế mà nó cho 1 giải là thấy sướng lắm. Các bác đó chả để tâm xem khán giả VN cần gì mà lại để ý dò “gu” của các ông tây, ông nhật giám khảo các Liên hoan phim… Thật là phí tiền nhà nước, bao người còng lưng đóng thuế…
Thằng TQ nó làm phim Hero vừa đề cập tới LS của nó, nhưng lại lồng luôn vấn đề nóng hổi là vấn đề toàn cầu hóa vào phim, nên khán giả đâu cũng xem được. Các hãng phim VN (dù nhà nước hay tư nhân) mà làm được phim như Hero thì em nhịn xem 20 bộ phim như “Đẹp từng cm” để xem phim đó thì vẫn hơn. Tất nhiên là “Đẹp từng cm” là bộ phim đơn thuần giải trí (lại khập khiễng khi so sánh rồi). Các hãng phim tư nhân vì lo cho sự an toàn cái nồi cơm của mình cho nên chắc khó bỏ tiền ra làm phim LS. Nhưng tính giải trí trong Hero cũng rất cao, nên ai cũng xem được, không kén khán giả. Thế nên nó mới đi được xa. Mãi gần đây mới thấy Rebel của Chánh Phương có lồng bối cảnh LS là xem được.
Nhân QK TQ 1-10, lại suy ngẫm về dân tộc Hoa-Hán và dân tộc Việt. Kể ra, tộc Hán là một dân tộc thành công. Khởi nguyên, có lẽ nó cũng chỉ như tộc Việt. Tổ tiên người Hán sống ở đồng bằng sông Hoàng Hà, ở một vùng đất chắc cũng chưa rộng. Họ là 1 nhánh gần gũi, chung 1 gốc với người Mông Cổ bây giờ. (Thế mà người Hán luôn miệt thị các sắc dân phía bắc, có nguồn gốc chung với họ là RỢ HUNG NÔ). Văn hóa của họ là văn hóa gốc du mục. Người Ả Rập du mục và người du mục nói chung, thời xưa vốn hay phản trắc nghi kỵ. Người du mục sống lang thang theo các thảo nguyên cỏ xanh mới. Không như lúa trồng của người nông nghiệp, đồng cỏ là của trời, nên các bộ tộc du mục cùng gặp nhau trên 1 đồng cỏ thì tất nhiên là giết nhau giành …. của trời. Vì thế người du mục dựa vào sức mạnh nhiều hơn, giỏi trận mạc hơn, mưu mô, tàn bạo, và phản trắc hơn người nông nghiệp phía Nam. Các chiến binh Hồi Giáo, như chính chú tiên tri Mô-ha-mét chẳng hạn, cũng dễ hiểu tại sao là chiến binh phản trắc nhất trong lịch sử chiến tranh.
Tộc Việt cũng hình thành cùng lúc với tộc Hán (nhưng có lẽ chưa có dân tộc VN cụ thể). Đó được gọi chung là Bách Việt, là những bộ lạc, liên minh bộ lạc người Việt sống từ đồng bằng sông Dương Tử (Trường Giang) hất trở xuống phương Nam. Họ là người Mân Việt, Âu Việt, Lạc Việt… và nhiều chi tộc có chữ Việt trong tên gọi nữa. Tổ tiên chúng ta cũng là 1 nhánh trong đó.
Thời nguyên thủy, tộc người nào chả muốn phát triển qui mô của mình, gia tăng địa vực sinh sống, bành trướng lãnh thổ, đồng hóa dân tộc khác. Nhưng tham vọng đó của người du mục thì cao hơn cư dân nông nghiệp (vốn hiền lành) rất nhiều.
Người Hán trong quá trình phát triển không ngừng đồng hóa các dân tộc xung quanh. Mục tiêu của họ là phương nam. Còn với những sắc dân phương bắc, còn “du mục” hung hãn hơn họ thì họ chả dám động. Thậm chí sau khi có nhà nước, các đời vua TQ còn cẩn thận xây bức VLTT dài dằng dặc, kiên cố để ngăn “Rợ Hung Nô”. Rồi đến nỗi các đời Tống, Minh khi suy yếu đã để cho các sắc dân phương bắc lấn lướt, chèn ép (Liêu, Kim), thậm chí mất quốc gia vào tay người Mông Cổ, người Mãn Thanh. Có rất nhiều tộc Bách Việt bị Tàu đồng hóa (Mân Việt, Âu Việt …). Một dân tộc thuộc Bách Việt không bị Tàu đồng hóa, tức chưa bao giờ nhận mình là người Hán hay mang tư tưởng Đại Hán, đó là tộc Lạc Việt.
