Trung Quốc đang kỳ vọng “công cụ” này có thể đưa nền kinh tế quốc gia lên một tầm cao mới.
Khi OpenAI ra mắt Chat GPT vào tháng 11/2022, nó đã tạo nên sự bùng nổ lớn toàn thị trường. Tuy nhiên, những gã khổng lồ internet của Trung Quốc đã nhanh chóng “bắt kịp”. Baidu cho ra mắt chatbot Ernie vào tháng 3/2023, sau đó là Alibaba Cloud vào tháng 4. Các công ty nhỏ cũng đã tham gia vào cuộc đua này mỗi ngày.
Trí tuệ nhân tạo AI đã trở thành “vũ khí” được Trung Quốc kỳ vọng giúp nước này tiến xa hơn nữa. Nhiều người dự đoán, đất nước tỷ dân có thể vươn lên vị trí top 1 thế giới vào năm 2030. Tuy nhiên, con đường tương lai vẫn còn là một “ẩn số”.
Cụ thể, theo tờ South China Morning Post (SCMP), Trung Quốc được cho là đang đặt cược vào trí tuệ nhân tạo AI - coi đây là công cụ chiến lược trong cuộc cách mạng công nghệ - với hi vọng có thể hỗ trợ nền kinh tế tổng thể cũng như đến gần hơn với mục tiêu trở thành quốc gia đứng đầu thế giới.
Kai-Fu Lee, cựu chủ tịch điều hành Google chi nhánh Trung Quốc cho biết: “Phát triển các mô hình AI quy mô lớn là một cơ hội lịch sử mà Trung Quốc không thể bỏ lỡ”.
Theo công ty quản lý tư vấn toàn cầu McKinsey của Mỹ, trí tuệ nhân tạo có thể mang lại khoảng 13 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu vào năm 2030 - khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng 16%.
Công ty PwC cũng cho rằng Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều từ AI, công nghệ sẽ góp phần làm tăng 26% GDP của nước này vào năm 2030.
Lee, người sáng lập Microsoft Research Asia và công ty đầu tư mạo hiểm Sinovation Ventures cho biết thêm rằng Trung Quốc có đủ khả năng, nguồn lực để tiếp cận và phát triển công cụ này.
AI từ lâu đã nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh và được coi là một trong những động lực cốt lõi để phát triển kinh tế chất lượng cao, theo Hướng dẫn phát triển 2021-2025 của Trung Quốc. Nước này cũng nỗ lực hết mình để khai thác mọi tiềm năng của trí tuệ nhân tạo với trọng tâm là cơ sở hạ tầng mới.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện tại Mỹ có đầu tư tư nhân gấp 3,5 lần, số mô hình ngôn ngữ đa phương thức trên thế giới hơn nửa cũng được sản xuất bởi các tổ chức Mỹ.
Nhưng Trung Quốc cũng đang nhanh chóng bắt kịp bằng cách sản xuất nhiều ấn phẩm nội dung bằng AI và lắp đặt số lượng rô bốt công nghiệp lớn - dẫn đầu so với các quốc gia khác.
Ngoài ra, công suất tính toán được coi là ngày càng trở nên quan trọng trong AI, giúp nó xử lý nhanh chóng lượng thông tin khổng lồ, cách mạng hóa tốc độ và tăng độ chính xác cho quá trình phân tích hệ thống.
Theo Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT), nước này đang chiếm 33% công suất tính toán của thế giới, chỉ thấp hơn 1 điểm phần trăm so với Mỹ. Tăng cường công suất tính toán có khả năng giúp Bắc Kinh đón đầu trong quá trình phát triển AI.
Ngoài ra, việc Trung Quốc thúc đẩy công suất này có thể thu hút đông đảo các bên tham gia, như các trường đại học và thậm chí cả những người trong ngành - cơ hội để thiết lập và phát triển các mô hình nền tảng ngày càng lớn.
Theo CAICT, cứ 1 nhân dân tệ đầu tư vào công suất tính toán ở Trung Quốc, nó có thể mang lại 3 đến 4 nhân dân tệ cho kinh tế.
Mặt khác, việc cải thiện công suất tính toán của nước này cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức đa chiều và vẫn còn một khoảng cách lớn trong quá trình chuyển đổi từ chip sang.
Cơn sốt đầu tư vào AI hiện đã lan rộng khắp Trung Quốc. Vào đầu tháng 6, chính quyền Thâm Quyến đã công bố rằng họ sẽ thành lập quỹ đầu tư AI trị giá 100 tỷ nhân dân tệ (14 tỷ USD) để phát triển công suất tính toán của thành phố và biến nó thành một khu AI tiên phong ở Trung Quốc.
Trung tâm công nghệ này cũng có kế hoạch đẩy nhanh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các công trình ngầm, sân bay và bệnh viện.
