Vụ hai công dân Anh tố cáo họ bị cảnh sát lừa để lấy tiền tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok đang được giới chức Thái Lan điều tra.
Bài viết về vụ việc trên báo Sunday Times - Ảnh: Chụp lại từ Timesonline
Người bị bắt kêu oan
Vào đêm 25.4, ông Stephen Ingram và bà Xi Lin, hai chuyên gia công nghệ thông tin người Anh, chuẩn bị đáp máy bay đi London từ sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok. Họ dạo qua các gian hàng miễn thuế của Công ty King Power (KP) và rồi sau đó bị các nhân viên an ninh tiếp cận, đòi kiểm tra hành lý. Phía an ninh nói rằng một chiếc ví hiệu Givenchy đã bị mất tại gian hàng và máy ghi hình an ninh cũng cho thấy bà Lin lấy nó ra khỏi cửa hàng. Trong đoạn băng mà KP công bố trên trang web của mình, có thể thấy bà Lin bỏ một cái gì đó vào túi xách của mình, không rõ đó có phải chiếc ví hay không. Các nhân viên an ninh sau đó cũng không tìm thấy cái ví trong túi của bà Lin. Cả hai chuyên gia công nghệ thông tin này bị cảnh sát đưa ngược trở lại khu vực kiểm soát hải quan và giữ tại đồn cảnh sát của sân bay.
Vào ngày 1.5, họ được thả và đáp chuyến bay về London. Ở Anh, họ đã kể với tờ Sunday Times những gì đã xảy ra tại sân bay Thái Lan. Một bài báo trên trang tin của BBC cũng đăng tải thông tin tương tự. Theo đó, sau khi bị bắt giữ, họ bị cảnh sát yêu cầu nộp khoảng 8.000 bảng Anh (gần 225 triệu đồng VN) để được thả mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào. Hai người Anh này nói họ bị giam giữ tại một nhà trọ rẻ tiền gần sân bay cho đến khi nộp đủ tiền. Tuy nhiên, số tiền này không đưa trực tiếp cho các nhân viên cảnh sát mà qua một nhân vật trung gian tên Tony, một người quốc tịch Sri Lanka ở độ tuổi 50 và được nói là thông dịch viên tình nguyện cho cảnh sát du lịch Thái Lan. Trong suốt thời gian bị giam giữ, Tony đã cảnh báo với họ không được nói về cảnh ngộ của họ với bất cứ ai, đặc biệt là Đại sứ quán Anh, luật sư, bạn bè, gia đình hay báo chí.
Tuy nhiên, vào hôm 27.4, họ đã trốn khỏi và đến được Đại sứ quán Anh ở Bangkok. Tại đây, họ được giới thiệu đến một luật sư người Thái Lan. Vì quá lo sợ, họ quyết định chọn giải pháp trả tiền. Số tiền sau đó được chuyển thẳng vào tài khoản của Tony. Tờ Sunday Times nói họ có bản sao của giao dịch này. Trang tin của BBC cũng đề cập đến trường hợp của một vài công dân Đan Mạch và Ireland gặp tình cảnh tương tự.
King Power lên tiếng
Ngày 3.7, Công ty KP lên tiếng giải thích về vụ hai người Anh trộm đồ tại gian hàng miễn thuế để phản hồi lại bài báo của Sunday Times. KP nói rằng vào đêm 25.4, nhân viên của họ phát hiện ra chiếc ví mà ông Ingram và bà Lin xem trước đó đã biến mất. Nhân viên KP đã báo động với nhân viên an ninh. Lực lượng an ninh ngay lập tức xem lại băng ghi hình và thấy rằng bà Lin đã bỏ chiếc ví vào túi xách của mình, đi ra khỏi gian hàng mà không trả tiền. Việc tìm kiếm cặp đôi này bắt đầu và họ bị phát hiện đang ngồi trong nhà hàng Eattion trong sân bay nhưng đã thay quần áo khác và ngồi ở 2 bàn khác nhau. Trong khi nhân viên an ninh khám xét bà Lin, ông Ingram đứng dậy và rời nhà hàng. Nhân viên an ninh theo dõi ông này và thấy ông đi vào một nhà vệ sinh ở tầng 2. Chiếc ví bị đánh cắp sau đó được tìm thấy trong thùng rác trước nhà vệ sinh kể trên. KP coi đây là bằng chứng xác thực về việc ông Ingram và bà Lin ăn trộm đồ.
