Nghe nhạc cổ điển thế nào?

gvnth

Active Member
Chắc có nhiều bạn cùng chung câu hỏi này với tôi. Khi tôi học lớp 2, bố mẹ bán một cái khung xe đạp Thống Nhất và một con lợn 50kg để mua một cái đài đĩa than Rigonda, lúc đó đĩa than miền bắc khá hiếm, thường là đĩa nhạc vàng (nghe nhạc vàng của Hùng Cường hay Thái Thanh phải vặn nhỏ), đĩa giao hưởng và một số đĩa do miền Bắc làm (như vở chèo Quan Âm Thị Kính). Bố tôi thì thường khuyến khích tôi nghe giao hưởng, nhưng thú thực lúc đó như là tra tấn đối với tôi, tôi nghĩ ra một cách để khỏi phải nghe là khi bố đi làm, tôi cầm cái đĩa mài xuống nền nhà rồi lau sạch, bây giờ nghĩ lại thấy hối hận quá. Đến một hôm, trên đài tiếng nói VN tôi tình cờ nghe được một phân tích về bài "In a Persian market" của Albert William Ketèlbey ta hay dịch là "Phiên chợ Ba Tư" đấy ạ, chỗ này là tiếng náo nhiệt của chợ, rồi khi công chúa đi qua cả khu chợ im nặng.....tôi mở lại cái đĩa, và bắt đầu lờ ờ thấy hiểu và thấy ...hay. Đến tận bây giờ, khi có một stress trong cuộc sống, tôi mở một bản giao hưởng mình thích, cảm giác như đang nhập thiền, mọi thứ xung quanh đều là hư áo ...
Nếu bạn không thích nghe, đừng cố ép mình phải nghe, lúc ấy sẽ đẩy bạn đi xa giao hưởng hơn, và nhất thiết đừng nghe giao hưởng vì "muốn thể hiện trình độ âm nhạc", làm như vậy sẽ có lúc bạn lại "mài đĩa" như tôi hồi bé thôi. Tôi xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm
Thứ nhất: Bạn hãy thật thoải mái, đừng cố ép ngay từ đầu mình phải thích, phải thấy gì đó. Hãy nhẹ nhàng gõ ngón tay hay lắc lư hoặc huýt sáo khe khẽ the điệu nhạc bạn nghe đã.
Thứ hai: Sau khi đã "quen" với nó rồi, hãy mở tâm hồn bạn ra, bạn hình dung như đang thấy dòng Danube đang dập dờn chẩy hay nàng Scheherazade kiều diễm đang cùng đoàn tuỳ tùng hoành tráng đang đi trên đường...
Thứ ba: Bạn hãy bắt đầu nghe kỹ và bắt đầu đoán các nhạc cụ đang chơi trong bản nhạc
Cuối cùng: Khi bạn đã nghe thấy hay rồi, lúc đó hãy vất cả 3 điều trên đi, chỉ nghe thôi:))
 

Hải Đăng

New Member
Trong các bản cổ điển em mê nhất bản Dạ khúc, nghe hoài ko chán :)

[video=youtube;JtA9Js-22ko]http://www.youtube.com/watch?v=JtA9Js-22ko[/video]
 

tusontay

Huyền Thoại
Hơ hơ, bác chủ cũng khởi đầu bằng In a Persian Market như mình hả? :)
Hồi nhỏ em đến với âm nhạc vì thích Tiền. :( Năm 1988 em thâu băng Cassette hộ chú em, mỗi cái băng thâu được chú cho 100VNĐ. Rồi đến duyên kỳ ngộ làm em yêu thích nhạc Trịnh, sau đó là Chế Linh, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền...
Sau đó đến một hôm em cũng nghe Đài tiếng nói VN phân tích về bài In a Persian Market em cảm thấy thú vị, nên tìm nghe, và sau đó cũng nghe thêm nhiều bài phân tích nữa. Nói thật ra để hiểu sâu về Nhạc cổ điển thi không dám nói, nhưng nếu có cảm nhận về nó thì thực sự là một trải nghiệm thú vị. :)
 

