Người phụ nữ quyền lực được ví "nhân viên thứ 16 của Google": Từ người cho thuê gara ô tô đến bà trùm thương vụ bạc tỷ mua lại Youtube

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Susan Wojcickic là một người phụ nữ kín tiếng và điềm đạm. Nhưng ít ai biết được rằng, bà chính là vị "nữ tướng" góp công xây dựng "đế chế khổng lồ" Google và Youtube lớn mạnh như hiện nay.

Câu chuyện nguồn gốc của bà Susan Wojcicki- người đàn bà quyền lực của Youtube không ly kỳ như nhiều CEO tại Thung lũng Silicon. Bà không hề có một ý tưởng độc lạ nào nảy ra khi đang đi học. Bà cũng không bỏ Đại học Harvard để khởi nghiệp, mà đã tốt nghiệp trường đại học này.

Năm 1998, bà cho thuê một phần nhỏ căn hộ đang sống cùng chồng cho 2 sinh viên Stanford mới tốt nghiệp. Hai thanh niên này có tên là Larry Page và Sergey Brin, và họ vừa sáng tạo ra một công cụ tìm kiếm có tên Google. Từ đó, cuộc đời của Susan Wojcicki đã sang một trang mới....

Cuộc gặp gỡ kỳ diệu nơi gara ô tô

Susan Wojcicki, sinh năm 1968, sinh ra ở Thung lũng Silicon. Cô lớn lên trong khuôn viên của trường Đại học Stanford tại Palo Alto, California. Đây cũng là nơi mà cha cô, ông Stanley Wojcicki, làm việc với vai trò là trưởng khoa vật lí. Còn mẹ cô, bà Esther Wojcicki, là người đã đảm nhận bộ môn báo chí trong hơn 20 năm tại trường Trung học Palo Alto. Ngôi trường này cũng chính là nơi bà đã giảng dạy cho con gái của Steve Jobs và nam diễn viên James Franco.

Người phụ nữ quyền lực được ví "nhân viên thứ 16 của Google": Từ người cho thuê gara ô tô đến bà trùm thương vụ bạc tỷ mua lại Youtube - Ảnh 1.
Susan Wojcicki là chị cả trong gia đình tri thức, có bố mẹ đều là những người uyên bác

Susan Wojcicki là chị cả trong gia đình có ba chị em gái. Em út là Anne Wojcicki hiện đang giữ vai trò đồng sáng lập và CEO của công ty về di truyền học – 23andMe. Anne cũng chính là vợ cũ của đồng sáng lập Google, Sergey Brin.

Susan sau này nghiên cứu về lịch sử và văn học tại Đại học Harvard. Nhiều năm sau, cô kể lại rằng một khóa giới thiệu tổng quan về khoa học máy tính mà mình tham gia vào năm cuối đã giúp "thay đổi cách tôi tư duy về tất cả mọi thứ".

Sau đó cô hoàn thành chương trình thạc sỹ kinh tế của trường Đại học California, Santa Cruz vào năm 1993. Đây là nơi cô gặp chồng tương lai – Dennis Troper, một thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh (MBA) tốt nghiệp Trường Quản trị Anderson trực thuộc Đại học California, Los Angeles.

Sau khi hoàn thành chương trình MBA vào năm 1998, Wojcicki trở lại Bay Area rồi kết hôn với Troper vào tháng Tám, hai người định cư ở Menlo Park. Từ đây, làm việc cho Intel về mảng marketing.

Người phụ nữ quyền lực được ví "nhân viên thứ 16 của Google": Từ người cho thuê gara ô tô đến bà trùm thương vụ bạc tỷ mua lại Youtube - Ảnh 2.
Đây là văn phòng đầu tiên của "gã khổng lồ" Google

Cặp đôi này sau đó đã mua một ngôi nhà có bốn phòng ngủ rộng 185m2 ở số 232 Santa Margarita Ave với giá 600.000 đô la (gần 14 tỷ VND). Để giúp chi trả cho khoản vay mua nhà, Wojcicki đã cho hai sinh viên Stanford thuê ga-ra ô tô làm trụ sở công ty. Họ chính là Larry Page và Sergey Brin.

Khi ấy khoản tiền mà hai cậu sinh viên này trả cho Wojcicki hàng tháng là 1.700 USD. Trong bài phát biểu vào năm 2013, Susan kể lại: "có hôm chúng tôi ngồi ăn pizza và kẹo M&M với nhau trong nhà để xe, họ đã cho tôi thấy cách mà công nghệ có thể thay đổi thế giới này".

Một ngày nọ, công việc chính tại Intel của cô đã bị gián đoạn do Google gặp sự cố với máy chủ khiến Susan không thể tìm thông tin quan trọng mà cô cần. Đó chính là lúc cô nhận ra được sự phụ thuộc vào "cái trang web được phát triển bởi hai gã trong chính ga-ra của mình", và cô quyết định rằng mình sẽ trở thành một phần của công ty này.

Năm 1999, Wojcicki gia nhập đội ngũ của Google với tư cách là nhân viên thứ 16. Khi ấy cô được đảm nhận trách nhiệm quản lí hoạt động marketing của công ty và được giao cho một khoản ngân sách ít ỏi để tìm cách đánh bóng tên tuổi của Google.

Khi ấy Wojcicki đã mang thai bốn tháng, sau đó cô đã trở thành nhân viên đầu tiên của Google được hưởng chế độ nghỉ hộ sản. Trong một cuộc phỏng vấn với Glamour vào năm 2014, cô kể rằng quyết định tham gia vào dự án khởi nghiệp chỉ với 15 thành viên khi đang mang bầu quả thực "là một bước nhảy vọt. Nhưng đôi khi bạn phải chấp nhận làm điều đúng đắn nhất cho mình khi ấy".