Và mới đây, hôm 21.7, KP một lần nữa lên tiếng, nói rằng vụ việc này gây tổn hại đến KP và các nhà đầu tư Thái Lan. KP vẫn khẳng định hai người Anh có ăn cắp cái ví, còn chuyện gì xảy ra sau đó với cảnh sát ngoài tầm kiểm soát của họ. Mọi chuyện vẫn chưa có kết luận cụ thể.
Hai người Anh và KP đã lên tiếng. Phía cảnh sát thì vẫn chưa có ý kiến gì. Hôm 22.7, Bộ trưởng Giao thông Sohpon Zarun đã yêu cầu Cụm cảng hàng không Thái Lan có biện pháp để ngăn chặn những vụ việc tương tự tại sân bay Suvarnabhumi và các sân bay khác. Ông Sophon đã có chuyến thanh tra sân bay Suvarnabhumi sau khi có một số bài báo về trường hợp trên. Ngài bộ trưởng cũng nói trong trường hợp du khách bị bắt vì trộm đồ, nhân viên sân bay phải áp giải giao cho cảnh sát và nhất là đại sứ quán nước họ phải được thông báo rõ ràng để tránh sự can thiệp của những kẻ trung gian, lợi dụng tình thế để làm tiền.
Ông Sophon cũng nói lời kêu oan của hai du khách Anh sẽ được điều tra và những ai liên quan vào đường dây “làm tiền” này sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Việt Phương (VP Bangkok)
Nguồn : http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200930/20090726235756.aspx
Bài viết về vụ việc trên báo Sunday Times - Ảnh: Chụp lại từ Timesonline
Người bị bắt kêu oan
Vào đêm 25.4, ông Stephen Ingram và bà Xi Lin, hai chuyên gia công nghệ thông tin người Anh, chuẩn bị đáp máy bay đi London từ sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok. Họ dạo qua các gian hàng miễn thuế của Công ty King Power (KP) và rồi sau đó bị các nhân viên an ninh tiếp cận, đòi kiểm tra hành lý. Phía an ninh nói rằng một chiếc ví hiệu Givenchy đã bị mất tại gian hàng và máy ghi hình an ninh cũng cho thấy bà Lin lấy nó ra khỏi cửa hàng. Trong đoạn băng mà KP công bố trên trang web của mình, có thể thấy bà Lin bỏ một cái gì đó vào túi xách của mình, không rõ đó có phải chiếc ví hay không. Các nhân viên an ninh sau đó cũng không tìm thấy cái ví trong túi của bà Lin. Cả hai chuyên gia công nghệ thông tin này bị cảnh sát đưa ngược trở lại khu vực kiểm soát hải quan và giữ tại đồn cảnh sát của sân bay.
Vào ngày 1.5, họ được thả và đáp chuyến bay về London. Ở Anh, họ đã kể với tờ Sunday Times những gì đã xảy ra tại sân bay Thái Lan. Một bài báo trên trang tin của BBC cũng đăng tải thông tin tương tự. Theo đó, sau khi bị bắt giữ, họ bị cảnh sát yêu cầu nộp khoảng 8.000 bảng Anh (gần 225 triệu đồng VN) để được thả mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào. Hai người Anh này nói họ bị giam giữ tại một nhà trọ rẻ tiền gần sân bay cho đến khi nộp đủ tiền. Tuy nhiên, số tiền này không đưa trực tiếp cho các nhân viên cảnh sát mà qua một nhân vật trung gian tên Tony, một người quốc tịch Sri Lanka ở độ tuổi 50 và được nói là thông dịch viên tình nguyện cho cảnh sát du lịch Thái Lan. Trong suốt thời gian bị giam giữ, Tony đã cảnh báo với họ không được nói về cảnh ngộ của họ với bất cứ ai, đặc biệt là Đại sứ quán Anh, luật sư, bạn bè, gia đình hay báo chí.
