vkc
Well-Known Member
Ngôn ngữ thời @ của teen
"Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ; hok bjk jo` nay` anh dang lam` j` ta; pun ngu we...” đó là kiểu viết có thể bắt gặp ở rất nhiều blog, hay tin nhắn của teen. Một số em còn dùng chữ tây trộn chung chữ ta để bài viết "thú vị và phong cách hơn".
Lướt qua một số trang web có thể dễ dàng nhận thấy những kiểu viết này khá phổ biến.
Ngôn ngữ lạ của giới trẻ đang len lỏi vào "thế giới ảo". Ảnh minh họa.
Bạn học sinh lớp 10 có nick Ớt_Chuông viết: “Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ, pợn na đy pán hoa đéy! ty hok lời nhưng thấy zui zui, (Hôm nay là 14/2 đấy bà con ạ, bạn na đi bán hoa đấy! Tuy không lời nhưng thấy vui vui).
Một bạn khác có nick “Thien-than-ho-mẹnh” chia sẻ: “Nó lun mún nó of nó fone or nt or wan tâm như pạn nó vẫn thường thía mek dù zì nó là con gái làm shao có thía!!! …”. (Nó luôn muốn Nó của nó điện thoại, hay nhắn tin, hay quan tâm như bạn nó vẫn thường thế vì nó là con gái làm sao có thể...)
Một số teen không biết cách định dạng kiểu chữ tiếng Việt trên trang soạn thảo blog, các em dùng sẵn những gì có ngay trên bàn phím để chữ viết có thêm thanh cho dễ đọc. Nick “Bé Nhiều Chiện” tâm sự: “Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j` ta?”. (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì ta?)
Qua tìm hiểu, có thể nhận ra một quy luật của kiểu viết này trong blog của các teen, đó là một số chữ như: b đổi thành p, i thành y hoặc j, c thành k…
Không chỉ dùng cách viết này trong blog, tin nhắn thường ngày các em gửi cho nhau cũng tràn ngập kiểu viết như vậy. Một nữ học sinh nhắn cho bạn: “Tau pun ngu we” (Tao buồn ngủ quá). Tin nhắn trả lời: “Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu wei zj?” (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ hoài vậy).
Lý giải cho cách dùng chữ kiểu kỳ dị này, Lê Thanh Nga, lớp 11 trường THPT Lê Quý Đôn, quận 1, TP HCM, chia sẻ, các bạn thích cách dùng chữ này vì nó ngộ ngộ, lạ và rất xì-tin. "Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự, tụi em có thể nhắn tin nhiều hơn, tiết kiệm tiền hơn. Ví dụ, khi em muốn nhắn chữ “Đi” trong điện thoại em phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ em chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ “Dj” nhanh chóng mà các bạn vẫn hiểu được em đang nói gì", Nga thổ lộ.
Một nam học sinh lớp 10, thì kể, mẹ em kiểm soát sát sao… thường hay la mắng và cấm đoán khi em nhắn tin với một bạn nữ nào trong lớp, nhưng từ khi em chuyển sang cách nhắn tin toàn “ký hiệu”, mẹ vẫn kiểm tra nhưng không bị la dù vẫn nói chuyện phiếm như trước. "Em cảm thấy chữ viết như vậy rất vui và hầu như bạn bè em đều nhắn với nhau như thế. Có lần mẹ đọc tin nhắn trong điện thoại của em xong phá lên cười, rồi chỉ bảo “lo mà học hành không chết với tôi”, chứ chẳng cằn nhằn nhiều như trước", học sinh này kể.
Cô Kim Loan, giáo viên dạy môn Văn ở quận Tân Bình (TP HCM) chia sẻ, từ ngữ các em thường xuyên dùng sai nhất là “rồi" biến thành "rùi", "i" thành "j"... Với mỗi bài kiểm tra, học sinh viết sai chính tả đều bị cô bôi đỏ, trừ từ 0,5 đến 1 điểm. Có em bị trừ đến điểm âm nhưng cũng từ đó mà ghi nhớ và ít lặp lại.
Theo chuyên gia tâm lý giáo dục trẻ vị thành niên, việc học sinh cấp 2 và cấp 3 dùng chữ viết sai bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Rõ ràng nhất, các em bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thứ hai mình được học ở trường nên những từ như “và, hay, hoặc, nhưng, của…”, các em tốc ký bằng “and, or, but, of…”.
Đôi khi các em học được từ mới tiếng Anh nào đó muốn nhớ lâu hơn nên dùng xen lẫn tiếng Việt. Hơn nữa, độ tuổi của các em bị ảnh hưởng bởi tư tưởng muốn khác người, muốn đổi mới nên chọn cho mình một cách thể hiện khác chữ chính thống, dù các em đều hiểu được như vậy là sai. Thứ ba là một số em lại dùng kiểu chữ sai để cha mẹ không hiểu gì cả nhằm thoát khỏi sự kiểm soát….
"Cha mẹ và thầy cô cần nắm bắt kịp thời việc con em mình dùng chữ sai, có trách nhiệm chỉ cho các em thấy những ảnh hưởng tai hại của việc lạm dụng các kiểu chữ này cụ thể qua bài vở các kỳ kiểm tra, thi học kỳ, thi đại học… kết quả sẽ vô cùng nghiêm trọng khi các em viết sai chính tả không chỉ một vài chữ và cả một trang giấy", chuyên gia này nói.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/05/3BA0EDA6/
"Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ; hok bjk jo` nay` anh dang lam` j` ta; pun ngu we...” đó là kiểu viết có thể bắt gặp ở rất nhiều blog, hay tin nhắn của teen. Một số em còn dùng chữ tây trộn chung chữ ta để bài viết "thú vị và phong cách hơn".
