Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

okono

Member
Đúng như dự đoán của nhiều người, Lưu Hiểu Ba - 54 tuổi người Trung Quốc đã đoạt giải Nobel Hòa bình 2010, theo kết quả vừa công bố chiều nay (8/10) của Ủy ban Nobel Na Uy.
Ủy ban Nobel Na Uy cho biết, họ quyết định chọn ông Lưu Hiểu Ba để trao giải Nobel Hòa bình "vì sự đấu tranh lâu dài và phi bạo lực của ông cho những quyền cơ bản của con người ở Trung Quốc".

Ủy ban Nobel Na Uy nhấn mạnh, họ luôn tin có một sự gắn kết chặt chẽ giữa nhân quyền và hoà bình.
Như vậy, ngoài huy chương vàng, giấy chứng nhận đoạt giải Nobel Hoà bình 2010, ông Lưu Hiểu Ba sẽ là chủ nhân của khoản tiền thưởng 10 triệu knonor Thụy Điển (khoảng 1,5 triệu USD).

Hồi tháng 3, Viện Hoà bình Na Uy từng thông báo đã nhận được số lượng đề cử kỷ lục cho giải Nobel Hoà bình 2010 với 237 ứng viên, nhiều hơn năm ngoái 32 đề cử. Trong số các đề cử có 199 cá nhân, 38 tổ chức.
Ngay trước lễ công bố chủ nhân giải Nobel Hoà bình 2010 tại Oslo, Chủ tịch Uỷ ban Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland từng tiết lộ rằng lựa chọn người thắng cuộc năm nay sẽ gây tranh cãi. "Các bạn sẽ hiểu tại sao khi nghe tên (người thắng cuộc)", ông Jagland nói thêm.

Năm ngoái, khi Ủy ban Giải Nobel công bố Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã vượt qua 205 ứng viên khác để chính thức trở thành chủ nhân giải Nobel Hòa bình, cũng đã có rất nhiều tranh cãi về quyết định trao giải thưởng này.

Giới quan sát tỏ ra rất kinh ngạc vì ông Obama mới nhậm chức lãnh đạo Nhà Trắng chỉ chưa đầy hai tuần trước hạn chót nhận đề cử đoạt giải. Nhiều người theo dõi Nobel 2009 thậm chí tin rằng còn quá sớm để trao giải cho tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ "vì những nỗ lực phi thường của ông nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc" như khẳng định của 5 thành viên uỷ ban bầu chọn.

Phản ứng của Trung Quốc

Theo Tân Hoa xã, phản ứng trước sự việc trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nêu rõ: "Việc trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba là bôi nhọ giải thưởng này và có thể làm tổn hại mối quan hệ giữa Trung Quốc và Na Uy."

Ông Mã Triều Húc nhấn mạnh theo ý nguyện của ông Alfred Nobel, người sáng lập giải Nobel Hòa bình, giải thưởng này phải được trao cho người có đóng góp cho sự hòa hợp dân tộc, tình hữu nghị giữa quốc gia này với quốc gia khác, thúc đẩy giải trừ vũ khí, tổ chức và tuyên truyền các hội nghị hòa bình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Lưu Hiểu Ba là một tội phạm bị tòa án Trung Quốc kết tội vì vi phạm luật pháp Trung Quốc. Những gì Lưu Hiểu Ba làm hoàn toàn đi ngược lại mục đích của giải Nobel Hòa bình. Vì thế, quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho một nhân vật như vậy là bôi nhọ giải thưởng này, đồng thời có thể làm tổn hại mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa Trung Quốc và Na Uy.
Nguồn: Vietnamnet.vn
http://123.29.73.34//channel/5141/201010/Giao-su-Trung-Quoc-doat-giai-Nobel-Hoa-binh-2010-100095/
 
Chỉnh sửa lần cuối:

bladies

Active Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Một cái tát vào mặt bọn Trung Quốc, nhưng để rồi xem bộ ngoại giao TQ sẽ la toáng lên:"Việc cho xxx nhận giải Nobel hòa bình sẽ gây tổn hại mối quan hệ tốt đẹp giữa TQ và xyz, yêu cầu nước xyz không can thiệp nội bộ TQ" blah blah blah !
 

ktq

Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Cũng không ý kiến gì vì ghét TQ; nhưng ủy ban Nobel HB xem ra ngày càng xuống giá trị rồi. Mới năm nào trao cho Obama mới nhậm chức nay tới cái vụ này; màu chính trị ngày càng đậm; màu nhân văn ngày càng mờ.
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Trao giải cho người mà TQ cho là phản động và đang bị cầm tù
 

bladies

Active Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Mới năm nào trao cho Obama mới nhậm chức nay tới cái vụ này; màu chính trị ngày càng đậm; màu nhân văn ngày càng mờ.