Tuy nhiên, vào hôm 27.4, họ đã trốn khỏi và đến được Đại sứ quán Anh ở Bangkok. Tại đây, họ được giới thiệu đến một luật sư người Thái Lan. Vì quá lo sợ, họ quyết định chọn giải pháp trả tiền. Số tiền sau đó được chuyển thẳng vào tài khoản của Tony. Tờ Sunday Times nói họ có bản sao của giao dịch này. Trang tin của BBC cũng đề cập đến trường hợp của một vài công dân Đan Mạch và Ireland gặp tình cảnh tương tự.
King Power lên tiếng
Ngày 3.7, Công ty KP lên tiếng giải thích về vụ hai người Anh trộm đồ tại gian hàng miễn thuế để phản hồi lại bài báo của Sunday Times. KP nói rằng vào đêm 25.4, nhân viên của họ phát hiện ra chiếc ví mà ông Ingram và bà Lin xem trước đó đã biến mất. Nhân viên KP đã báo động với nhân viên an ninh. Lực lượng an ninh ngay lập tức xem lại băng ghi hình và thấy rằng bà Lin đã bỏ chiếc ví vào túi xách của mình, đi ra khỏi gian hàng mà không trả tiền. Việc tìm kiếm cặp đôi này bắt đầu và họ bị phát hiện đang ngồi trong nhà hàng Eattion trong sân bay nhưng đã thay quần áo khác và ngồi ở 2 bàn khác nhau. Trong khi nhân viên an ninh khám xét bà Lin, ông Ingram đứng dậy và rời nhà hàng. Nhân viên an ninh theo dõi ông này và thấy ông đi vào một nhà vệ sinh ở tầng 2. Chiếc ví bị đánh cắp sau đó được tìm thấy trong thùng rác trước nhà vệ sinh kể trên. KP coi đây là bằng chứng xác thực về việc ông Ingram và bà Lin ăn trộm đồ.
Và mới đây, hôm 21.7, KP một lần nữa lên tiếng, nói rằng vụ việc này gây tổn hại đến KP và các nhà đầu tư Thái Lan. KP vẫn khẳng định hai người Anh có ăn cắp cái ví, còn chuyện gì xảy ra sau đó với cảnh sát ngoài tầm kiểm soát của họ. Mọi chuyện vẫn chưa có kết luận cụ thể.
Hai người Anh và KP đã lên tiếng. Phía cảnh sát thì vẫn chưa có ý kiến gì. Hôm 22.7, Bộ trưởng Giao thông Sohpon Zarun đã yêu cầu Cụm cảng hàng không Thái Lan có biện pháp để ngăn chặn những vụ việc tương tự tại sân bay Suvarnabhumi và các sân bay khác. Ông Sophon đã có chuyến thanh tra sân bay Suvarnabhumi sau khi có một số bài báo về trường hợp trên. Ngài bộ trưởng cũng nói trong trường hợp du khách bị bắt vì trộm đồ, nhân viên sân bay phải áp giải giao cho cảnh sát và nhất là đại sứ quán nước họ phải được thông báo rõ ràng để tránh sự can thiệp của những kẻ trung gian, lợi dụng tình thế để làm tiền.
Ông Sophon cũng nói lời kêu oan của hai du khách Anh sẽ được điều tra và những ai liên quan vào đường dây “làm tiền” này sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Việt Phương (VP Bangkok)
Nguồn : http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200930/20090726235756.aspx