yeuchamevn
New Member
Ngày Chúa Nhật 13 tháng 5, chúng ta mừng ngày của mẹ (Mother Day) theo truyền thống của Tây Phương, cũng là dịp để nhắc nhở chúng ta về bổn phận hiếu thảo trong truyền thống Á Ðông của chúng ta:
Mẹ già ở túp lều tranh, sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
Hiếu thảo là một bổn phận chứ không phải là một sự báo đền. Chẳng bao giờ chúng ta đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nên hiếu thảo chẳng thể nào được đánh giá bằng hiện vật hay hiện kim. Không bao giờ có sự sòng phẳng đền trả đối với cha mẹ vì nước mắt bao giờ cũng chảy xuống . Sự quan tâm săn sóc đến cha mẹ già, sớm thăm tối viếng, là một phần của việc biểu tỏ lòng hiếu thảo. Chứ không phải mỗi năm đến Ngày của Me, chúng ta mua một món quà đắt tiền mang tặng mẹ và coi như đã xong bổn phận của mình. Rồi sau đó thì:
Mẹ già ở túp lều tranh, đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay. Mới đây tôi có đến thăm một bà cụ sống một mình trong một nhà dưỡng lão. Bà ta đã 82 tuổi và bị run tay nên cầm cái gì cũng khó khăn. Tôi đến thăm bà vào ngay giờ ăn trưa nên chứng kiến được một việc đau lòng. Khi tôi bước vào thì bà ta đang cố gắng cầm dao nỉa, để cắt thức ăn trong một cái hộp đồ ăn nấu sẵn do người ta cung cấp gọi là Meal on wheels Hôm ấy có món thị trừu hầm nên miếng thịt có cả da lẫn xưong. Mà vì run tay nên bà cụ cố gắng mãi mới cắt được một tí thịt. Thấy tôi vào bà cụ ngừng tay, nên tôi nói xin lỗi đến thăm vào giờ ăn, thì bà cụ cười trả lời:
Cha đến là dịp để con khỏi phải cảm thấy có lỗi khi bỏ ăn. Tôi giúp bà cụ cắt thịt nhỏ ra nhưng mà miếng thịt dai thật, vì lớp da quá dầy, cắt mãi mới lọc được một ít thịt nạc cho bà cụ.
Ngồi nói chuyện bà cụ khoe cái ghế dựa mà các con mua tặng bà dịp Mother Day năm trước. Họ cũng vẫn còn nhớ đến bà trong những ngày đặc biệt, nhưng có lẽ họ quên mất bà trong những ngày còn lại, bỏ mặc mẹ sống thui thủi một mình trong từng bữa ăn, giấc ngủ đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay.
Nhiều cha mẹ già trong cộng đoàn chúng ta cũng sống thui thủi một mình hay hai mình với nhau. Con cái vì bận sinh kế hay vì nhiều lý do khác nhau không năng lui tới thăm nom, hay dù ở chung cũng không mấy được quan tâm. Nhất là nhiều cụ muốn được đi lễ tiếng Việt mà chẳng ai đưa đi. Ði lễ ở đâu thì Thánh lễ cũng mang lại ơn ích thiêng liêng như nhau. Nhưng nhiều người già muốn đi lễ tiếng Việt để được tham dự tích cực hơn trong thánh lễ và nhất là có dịp gặp người mình để nói chuyện. Nhu cầu được chia sẻ, được nâng đỡ là nhu cầu quan trọng của người già mà nhiều khi con cái không để ý đến. Suốt ngày luẩn quẩn ở trong nhà có khác chi người tù.
Tôi nghĩ sự quan tâm đến nhu cầu tinh thần của cha mẹ quan trọng hơn những nhu cầu vật chất trong hoàn cảnh ở đây, vì có lễ không người già nào quá thiếu thốn về vật chất, nhiều khi có dư nữa, khi lãnh trợ cấp của chính phủ. Vì thế tặng mẹ một món quà đắt tiền chưa chắc đã làm mẹ vui hơn việc cho mẹ đi đây đó, đưa mẹ thăm người quen, hay chở mẹ đi lễ tiếng Việt. Hơn nữa quà tặng chỉ có ý nghĩa khi đi kèm với tấm lòng.
Mẹ già như trái chín cây chẳng biết rụng lúc nào. Ðừng để đến lúc mẹ già khuất núi chúng ta mới làm đám tang thật to hay đám giỗ thật lớn để báo hiếu.
Sự hiếu thảo cần được biểu lộ lúc mẹ còn sống, chứ khi mất mẹ chúng ta còn ai để quan tâm săn sóc, có chăng là nấm mồ vô tri vô giác. Lúc đó hối hận thì đã muộn như lời ca dao sau đây:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau.
Thương thay chín chữ cù lao.
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình.