Thực chất theo mình đó cũng có mưu đồ chính trị hết bạn ạ ... kiểu như muốn ông Ô bá mà cầm cái giải đó để làm việc một cách ôn hòa hơn chẳng hạn ! [-(
 

HEEL

New Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010



Phản ứng của Trung Quốc

Theo Tân Hoa xã, phản ứng trước sự việc trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nêu rõ: "Việc trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba là bôi nhọ giải thưởng này và có thể làm tổn hại mối quan hệ giữa Trung Quốc và Na Uy."

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Lưu Hiểu Ba là một tội phạm bị tòa án Trung Quốc kết tội vì vi phạm luật pháp Trung Quốc. Những gì Lưu Hiểu Ba làm hoàn toàn đi ngược lại mục đích của giải Nobel Hòa bình. Vì thế, quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho một nhân vật như vậy là bôi nhọ giải thưởng này, đồng thời có thể làm tổn hại mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa Trung Quốc và Na Uy.
Nguồn: Vietnamnet.vn
http://123.29.73.34//channel/5141/201010/Giao-su-Trung-Quoc-doat-giai-Nobel-Hoa-binh-2010-100095/


Gái đĩ thì già mồm. Không đồng quan điểm với chúng nó thì nó vu cho vi phạm PL.

Giải NOBEL là 1 giải thưởng cao quý và uy tín nhất Thế giới. 1 nhóm lưu manh phản đối thì cũng chẳng lay chuyển được gì.
 

Dr_slums

New Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Năm sau không khéo lại có Lê Công Định cũng đc nhận giải. VN thế là có 2 giải nobel đều về hòa bình.
 

bladies

Active Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Gái đĩ thì già mồm. Không đồng quan điểm với chúng nó thì nó vu cho vi phạm PL.

Tuy cao quý thật nhưng nó cũng đã có lần trao nhầm đấy bác ạ, với lại cái tội vi phạm hiến pháp - pháp luật là bị xử đẹp và cũng dễ ép tội nhất mà !
 

paracels

Well-Known Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Ha ha ha, hi hi hi, ông Lưu Hiểu Ba không phải là tù nhân chính trị mà là một người vi phạm pháp luật, hiện đang ngồi tù. Sự lựa chọn của ủy ban giải Nobel là một sự lựa chọn độc lập, dù nó ngả theo chiều nào đi nữa thì sự lựa chọn của họ vẫn có uy tín như thường (dù ông Lưu Hiểu Ba là một tội phạm đi nữa), hà có gì Beijing lại nhảy đổng lên đe dọa chính phủ Na Uy, như thế càng lòi cái đuôi của mình ra, chả che dấu được nữa.
 

buonnguqua

Active Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Năm sau không khéo lại có Lê Công Định cũng đc nhận giải. VN thế là có 2 giải nobel đều về hòa bình.
Em nghĩ Trần Huỳnh Duy Thức sẽ có % nhận giải cao hơn :D
Vì Thức bị kết tội 22 năm cơ <):)
 

tathien

Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Vụ này phần nhiều mang mầu sắc chính trị .Vì cả tổng thống obama , Đạt lai lạt ma , tổng thống Slovakia..vv cũng lên tiếng đòi thả ông "Tù nhân" này.Có thể đây là phát súng đầu tiên mà thế giới nhắm vào một TQ huynh hoang , trịch thượng hé lộ mưu đồ bá chủ.
 

Dr_slums

New Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Nhưng Lê Công Định đã từng là đân Fullbright nên em nghĩ Lê Công Định có khả năng cao hơn.
 

tinlcd

Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Lạ quá các bác nhỉ, em nhớ hồi xưa học sử toàn nghe thầy cô tố cáo TQ là chuyên trị đi xâm lược các nước nhỏ mà giờ củng có giải cao quý như vậy cơ àh, đúng là TG sắp loạn rồi........................
 

bladies

Active Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Vì mấy ông đó chống đối chính quyền Trung Quốc bạo ngược, đòi tự do dân chủ ..v.v.. chứ đâu phải ông ta làm cho ĐCS TQ đâu !
Còn bọn TQ thì thôi rồi ... gần như cả Lịch sử đất nước Tàu là những trang sử xâm lược.
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Tại sao chúng tôi tặng Lưu Hiểu Ba giải Nobel –Thorbjorn Jagland​

Đinh Từ Thức dịch

Oslo – Việc nhà cầm quyền Trung Quốc lên án ủy ban Nobel đã chọn Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), một nhà vận động chính trị, là người thắng giải Hòa Bình năm 2010 ngẫu nhiên cho thấy tại sao nhân quyền đáng bảo vệ.