Lướt qua một số trang web có thể dễ dàng nhận thấy những kiểu viết này khá phổ biến.
Ngôn ngữ lạ của giới trẻ đang len lỏi vào "thế giới ảo". Ảnh minh họa.
Bạn học sinh lớp 10 có nick Ớt_Chuông viết: “Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ, pợn na đy pán hoa đéy! ty hok lời nhưng thấy zui zui, (Hôm nay là 14/2 đấy bà con ạ, bạn na đi bán hoa đấy! Tuy không lời nhưng thấy vui vui).
Một bạn khác có nick “Thien-than-ho-mẹnh” chia sẻ: “Nó lun mún nó of nó fone or nt or wan tâm như pạn nó vẫn thường thía mek dù zì nó là con gái làm shao có thía!!! …”. (Nó luôn muốn Nó của nó điện thoại, hay nhắn tin, hay quan tâm như bạn nó vẫn thường thế vì nó là con gái làm sao có thể...)
Một số teen không biết cách định dạng kiểu chữ tiếng Việt trên trang soạn thảo blog, các em dùng sẵn những gì có ngay trên bàn phím để chữ viết có thêm thanh cho dễ đọc. Nick “Bé Nhiều Chiện” tâm sự: “Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j` ta?”. (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì ta?)
Qua tìm hiểu, có thể nhận ra một quy luật của kiểu viết này trong blog của các teen, đó là một số chữ như: b đổi thành p, i thành y hoặc j, c thành k…
Không chỉ dùng cách viết này trong blog, tin nhắn thường ngày các em gửi cho nhau cũng tràn ngập kiểu viết như vậy. Một nữ học sinh nhắn cho bạn: “Tau pun ngu we” (Tao buồn ngủ quá). Tin nhắn trả lời: “Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu wei zj?” (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ hoài vậy).
Lý giải cho cách dùng chữ kiểu kỳ dị này, Lê Thanh Nga, lớp 11 trường THPT Lê Quý Đôn, quận 1, TP HCM, chia sẻ, các bạn thích cách dùng chữ này vì nó ngộ ngộ, lạ và rất xì-tin. "Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự, tụi em có thể nhắn tin nhiều hơn, tiết kiệm tiền hơn. Ví dụ, khi em muốn nhắn chữ “Đi” trong điện thoại em phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ em chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ “Dj” nhanh chóng mà các bạn vẫn hiểu được em đang nói gì", Nga thổ lộ.
Một nam học sinh lớp 10, thì kể, mẹ em kiểm soát sát sao… thường hay la mắng và cấm đoán khi em nhắn tin với một bạn nữ nào trong lớp, nhưng từ khi em chuyển sang cách nhắn tin toàn “ký hiệu”, mẹ vẫn kiểm tra nhưng không bị la dù vẫn nói chuyện phiếm như trước. "Em cảm thấy chữ viết như vậy rất vui và hầu như bạn bè em đều nhắn với nhau như thế. Có lần mẹ đọc tin nhắn trong điện thoại của em xong phá lên cười, rồi chỉ bảo “lo mà học hành không chết với tôi”, chứ chẳng cằn nhằn nhiều như trước", học sinh này kể.
Cô Kim Loan, giáo viên dạy môn Văn ở quận Tân Bình (TP HCM) chia sẻ, từ ngữ các em thường xuyên dùng sai nhất là “rồi" biến thành "rùi", "i" thành "j"... Với mỗi bài kiểm tra, học sinh viết sai chính tả đều bị cô bôi đỏ, trừ từ 0,5 đến 1 điểm. Có em bị trừ đến điểm âm nhưng cũng từ đó mà ghi nhớ và ít lặp lại.
Theo chuyên gia tâm lý giáo dục trẻ vị thành niên, việc học sinh cấp 2 và cấp 3 dùng chữ viết sai bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Rõ ràng nhất, các em bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thứ hai mình được học ở trường nên những từ như “và, hay, hoặc, nhưng, của…”, các em tốc ký bằng “and, or, but, of…”.
Đôi khi các em học được từ mới tiếng Anh nào đó muốn nhớ lâu hơn nên dùng xen lẫn tiếng Việt. Hơn nữa, độ tuổi của các em bị ảnh hưởng bởi tư tưởng muốn khác người, muốn đổi mới nên chọn cho mình một cách thể hiện khác chữ chính thống, dù các em đều hiểu được như vậy là sai. Thứ ba là một số em lại dùng kiểu chữ sai để cha mẹ không hiểu gì cả nhằm thoát khỏi sự kiểm soát….
"Cha mẹ và thầy cô cần nắm bắt kịp thời việc con em mình dùng chữ sai, có trách nhiệm chỉ cho các em thấy những ảnh hưởng tai hại của việc lạm dụng các kiểu chữ này cụ thể qua bài vở các kỳ kiểm tra, thi học kỳ, thi đại học… kết quả sẽ vô cùng nghiêm trọng khi các em viết sai chính tả không chỉ một vài chữ và cả một trang giấy", chuyên gia này nói.
Nhật My
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/05/3BA0EDA6/