Khổng Tử đã từng ca ngợi Quản Trọng có công dẹp loạn người Bách Việt, nếu không thì người Hán đã mặc áo cài nút trái như người Bách Việt rồi - tức là nếu không người Hán đã bị người Bách Việt (không có tên và kỵ binh nhanh như người Hán tộc du mục phương Bắc) đồng hóa thành người Việt. Còn hàng chục tộc Việt nữa không bị đồng hoá thành Hán. Họ vẫn đang ở Vân Nam, Quảng Tây ngày nay, gọi chung là dân tộc ít người. Nhưng nguyên nhân chính chỉ là do lãnh thổ của họ khô cằn, không màu mỡ thuận lợi nên người Hán không để tâm.
Người Hán ngày nay, từ chỗ là 1 sắc dân nhỏ đã trở thành một dân tộc thành công nhất thế giới, với tổng cộng hơn tỉ người coi mình là người Hán. Người Hán ngày nay do nhiều dân tộc trước kia không phải Hán và dân tộc Hán hình thành nên, chứ không nên hiểu hạn hẹp chỉ là các dân tộc không phải Hán bị dân tộc Hán đồng hoá. Xét đến bản chất, có thể nói là dân tộc Hán bị các dân tộc không Hán đồng hoá mà thành người Hán bây giờ, tức là bị đồng hóa ngược. Kẻ đi đồng hóa bị chính nạn nhân của mình đồng hóa lại. Cụ thể là có thể nhận thấy rất nhiều yếu tố có nguồn gốc Việt trong văn hóa Hán. Như là canh tác nông nghiệp lúa nước, dùng bát đũa trong bữa ăn chiếc váy của người phụ nữ, …
Có người nói người VN đã bị Hán hóa về mặt di truyền, về dòng máu, tuy không bị đồng hóa về văn hóa (ta vẫn coi ta là người Việt). Có thể họ thấy qua hàng ngàn năm bắc thuộc, ta bị người Hán đô hộ nên suy ra thế chăng. Sao không suy ngược lại là người Hán đã bị Việt hóa? Tổ tiên người Hán có nguồn gốc phương Bắc, tức là sẽ có ngoại hình, tố chất cơ thể giống sắc dân phương bắc, như người Mông Cổ chẳng hạn. Người Hán đồng hóa các dân tộc phương nam về văn hóa, về ý thức tộc người (các dân tộc bị đồng hóa đến bây giờ đều đã tự coi mình là người Hán, nói tiếng Hán… suy nghĩ theo kiểu Hán). Nhưng về nhân chủng thì không thế, vì nó sẽ tổng hòa các đặc điểm cơ thể con người, lại theo hướng của nhóm đa số.
Các bác có thấy người Trung Quốc,nhất là những người ở miền nam Trung Quốc, có những người rất giống người Việt Nam? Theo em chính họ là những người đang mang trong mình 1 phần dòng máu của người Việt xưa – những người đã bị xóa tên tộc, và việc người TQ và người VN bây giờ có nhiều nét giống nhau cũng dễ hiểu. Giống nhau vì trong người TQ hiện đại có dòng máu của người Việt xưa (tức anh em với chúng ta), và trong chúng ta có dòng máu của người Hán gốc du mục phương Bắc (hậu quả của hơn nghìn năm ta bị Trung Quốc đô hộ). Nhìn các ngôi sao HK thấy họ chả khác mấy những ngôi sao Việt, các bác nhẩy?:>
Ví dụ đơn giản là các bác thấy con gái TQ giống con gái VN hay con gái Mông Cổ hơn? Em thấy giống con gái VN hơn (tất nhiên chỉ là em ngắm qua ảnh các em xinh tươi thôi, chứ chưa có đk kiểm nghiệm thực tế đâu nhé).8-}
(Phải hôm mất ngủ, lại đúng quốc khánh TQ, viết 1 bài cho đỡ nhớ nghề.
Chả giấu gì các bác, em đang làm về kĩ thuật phần cứng, nhưng trước kia là dân xã hội chính cống, từng định theo nghiệp Gs Lê Văn Lan, nhà sử học Dương Trung Quốc… nhưng duyên số không cho. Thỉnh thoảng nhớ nghề cũ, đọc thấy, nghe thấy những điều mà mình không đồng tình cũng rất muốn tranh luận. Nay lập cái thớt này cho đỡ ngứa ngáy)
Chỉnh sửa lần cuối: