Được biết, Apple đã phải bỏ ra 50 triệu USD (gần 1.300 tỷ đồng) để bồi thường cho những người dùng MacBook đời cũ gặp lỗi.
Hai năm sau khi Apple trả 50 triệu USD (gần 1.300 tỷ đồng) để giải quyết vụ kiện tập thể về bàn phím cánh bướm của MacBook bị lỗi, số tiền từ thỏa thuận sẽ được chuyển đến những khách hàng bị ảnh hưởng.
Một bản cập nhật trên trang web Giải quyết Tranh chấp Bàn phím MacBook cho biết tòa án đã ban hành lệnh thanh toán vào ngày 27 tháng 6 năm 2024, với các khoản thanh toán sẽ được ấn định cho các khiếu nại được phê duyệt trước tháng 8 năm 2024.
Email về vụ kiện đã được gửi vào tháng 12 năm 2022 tới những chủ sở hữu MacBook đủ điều kiện nhận thanh toán. Chủ sở hữu MacBook đã có ít nhất hai lần thay thế mâm dưới (bao gồm vỏ nhôm, bàn phím, pin, touch bar) từ Apple trong vòng bốn năm kể từ khi mua sẽ nhận được tối đa 395 USD (hơn 10 triệu đồng), còn những khách hàng đã sửa chữa một lần mâm dưới sẽ nhận được tới 125 USD (hơn 3 triệu đồng). Những người đã thay keycap đủ điều kiện nhận tới 50 USD (hơn 1 triệu đồng).
Các yêu cầu bồi thường đã được chấp nhận cho đến ngày 6 tháng 3 năm 2023 và thỏa thuận giải quyết cuối cùng đã được phê duyệt vào ngày 25 tháng 5 năm 2023. Lý do tại sao việc gửi thanh toán cho khách hàng lại bị chậm trễ hơn một năm không được nêu.
Apple đã sử dụng bàn phím cánh bướm trên máy Mac từ năm 2015 đến năm 2019. Mặc dù thiết kế đã được cập nhật nhiều lần trong khoảng thời gian 4 năm đó nhưng cơ chế cánh bướm vẫn dễ bị lỗi. Hàng nghìn khách hàng gặp vấn đề với việc lặp lại phím, dính phím và hỏng bàn phím do mảnh vụn, bụi bẩn và các vấn đề khác.
Apple đã triển khai chương trình sửa chữa vào tháng 6 năm 2018 bao gồm các mẫu MacBook, MacBook Air và MacBook Pro được sản xuất từ năm 2015 trở đi, nhưng chương trình này chỉ bảo hành các máy trong 4 năm sau khi mua. Bên cạnh đó, vì bàn phím cánh bướm đã được thay thế mới nên sẽ không có bản sửa lỗi vĩnh viễn nào.
Do bàn phím cánh bướm bị lỗi nặng nên Apple đã chuyển sang cơ chế bàn phím cắt kéo. Máy Mac được sản xuất từ cuối năm 2019 đã có bàn phím cắt kéo đáng tin cậy hơn, có khả năng chống mài mòn.
Theo Genk
Hai năm sau khi Apple trả 50 triệu USD (gần 1.300 tỷ đồng) để giải quyết vụ kiện tập thể về bàn phím cánh bướm của MacBook bị lỗi, số tiền từ thỏa thuận sẽ được chuyển đến những khách hàng bị ảnh hưởng.
Một bản cập nhật trên trang web Giải quyết Tranh chấp Bàn phím MacBook cho biết tòa án đã ban hành lệnh thanh toán vào ngày 27 tháng 6 năm 2024, với các khoản thanh toán sẽ được ấn định cho các khiếu nại được phê duyệt trước tháng 8 năm 2024.
Email về vụ kiện đã được gửi vào tháng 12 năm 2022 tới những chủ sở hữu MacBook đủ điều kiện nhận thanh toán. Chủ sở hữu MacBook đã có ít nhất hai lần thay thế mâm dưới (bao gồm vỏ nhôm, bàn phím, pin, touch bar) từ Apple trong vòng bốn năm kể từ khi mua sẽ nhận được tối đa 395 USD (hơn 10 triệu đồng), còn những khách hàng đã sửa chữa một lần mâm dưới sẽ nhận được tới 125 USD (hơn 3 triệu đồng). Những người đã thay keycap đủ điều kiện nhận tới 50 USD (hơn 1 triệu đồng).
Các yêu cầu bồi thường đã được chấp nhận cho đến ngày 6 tháng 3 năm 2023 và thỏa thuận giải quyết cuối cùng đã được phê duyệt vào ngày 25 tháng 5 năm 2023. Lý do tại sao việc gửi thanh toán cho khách hàng lại bị chậm trễ hơn một năm không được nêu.
Apple đã sử dụng bàn phím cánh bướm trên máy Mac từ năm 2015 đến năm 2019. Mặc dù thiết kế đã được cập nhật nhiều lần trong khoảng thời gian 4 năm đó nhưng cơ chế cánh bướm vẫn dễ bị lỗi. Hàng nghìn khách hàng gặp vấn đề với việc lặp lại phím, dính phím và hỏng bàn phím do mảnh vụn, bụi bẩn và các vấn đề khác.
Apple đã triển khai chương trình sửa chữa vào tháng 6 năm 2018 bao gồm các mẫu MacBook, MacBook Air và MacBook Pro được sản xuất từ năm 2015 trở đi, nhưng chương trình này chỉ bảo hành các máy trong 4 năm sau khi mua. Bên cạnh đó, vì bàn phím cánh bướm đã được thay thế mới nên sẽ không có bản sửa lỗi vĩnh viễn nào.
Do bàn phím cánh bướm bị lỗi nặng nên Apple đã chuyển sang cơ chế bàn phím cắt kéo. Máy Mac được sản xuất từ cuối năm 2019 đã có bàn phím cắt kéo đáng tin cậy hơn, có khả năng chống mài mòn.
Theo Genk