Ngày 23-8, 'gã khổng lồ' công nghệ Apple ra mắt bộ dụng cụ tự sửa chữa (self-service repair) cho các dòng máy tính xách tay Macbook Air và Macbook Pro, cũng như các bộ phận và công cụ chính hãng của Apple.
Bộ dụng cụ được bán tại cửa hàng sửa chữa tự phục vụ của Apple
Bộ dụng cụ sửa chữa cho MacBook Air và MacBook Pro cho phép người dùng thực hiện nhiều thao tác sửa chữa khác nhau đối với mỗi kiểu máy, trong đó có thể thay thế các bộ phận như màn hình, vỏ ngoài cùng với pin, bàn di chuột (trackpad),...
Công ty này cho biết dịch vụ trên nằm trong nỗ lực của Apple nhằm mở rộng tiếp cận của người dùng đối với việc tự sửa chữa, song cơ bản công ty vẫn khuyến khích người dùng tìm kiếm hỗ trợ từ những dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp.
Hồi tháng 4, tập đoàn công nghệ của Mỹ này ra mắt dịch vụ tương tự đối với điện thoại iPhone và dự kiến mở rộng chương trình này tại các quốc gia khác, bắt đầu với khu vực châu Âu.
Việc ra mắt dịch vụ này của Apple được coi là bước đi nhằm đáp ứng trước các chính sách về quyền sửa chữa có thể được áp dụng tại Mỹ trong tương lai. Hồi tháng 6, New York trở thành bang đầu tiên ở Mỹ thông qua luật quyền sửa chữa thiết bị di động, theo đó việc cung cấp dịch vụ tự sửa chữa cho khách hàng sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các công ty công nghệ.
Bộ dụng cụ được bán tại cửa hàng sửa chữa tự phục vụ của Apple
Bộ dụng cụ sửa chữa cho MacBook Air và MacBook Pro cho phép người dùng thực hiện nhiều thao tác sửa chữa khác nhau đối với mỗi kiểu máy, trong đó có thể thay thế các bộ phận như màn hình, vỏ ngoài cùng với pin, bàn di chuột (trackpad),...
Công ty này cho biết dịch vụ trên nằm trong nỗ lực của Apple nhằm mở rộng tiếp cận của người dùng đối với việc tự sửa chữa, song cơ bản công ty vẫn khuyến khích người dùng tìm kiếm hỗ trợ từ những dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp.
Hồi tháng 4, tập đoàn công nghệ của Mỹ này ra mắt dịch vụ tương tự đối với điện thoại iPhone và dự kiến mở rộng chương trình này tại các quốc gia khác, bắt đầu với khu vực châu Âu.
Việc ra mắt dịch vụ này của Apple được coi là bước đi nhằm đáp ứng trước các chính sách về quyền sửa chữa có thể được áp dụng tại Mỹ trong tương lai. Hồi tháng 6, New York trở thành bang đầu tiên ở Mỹ thông qua luật quyền sửa chữa thiết bị di động, theo đó việc cung cấp dịch vụ tự sửa chữa cho khách hàng sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các công ty công nghệ.
Theo Genk