Lý do vẫn được Baidu đưa ra là vì nhu cầu quá cao từ người dùng nên họ không thể livestream buổi ra mắt chatbot AI này.
Từ giữa tháng Ba vừa qua, trong một động thái nhằm nỗ lực bắt kịp cơn sốt ChatGPT đang lan rộng trên toàn cầu, người khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc Baidu đã giới thiệu chatbot AI của riêng mình có tên Ernie Bot. Sự kiện dường như được tổ chức một cách vội vã khi thay vì ra mắt công nghệ mới, Baidu chỉ công bố một đoạn video giới thiệu chatbot AI này.
Lý do cho sự vội vã này, theo lời giải thích của ông Robin Li, CEO Baidu, là vì nhu cầu sử dụng cao từ người dùng đã hối thúc công ty phải ra mắt chatbot này sớm hơn dự kiến. Thế nhưng công ty hứa hẹn sẽ tổ chức một buổi thông cáo báo chí để chính thức ra mắt công nghệ AI này vào gần cuối tháng 3.
Nhưng cuối cùng, sự kiện này lại bị hủy bỏ vào phút chót khi Baidu cho biết, buổi thông cáo báo chí này được thay thế bằng "một cuộc họp kín" dành cho khách hàng doanh nghiệp tiềm năng "để giúp khách hàng sử dụng tốt hơn các dịch vụ đám mây Ernie Bot".
CEO Baidu, Robin Li trong buổi giới thiệu Ernie Bot vào 16 tháng Ba vừa qua.
Một lần nữa, theo tuyên bố của Baidu, lý do cho thay đổi này là "nhu cầu quá cao" từ 120.000 hãng đang chờ có dịp sử dụng thử Ernie Bot của công ty. Cũng trong sự kiện vào thứ Hai vừa qua, Baidu cho biết công ty đã mở một "nền tảng mô hình AI lớn" đầu tiên trên thế giới dành cho doanh nghiệp – được hỗ trợ bởi Ernie Bot. Sau thông báo họp kín của công ty, giá cổ phiếu cho thấy sự thất vọng của giới đầu tư khi sụt giảm mạnh 4,5% trên sàn giao dịch.
Hiện tại Baidu là hãng công nghệ lớn đầu tiên của Trung Quốc triển khai dịch vụ giống ChatGPT tại quốc gia này khi giới thiệu đoạn clip về Ernie Bot vào giữa tháng Ba vừa qua. Cho đến nay, công ty chỉ cho phép một nhóm khách hàng cá nhân được dùng thử chatbot AI này.
Các đồng nghiệp khác của Baidu, bao gồm Alibaba Group và Tencent Holdings, cho biết cũng đang phát triển các công nghệ tương tự ChatGPT, nhưng vẫn chưa ra mắt sản phẩm của mình ra công chúng.
Mặc dù vậy, việc giới thiệu Ernie Bot đã làm các nhà đầu tư của Baidu thất vọng, khi chatbot này không trực tiếp trình diễn công nghệ của mình. Thậm chí sau buổi giới thiệu chatbot vào giữa tháng Ba vừa qua, cổ phiếu của Baidu đã sụt giảm đến 10% trước khi hồi phục lại vào ngày hôm sau.
Tuần trước, Ernie Bot đã trở thành đề tài chế giễu trên internet Trung Quốc khi một số người dùng phát hiện ra rằng, chatbot này sẽ vẽ nên một con gà tây (tiếng Anh là turkey), một con chim khi người dùng hỏi về nước Thổ Nhĩ Kỳ (cũng có tên là Turkey), mặc dù các ký tự tiếng Trung của 2 từ này hoàn toàn khác nhau.
Baidu biện hộ rằng, chatbot của họ vẫn đang "tự phát triển" và rằng ngay cả GPT-4 – mô hình AI mới nhất của OpenAI – cũng không thể tạo ra một hình ảnh từ ban đầu. Một số người dùng khác cũng thừa nhận rằng Ernie Bot dịch từ tiếng Trung sang tiếng Anh tốt hơn so với ChatGPT.
Tuy nhiên, một thử nghiệm mới đây của trang South China Morning Post cho thấy, Ernie Bot thường né tránh các câu hỏi nhạy cảm về chủ đề chính trị. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, sự kiểm duyệt thông tin có thể đặt ra thách thức đối với các công ty Trung Quốc đang chạy đua để xây dựng nên các đối thủ của ChatGPT.