LM Mộng Huỳnh
(Trích từ tuần san Tin Yêu của Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tại Giáo Phận Perth)
Ngọc Loan
Theo: http://yeuchame.com
Mẹ già ở túp lều tranh, sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
Hiếu thảo là một bổn phận chứ không phải là một sự báo đền. Chẳng bao giờ chúng ta đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nên hiếu thảo chẳng thể nào được đánh giá bằng hiện vật hay hiện kim. Không bao giờ có sự sòng phẳng đền trả đối với cha mẹ vì nước mắt bao giờ cũng chảy xuống . Sự quan tâm săn sóc đến cha mẹ già, sớm thăm tối viếng, là một phần của việc biểu tỏ lòng hiếu thảo. Chứ không phải mỗi năm đến Ngày của Me, chúng ta mua một món quà đắt tiền mang tặng mẹ và coi như đã xong bổn phận của mình. Rồi sau đó thì:
Mẹ già ở túp lều tranh, đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay. Mới đây tôi có đến thăm một bà cụ sống một mình trong một nhà dưỡng lão. Bà ta đã 82 tuổi và bị run tay nên cầm cái gì cũng khó khăn. Tôi đến thăm bà vào ngay giờ ăn trưa nên chứng kiến được một việc đau lòng. Khi tôi bước vào thì bà ta đang cố gắng cầm dao nỉa, để cắt thức ăn trong một cái hộp đồ ăn nấu sẵn do người ta cung cấp gọi là Meal on wheels Hôm ấy có món thị trừu hầm nên miếng thịt có cả da lẫn xưong. Mà vì run tay nên bà cụ cố gắng mãi mới cắt được một tí thịt. Thấy tôi vào bà cụ ngừng tay, nên tôi nói xin lỗi đến thăm vào giờ ăn, thì bà cụ cười trả lời:
Cha đến là dịp để con khỏi phải cảm thấy có lỗi khi bỏ ăn. Tôi giúp bà cụ cắt thịt nhỏ ra nhưng mà miếng thịt dai thật, vì lớp da quá dầy, cắt mãi mới lọc được một ít thịt nạc cho bà cụ.
Ngồi nói chuyện bà cụ khoe cái ghế dựa mà các con mua tặng bà dịp Mother Day năm trước. Họ cũng vẫn còn nhớ đến bà trong những ngày đặc biệt, nhưng có lẽ họ quên mất bà trong những ngày còn lại, bỏ mặc mẹ sống thui thủi một mình trong từng bữa ăn, giấc ngủ đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay.
Nhiều cha mẹ già trong cộng đoàn chúng ta cũng sống thui thủi một mình hay hai mình với nhau. Con cái vì bận sinh kế hay vì nhiều lý do khác nhau không năng lui tới thăm nom, hay dù ở chung cũng không mấy được quan tâm. Nhất là nhiều cụ muốn được đi lễ tiếng Việt mà chẳng ai đưa đi. Ði lễ ở đâu thì Thánh lễ cũng mang lại ơn ích thiêng liêng như nhau. Nhưng nhiều người già muốn đi lễ tiếng Việt để được tham dự tích cực hơn trong thánh lễ và nhất là có dịp gặp người mình để nói chuyện. Nhu cầu được chia sẻ, được nâng đỡ là nhu cầu quan trọng của người già mà nhiều khi con cái không để ý đến. Suốt ngày luẩn quẩn ở trong nhà có khác chi người tù.
Tôi nghĩ sự quan tâm đến nhu cầu tinh thần của cha mẹ quan trọng hơn những nhu cầu vật chất trong hoàn cảnh ở đây, vì có lễ không người già nào quá thiếu thốn về vật chất, nhiều khi có dư nữa, khi lãnh trợ cấp của chính phủ. Vì thế tặng mẹ một món quà đắt tiền chưa chắc đã làm mẹ vui hơn việc cho mẹ đi đây đó, đưa mẹ thăm người quen, hay chở mẹ đi lễ tiếng Việt. Hơn nữa quà tặng chỉ có ý nghĩa khi đi kèm với tấm lòng.
Mẹ già như trái chín cây chẳng biết rụng lúc nào. Ðừng để đến lúc mẹ già khuất núi chúng ta mới làm đám tang thật to hay đám giỗ thật lớn để báo hiếu.
Sự hiếu thảo cần được biểu lộ lúc mẹ còn sống, chứ khi mất mẹ chúng ta còn ai để quan tâm săn sóc, có chăng là nấm mồ vô tri vô giác. Lúc đó hối hận thì đã muộn như lời ca dao sau đây:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau.
Thương thay chín chữ cù lao.
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình.
LM Mộng Huỳnh
(Trích từ tuần san Tin Yêu của Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tại Giáo Phận Perth)
Ngọc Loan
Theo: http://yeuchame.com