Nhà cầm quyền nói rằng không ai có quyền can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc. Nhưng họ đã lầm: luật và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền ở trên quốc gia, và cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ bảo đảm chúng được tôn trọng.

Chế độ quốc gia hiện đại chuyển hóa từ ý tưởng chủ quyền quốc gia được thiết lập bởi các thỏa hiệp gọi là “Peace of Westphalia” vào năm 1648[1]. Vào thời ấy, chủ quyền được coi là nằm trong tay một nhà cai trị chuyên quyền.

Nhưng cùng với thời gian, ý tưởng về chủ quyền đã thay đổi. Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ cũng như Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đã thay thế quyền chuyên chế bằng chủ quyền của dân như là nguồn gốc của quyền lực quốc gia và tính chính thống.

Ý tưởng về chủ quyền lại thay đổi một lần nữa vào thế kỷ vừa qua, cùng với thế giới đi từ chủ nghĩa quốc gia tới chủ nghĩa quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã được thành lập sau hai cuộc thế chiến tai họa, các quốc gia thành viên đã cam kết giải quyết các tranh chấp bằng phương tiện hòa bình và định nghĩa những quyền căn bản của mọi người trong Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền. Bản tuyên ngôn xác định rằng các quốc gia thành viên không còn quyền tối thượng vô giới hạn nữa[2].

Ngày nay, phổ quát nhân quyền trù liệu một sự kiểm điểm trên đa số chuyên chính khắp thế giới, bất kể họ là dân chủ hay không. Một đa số trong quốc hội không thể quyết định phương hại tới quyền của một thiểu số, cũng không thể biểu quyết những đạo luật làm hại nhân quyền. Và ngay cả Trung Quốc không phải là một nước dân chủ hiến định, họ là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, và họ đã sửa đổi Hiến pháp để phù hợp với Tuyên ngôn Nhân quyền.

Tuy nhiên, việc bỏ tù ông Lưu là một bằng chứng hiển nhiên rằng hình luật của Trung Quốc không phù hợp với Hiến pháp của họ. Ông đã bị kết án vì “phát tán tin đồn hoặc vu khống hay dùng các phương tiện khác để phá hoại chính quyền hay lật đổ chế độ xã hội.” Nhưng trong một cộng đồng thế giới đặt cơ sở trên phổ quát nhân quyền, dẹp bỏ quan điểm và tin đồn không phải là việc của chính quyền. Các chính quyền có nhiệm vụ phải bảo đảm quyền tự do phát biểu – ngay cả khi người phát biểu vận động cho một chế độ xã hội khác.

Đó là những quyền mà ủy ban Nobel đã gìn giữ từ lâu bằng cách vinh danh những người đã tranh đấu để bảo vệ chúng bằng Giải Hòa bình, kể cả Andrei Sakharov vì cuộc tranh đấu của ông chống lại việc lạm dụng nhân quyền tại Liên Xô, và Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. về cuộc vận động dân quyền tại Hoa Kỳ.

Không ngạc nhiên, chính quyền Trung Quốc đã gay gắt chỉ trích giải thưởng, cho rằng ủy ban Nobel đã can thiệp bất hợp pháp vào nội tình của họ và làm xấu mặt họ trước con mắt công luận quốc tế. Trái lại, Trung Quốc nên hãnh diện rằng mình đã trở thành hùng mạnh đủ để trở thành chủ đề thảo luận và chỉ trích.

Đáng chú ý là, không phải chỉ có chính quyền Trung Quốc công kích ủy ban Nobel. Một số người nói rằng tặng giải thưởng cho ông Lưu thật ra có thể làm cho các điều kiện trong cuộc vận động nhân quyền tại Trung Quốc bị xấu đi.

Nhưng luận cứ này phi lý: nó đưa đến kết luận rằng cách tốt nhất để chúng tôi phát triển nhân quyền là giữ im lặng. Nếu chúng tôi cứ im lặng về Trung Quốc, nước nào sẽ là quốc gia kế tiếp nêu ra cái quyền của họ để bắt [người ngoài] phải im lặng và không được can thiệp? Cách tiếp cận như vậy sẽ đặt chúng tôi trên đường làm hại Tuyên ngôn Phổ quát và những tín điều cơ bản về nhân quyền. Chúng tôi không được và không thể giữ im lặng. Không nước nào có quyền bỏ qua những nghĩa vụ quốc tế của mình.