“Bà trùm” quảng cáo và thương vụ mua lại Youtube

Với tài năng, sự nhạy bén và tinh thần làm việc chiến binh của một người mẹ, Wojcicki đã châm ngòi cho sự lan truyền của Google trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến nhất toàn cầu.

Một trong những dự án đầu tiên của Wojcicki chính là trang trí cho logo của Google sao cho phù hợp với không khí của dịp lễ hoặc các sự kiện đặc biệt. Tác phẩm đầu tiên của cô là hình vẽ người ngoài hành tinh đang hạ cánh trên dòng chữ Google. Dự án này đã thành công và hiện trở thành một "đặc sản" gần như thường ngày của công ty này.

Người phụ nữ quyền lực được ví "nhân viên thứ 16 của Google": Từ người cho thuê gara ô tô đến bà trùm thương vụ bạc tỷ mua lại Youtube - Ảnh 3.
Sergey Brin và Susan Wojcickic

Wojcicki còn được nhắc tới như một người thành công nhất trong giới quảng cáo. Điều này xuất phát từ thực tế khi bà đã cùng nhóm phát triển tạo ra tạo ra AdSense, một thương vụ mang tính cách mạng và hái ra tiền của Google, cho phép các trang web và trang nhật ký cá nhân kiếm tiền bằng cách hiển thị quảng cáo. Năm 2013, AdSense đã giúp tạo ra 55,5 tỉ USD doanh thu cho Google.

Đến năm 2006, chỉ sau vài năm Susan đã có công lớn trong thương vụ mua lại Youtube với giá 1.65 tỷ USD và DoubleClick trị giá 3.2 tỷ USD. Đây cũng là hai thương vụ kinh doanh lớn nhất trong lịch sử của Google kể từ khi thành lập phát triển.

Theo đó, năm 2005 đánh dấu sự ra đời của nền tảng chia sẻ video trực tuyến Google Videos dưới sự điều hành của Susan Wojcicki. Đoạn clip đầu tiên mà cô đăng tải là về "một con rối màu tím hát một giai điệu vô nghĩa". Tuy nhiên vào thời điểm ấy, một trang web chia sẻ video miễn phí khác là Youtube đang là tâm điểm của sự chú ý, nó đã đè bẹp nền tảng của Google nhờ khả năng giúp cho nội dung được đăng tải có thể xem ngay tức thì. Sau đó, Susan đã chia sẻ một đoạn video của chính mình ghi lại cảnh hai cậu bé Trung Quốc đang hát nhép theo một bài hát của nhóm Backstreet Boys như một nỗ lực để thuyết phục Google mua lại nền tảng này.

Vào năm 2006, Wojcicki đã thực hiện một số tính toán giúp hợp thức hóa việc mua lại Youtube. Cùng năm ấy, Google đã quyết định mua lại nền tảng chia sẻ video này với giá 1,65 tỷ đô la.

Vào tháng 10/2010, Wojcicki được thăng chức từ phó chủ tịch lên phó chủ tịch cấp cao chuyên giám sát về các sản phẩm quảng cáo.

Tháng 2/2014, Wojcicki đã thay thế nhân viên thứ 9 của Google là Salar Kamangar để đảm nhận vai trò là CEO của Youtube.

Những năm trở lại đây, Wojcicki chính là người đã giám sát cho việc ra mắt những sản phẩm lớn của công ty như Youtube Gaming, Youtube Musics, Youtube Premium và Youtube TV. Dưới sự lãnh đạo của cô, Youtube hiện đã chạm tới mốc 1,8 tỷ người sử dụng hàng tháng, chỉ kém một chút so với con số 2 tỷ của Facebook. Nền tảng này cũng đã trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất đối với người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên.

“Người mẹ” của Google

Wojcicki từng đùa vui rằng, mình chính là một “người mẹ ” của Google bởi cô là nhân viên đầu tiên của đế chế này có em bé và nghỉ thai sản.

youtube-31-1667438197340-1667438197434278930991.png


Bà đã thiết kế một trung tâm giữ trẻ công nghệ trong nhà cho Google (mô hình đã nhận những lời chỉ trích do chi phí cao hồi năm 2008) nhưng Wojcicki luôn có thái độ như một người mẹ đối với công việc của mình ở Google, và bây giờ là YouTube.

Trong suốt mọi cuộc phỏng vấn, bà thường xuyên nói về những trải nghiệm của mình khi chứng kiến sự phát triển của Google, và bây giờ bà lại muốn nuôi dưỡng YouTube như thế nào. Đối với Wojcicki, làm việc và làm mẹ được gắn bó chặt chẽ. Bà thậm chí còn liên kết mỗi đứa con của mình với những cột mốc quan trọng của Google.

Vì vậy, việc làm mẹ không hề ngăn cản Wojcicki tạo ra những thành tựu mang tính cách mạng và tiên phong cho Google hay Youtube mà công việc cũng không làm người phụ nữ này suy giảm sự quan tâm, chăm sóc dành cho các con. Susan Wojcicki là người ủng hộ sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Google dành hẳn 18 tuần nghỉ phép thai sản cho nữ nhân viên nhờ sự tác động của Susan Wojcicki. “Chúng tôi muốn giữ chân nhân viên của mình và cho họ thấy rằng Google quan tâm đến nhân viên, muốn họ được đảm bảo cơ hội việc làm trong giai đoạn nghỉ thai sản”.

Theo Genk​
 
Bên trên