hieuykhoa

Member
Ðề: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

bác ơi serenade là bản nhạc chiều ợ! hem phải dạ khúc, dạ khúc là nocture ạ :(
khuyên tất cả các bác muốn nghe nhạc cổ điển nên dành một chút tiền ( rẻ nhất là 150K/vé) vào nhà hát lớn nghe một buổi live để thấy không khí nhạc giao hưởng nó thế nào!
còn nghe nhạc cổ điển về căn bản không dễ nhưng nếu như đầu tư tìm hiểu chút sẽ thấy nó không đến nỗi khó vô ( vì so với nó opera hay nhạc kịch khó nuốt chẳng kém)
- đầu tiên cần có khái niệm về dan nhạc giao hưởng và các bộ nhạc cụ trong đó, vv.vv.. cái này wiki đầy :p
- sau đó nếu được ai đó tư vấn sẽ tốt hơn, ít ra là nếu mới nghe thì mozart hay schubert sẽ dễ vào hơn là bắt đầu với một bản giao hưởng nào đó của Tchaikovsky hay của beethoven
- Hãy bắt đầu bằng các đoản khúc, các trích đoạn chứ đừng làm nguyên 4 chương, làm 1 cái 4 chương sẽ làm bạn bị * tẩu hỏa nhập ma* =))
- Tự trang bị thêm chút kiến thức về nhạc lí cũng là một cố gắng tốt nhưng chắc không có nhiều người làm được vì ngồi nhìn mấy cái con *nòng nọc* đậu trên 6 cái dây ấy chả hấp dẫn gì sất ;))
vài thiển ý mong các bác gạch đá nhẹ tay :p
 

hieuykhoa

Member
Ðề: Re: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

@hieuykhoa: Mình gọi là Dạ khúc vì 1 điều chỉ riêng mình có :">

chắc vừa nghe serenade vừa chơi lego chắc =))
j/k

một bản nhạc mà em rất thích gửi các bác nghe thử
[video=youtube;gtMuU26_hpc]http://www.youtube.com/watch?v=gtMuU26_hpc[/video]

bản này xem lần 1 em bị shock với cái thằng cha chơi đàn, kĩ thuật thì thật là .........
// xem từ 1:04 nhé các bác :p
 

Hieupham1801

New Member
Ðề: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

Hồi kì vừa học môn quản trị cơ sở dữ liệu, có làm nguyên cái đề tài về nhạc cổ điển này, nghe hết mấy đêm mà muốn tẩu hỏa nhập ma luôn ;))
 

paracels

Well-Known Member
Chả hiểu có biết nghe hay không, đôi khi thấy dài quá nghe như bị tra tấn. Chỉ thích một số bài nghe từ nhỏ đến giờ nhưng chả nhớ tên bài lẫn tác giả.
 

gvnth

Active Member
Ðề: Re: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

Cụ có chữ kí ấn tượng quá, tiếc là con cháu thời nay đã làm khoảng cách chênh lệch ta-tàu cách xa xa xa nhất trong lịch sử. Họ số 2 thế giới, ta thì vừa chấm vừa nâng vừa vớt vừa chạy hình như quanh top 150. Đố các bác biết chức danh hữu danh vô thực nhất ở VN hiện nay là gì???
 

hieuykhoa

Member
Ðề: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

cứ làm theo mấy lơi khuyên page 1 rồi tính tiếp thôi :3
 

gvnth

Active Member
Ðề: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

Nếu mới nghe nhạc cổ điển, bạn hay thấy những từ như Symphony, sonata, concerto hay serenade những từ này được hiểu thế nào?
SYMPHONY
Thời Baroque, bất kỳ nhạc phẩm nào soạn cho dàn nhạc đều được gọi là symphony. Bắt đầu từ thời kỳ Cổ điển (giữa thế kỷ XVIII) symphony là một tác phẩm qui mô soạn cho dàn nhạc lớn, nhằm khai thác sự phong phú về âm sắc và cường dộ âm thanh của dàn nhạc cổ điển. Một bản symphony thường dài khoảng 20-45 phút, chia làm 4 chương.

Về sau, symphony được dùng cho mọi tác phẩm soạn cho dàn nhạc lớn với cấu trúc tự do hơn, không nhất thiết phải gồm 4 chương.
CONCERTO (concerti)

Concerto là tác phẩm viết cho một hay một nhóm nhạc cụ diễn tấu với dàn nhạc, kết hợp nghệ thuật biểu cảm và trình độ kỹ thuật điêu luyện của nghệ sĩ solo với sự phong phú về âm sắc và cường độ âm thanh của dàn nhạc. Giống như symphony, bản concerto dài khoảng 20 – 45 phút, có từ 1-5 chương nhưng phổ biến nhất là có 3 chương: chương đầu thường là dài nhất và kịch tính nhất, chương giữa chậm nhất và tình cảm nhất, chương cuối ngắn nhất và vui tươi nhất.

Concerto grosso: hình thức concerto thời kỳ Baroque, trong đó thành phần solo gồm một nhóm nhạc cụ hợp tấu chứ không phải một người.