Từ giữa tháng Ba vừa qua, trong một động thái nhằm nỗ lực bắt kịp cơn sốt ChatGPT đang lan rộng trên toàn cầu, người khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc Baidu đã giới thiệu chatbot AI của riêng mình có tên Ernie Bot. Sự kiện dường như được tổ chức một cách vội vã khi thay vì ra mắt công nghệ mới, Baidu chỉ công bố một đoạn video giới thiệu chatbot AI này.
Lý do cho sự vội vã này, theo lời giải thích của ông Robin Li, CEO Baidu, là vì nhu cầu sử dụng cao từ người dùng đã hối thúc công ty phải ra mắt chatbot này sớm hơn dự kiến. Thế nhưng công ty hứa hẹn sẽ tổ chức một buổi thông cáo báo chí để chính thức ra mắt công nghệ AI này vào gần cuối tháng 3.
Nhưng cuối cùng, sự kiện này lại bị hủy bỏ vào phút chót khi Baidu cho biết, buổi thông cáo báo chí này được thay thế bằng "một cuộc họp kín" dành cho khách hàng doanh nghiệp tiềm năng "để giúp khách hàng sử dụng tốt hơn các dịch vụ đám mây Ernie Bot".
CEO Baidu, Robin Li trong buổi giới thiệu Ernie Bot vào 16 tháng Ba vừa qua.
Một lần nữa, theo tuyên bố của Baidu, lý do cho thay đổi này là "nhu cầu quá cao" từ 120.000 hãng đang chờ có dịp sử dụng thử Ernie Bot của công ty. Cũng trong sự kiện vào thứ Hai vừa qua, Baidu cho biết công ty đã mở một "nền tảng mô hình AI lớn" đầu tiên trên thế giới dành cho doanh nghiệp – được hỗ trợ bởi Ernie Bot. Sau thông báo họp kín của công ty, giá cổ phiếu cho thấy sự thất vọng của giới đầu tư khi sụt giảm mạnh 4,5% trên sàn giao dịch.
Hiện tại Baidu là hãng công nghệ lớn đầu tiên của Trung Quốc triển khai dịch vụ giống ChatGPT tại quốc gia này khi giới thiệu đoạn clip về Ernie Bot vào giữa tháng Ba vừa qua. Cho đến nay, công ty chỉ cho phép một nhóm khách hàng cá nhân được dùng thử chatbot AI này.
Các đồng nghiệp khác của Baidu, bao gồm Alibaba Group và Tencent Holdings, cho biết cũng đang phát triển các công nghệ tương tự ChatGPT, nhưng vẫn chưa ra mắt sản phẩm của mình ra công chúng.
Mặc dù vậy, việc giới thiệu Ernie Bot đã làm các nhà đầu tư của Baidu thất vọng, khi chatbot này không trực tiếp trình diễn công nghệ của mình. Thậm chí sau buổi giới thiệu chatbot vào giữa tháng Ba vừa qua, cổ phiếu của Baidu đã sụt giảm đến 10% trước khi hồi phục lại vào ngày hôm sau.
Tuần trước, Ernie Bot đã trở thành đề tài chế giễu trên internet Trung Quốc khi một số người dùng phát hiện ra rằng, chatbot này sẽ vẽ nên một con gà tây (tiếng Anh là turkey), một con chim khi người dùng hỏi về nước Thổ Nhĩ Kỳ (cũng có tên là Turkey), mặc dù các ký tự tiếng Trung của 2 từ này hoàn toàn khác nhau.
Baidu biện hộ rằng, chatbot của họ vẫn đang "tự phát triển" và rằng ngay cả GPT-4 – mô hình AI mới nhất của OpenAI – cũng không thể tạo ra một hình ảnh từ ban đầu. Một số người dùng khác cũng thừa nhận rằng Ernie Bot dịch từ tiếng Trung sang tiếng Anh tốt hơn so với ChatGPT.
Tuy nhiên, một thử nghiệm mới đây của trang South China Morning Post cho thấy, Ernie Bot thường né tránh các câu hỏi nhạy cảm về chủ đề chính trị. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, sự kiểm duyệt thông tin có thể đặt ra thách thức đối với các công ty Trung Quốc đang chạy đua để xây dựng nên các đối thủ của ChatGPT.
Theo Genk