Trung Quốc có lý do để hãnh diện về những gì họ đã đạt được trong 20 năm qua. Chúng tôi mong được nhìn thấy những tiến bộ đó tiếp tục, và đó là lý do tại sao chúng tôi tặng giải Hòa Bình cho ông Lưu. Nếu Trung Quốc muốn tiến bộ trong hòa hợp với các nước khác và trở thành đối tác chủ yếu trong việc giữ gìn các giá trị của cộng đồng thế giới, trước hết họ phải cho toàn thể nhân dân của họ được hưởng quyền tự do phát biểu.

Thật là một thảm cảnh trong đó một người bị tù 11 năm chỉ vì phát biểu quan điểm của mình. Nếu chúng ta muốn tiến tới tình trạng thân hữu giữa các dân tộc như Alfred Nobel đã nói, thì phổ quát nhân quyền phải là tiêu chuẩn của chúng ta.

Thorbjorn Jagland là chủ tịch của Ủy ban Nobel Na Uy.

Nguồn: “Why We Gave Liu Xiaobo a Nobel”, của Thorbjorn Jagland, The New York Times, 22 tháng 10, 2010.

Bản tiếng Việt © 2010 Đinh Từ Thức

Bản tiếng Việt © 2010 talawas


[1] Chú thích của người dịch: “Peace of Westphalia” chỉ những thỏa hiệp đạt được tại các cuộc thương lượng ở hai thành phố Münster và Osnabrück thuộc vùng Westphalia ở Đức vào năm 1648, sau cuộc chiến Âu châu kéo dài 30 năm.

[2] Universal Declaration of Human Rights

Bản tiếng Việt Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền

Điều 1: Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu.

Điều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do nêu trong Bản tuyên ngôn nầy, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội.

Ngoài ra, cũng không có bất cứ sự phân biệt nào về địa vị chính trị, pháp quyền hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà một người xuất thân, cho dù quốc gia hay lãnh thổ đó được độc lập, được đặt dưới chế độ ủy trị, chưa tự quản hay có chủ quyền hạn chế.
....

Điều 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.
....

Điều 29: Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất người đó có thể phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ.

Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.

Trong bất cứ trường hợp nào, việc thực hiện những quyền và tự do nầy cũng không được đi ngược lại với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Điều 30: Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn nầy theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn nầy.
 

sieuquaya4

Active Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

cứ thế này chắc Việt Nam ta cũng nobel hòa bình đầy rẫy ấy chứ nhỉ
 

haohanluongson

Active Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

he he, thật là chớ trêu, người TQ đoạt giải nobel hòa bình nhưng mà lại là người mang tư tưởng chống đối, đúng là 1 đòn đau với ĐCSTQ. Mà ko chỉ VN ta biết rằng sự thật về 1 TQ càng ngày càng hống hách ko coi ai ra gì mà cả thế giới cũng nhìn nhận sự thật này. TQ nó lại muốn khơi lại dòng máu Tần Thủy Hoàng muốn thống nhất Châu Á chắc:D
 

okanle

Active Member
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Nhìn TQ làm cái gì cũng có vẻ cay cay cú cú, nghĩ lại thấy mình còn may. Haiz...
Ông Lưu Hiểu Ba này sống được tới ngày nay cũng là may. Biến cố Thiên An Môn cho thấy TQ đặc biệt mạnh tay trong các dạng "tội" kiểu vầy.

Mã:
[url]http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_Thi%C3%AAn_An_M%C3%B4n[/url]
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Nhìn TQ làm cái gì cũng có vẻ cay cay cú cú, nghĩ lại thấy mình còn may. Haiz...
Ông Lưu Hiểu Ba này sống được tới ngày nay cũng là may. Biến cố Thiên An Môn cho thấy TQ đặc biệt mạnh tay trong các dạng "tội" kiểu vầy.

Mã:
[url]http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_Thi%C3%AAn_An_M%C3%B4n[/url]


Một tấm hình lịch sử​

Tank_Man.jpg

Trong hình chụp nổi tiếng này, một người biểu tình đơn độc, "Người biểu tình vô danh",
đứng chặn một đoàn xe tăng tại Bắc Kinh trong hơn nửa giờ ngày 5 tháng 6 năm 1989.
Hình do Jeff Widener (Associated Press) chụp.

[yt]http://www.youtube.com/watch?v=mrQqDqOx3KY[/yt]​
 
Bên trên