Solo concerto: chỉ có một nhạc khí giữ vai trò độc tấu (solo), được ghi rõ trong tên nhạc phẩm. VD: Piano concerto, Concerto for Violin,...

Double concerto: có 2 nhạc khí thay phiên nhau độc tấu hoặc cùng song tấu đối đáp với dàn nhạc. VD: Double concerto của Brahms cho violin và cello.

Triple concerto: cũng như double concerto nhưng có 3 nhạc khí cùng chia xẻ vị trí solo. Ví dụ: Triple concerto của Beethoven viết cho violin, cello và piano.

SONATA
Thuật ngữ sonata xuất hiện vào cuối thế kỷ 16 để chỉ các tác phẩm khí nhạc – nhằm phân biệt với thanh nhạc: nếu một bản nhạc được trình diễn bằng nhạc cụ, nó là sonata; nếu nó được hát lên, nó là cantata. Tuy nhiên khi dàn nhạc ngày càng lớn hơn và các thể loại âm nhạc ngày càng nhiều hơn thì cách phân biệt đơn giản trên không còn thích hợp nữa.

Ngày nay, sonata có nghĩa là một tác phẩm khí nhạc - có thể có một hoặc nhiều chương - viết cho 1 hay 2 (đôi khi 3) nhạc khí. (Ngoại lệ: các bản strings sonata của Rossini hay Mendelssohn, viết cho dàn đàn dây).

Thời kỳ Baroque, sonata thường có 4 chương. Sonata thời kỳ Cổ điển thường có 3 chương. Tới thời kỳ Lãng mạn, khi các nhà soạn nhạc trở nên cá nhân chủ nghĩa hơn, thì kết cấu một bản sonata cũng tự do hơn (điển hình là bản “Sonata in B minor của Liszt”, chỉ có 1 chương dài 30 phút).

Lưu ý: Sonata form (thể sonata): cần phải phân biệt bản sonata với thể sonata.
- Bản sonata là một nhạc phẩm trọn vẹn, gồm 1 hoặc nhiều chương.

- Thể sonata là quy tắc cấu trúc âm nhạc trong chương đầu tiên của bản sonata hay symphony, gồm 3 phần: exposition, development và recapitulation (tạm dịch: giới thiệu chủ đề – phát triển mở rộng xoay quanh các chủ đề – tóm tắt, kết luận)
SERENADE
Serenade có nguồn gốc từ tiếng Italia “sera” (buổi tối) và “serenata” (dạ khúc). Ban đầu dùng để chỉ những bản tình ca mà các chàng trai trẻ thường đứng hát, lúc chiều tà, dưới cửa sổ nhà cô gái mà mình theo đuổi. Về sau, thuật ngữ này được dùng để chỉ các bản nhạc viết cho dàn nhạc nhỏ, có tính chất giải trí và đặc biệt là để biểu diễn ngoài trời.
 

gvnth

Active Member
Ðề: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

Tại chính châu Âu bây giờ, thanh niên nghe nhạc cổ điển cũng không nhiều, HCM định xây nhà hát nhạc cổ điển để làm gì đây?
 

Hải Đăng

New Member
Re: Ðề: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

Tại chính châu Âu bây giờ, thanh niên nghe nhạc cổ điển cũng không nhiều, HCM định xây nhà hát nhạc cổ điển để làm gì đây?
Muốn nghe nói điều kiện cũng nhiều lắm, kể cả về kinh nghiệm sống
Bác chắc hay nghe loại này?
 

gvnth

Active Member
Ðề: Re: Ðề: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

Muốn nghe nói điều kiện cũng nhiều lắm, kể cả về kinh nghiệm sống
Bác chắc hay nghe loại này?

Mình nghe từ nhỏ, thực ra thì cũng rất tự nhiên như page 1 mình viết, đầu tiên nghe đĩa than âm thanh mono, sau này tiên tiến hơn là stereo
 

Hải Đăng

New Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

Mình nghe từ nhỏ, thực ra thì cũng rất tự nhiên như page 1 mình viết, đầu tiên nghe đĩa than âm thanh mono, sau này tiên tiến hơn là stereo
K biết các bác có nói em ngu dốt hay điên ko chứ có 1 số bản cổ điển nghe mono phê hơn stereo, cái tai trâu em nó cảm nhận thế @@!
 

gvnth

Active Member
Ðề: Nghe nhạc cổ điển thế nào?

Đến bây giờ mĩnh vẫn thèm được nghe lại cái mono đấy
 
Bên trên