Liang Haoguang, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu hiện đại hóa Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Trung Quốc tin chắc rằng tăng trưởng kinh tế quốc gia sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi công nghệ.
Khi OpenAI ra mắt Chat GPT vào tháng 11/2022, nó đã tạo nên sự bùng nổ lớn toàn thị trường. Tuy nhiên, những gã khổng lồ internet của Trung Quốc đã nhanh chóng “bắt kịp”. Baidu cho ra mắt chatbot Ernie vào tháng 3/2023, sau đó là Alibaba Cloud vào tháng 4. Các công ty nhỏ cũng đã tham gia vào cuộc đua này mỗi ngày.
Trí tuệ nhân tạo AI đã trở thành “vũ khí” được Trung Quốc kỳ vọng giúp nước này tiến xa hơn nữa. Nhiều người dự đoán, đất nước tỷ dân có thể vươn lên vị trí top 1 thế giới vào năm 2030. Tuy nhiên, con đường tương lai vẫn còn là một “ẩn số”.
Cụ thể, theo tờ South China Morning Post (SCMP), Trung Quốc được cho là đang đặt cược vào trí tuệ nhân tạo AI - coi đây là công cụ chiến lược trong cuộc cách mạng công nghệ - với hi vọng có thể hỗ trợ nền kinh tế tổng thể cũng như đến gần hơn với mục tiêu trở thành quốc gia đứng đầu thế giới.
Kai-Fu Lee, cựu chủ tịch điều hành Google chi nhánh Trung Quốc cho biết: “Phát triển các mô hình AI quy mô lớn là một cơ hội lịch sử mà Trung Quốc không thể bỏ lỡ”.
Theo công ty quản lý tư vấn toàn cầu McKinsey của Mỹ, trí tuệ nhân tạo có thể mang lại khoảng 13 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu vào năm 2030 - khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng 16%.
Công ty PwC cũng cho rằng Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều từ AI, công nghệ sẽ góp phần làm tăng 26% GDP của nước này vào năm 2030.
Lee, người sáng lập Microsoft Research Asia và công ty đầu tư mạo hiểm Sinovation Ventures cho biết thêm rằng Trung Quốc có đủ khả năng, nguồn lực để tiếp cận và phát triển công cụ này.
AI từ lâu đã nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh và được coi là một trong những động lực cốt lõi để phát triển kinh tế chất lượng cao, theo Hướng dẫn phát triển 2021-2025 của Trung Quốc. Nước này cũng nỗ lực hết mình để khai thác mọi tiềm năng của trí tuệ nhân tạo với trọng tâm là cơ sở hạ tầng mới.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện tại Mỹ có đầu tư tư nhân gấp 3,5 lần, số mô hình ngôn ngữ đa phương thức trên thế giới hơn nửa cũng được sản xuất bởi các tổ chức Mỹ.
Nhưng Trung Quốc cũng đang nhanh chóng bắt kịp bằng cách sản xuất nhiều ấn phẩm nội dung bằng AI và lắp đặt số lượng rô bốt công nghiệp lớn - dẫn đầu so với các quốc gia khác.
Ngoài ra, công suất tính toán được coi là ngày càng trở nên quan trọng trong AI, giúp nó xử lý nhanh chóng lượng thông tin khổng lồ, cách mạng hóa tốc độ và tăng độ chính xác cho quá trình phân tích hệ thống.
Theo Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT), nước này đang chiếm 33% công suất tính toán của thế giới, chỉ thấp hơn 1 điểm phần trăm so với Mỹ. Tăng cường công suất tính toán có khả năng giúp Bắc Kinh đón đầu trong quá trình phát triển AI.
Ngoài ra, việc Trung Quốc thúc đẩy công suất này có thể thu hút đông đảo các bên tham gia, như các trường đại học và thậm chí cả những người trong ngành - cơ hội để thiết lập và phát triển các mô hình nền tảng ngày càng lớn.
Theo CAICT, cứ 1 nhân dân tệ đầu tư vào công suất tính toán ở Trung Quốc, nó có thể mang lại 3 đến 4 nhân dân tệ cho kinh tế.
Mặt khác, việc cải thiện công suất tính toán của nước này cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức đa chiều và vẫn còn một khoảng cách lớn trong quá trình chuyển đổi từ chip sang.
Cơn sốt đầu tư vào AI hiện đã lan rộng khắp Trung Quốc. Vào đầu tháng 6, chính quyền Thâm Quyến đã công bố rằng họ sẽ thành lập quỹ đầu tư AI trị giá 100 tỷ nhân dân tệ (14 tỷ USD) để phát triển công suất tính toán của thành phố và biến nó thành một khu AI tiên phong ở Trung Quốc.
Trung tâm công nghệ này cũng có kế hoạch đẩy nhanh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các công trình ngầm, sân bay và bệnh viện.
Liang Haoguang, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu hiện đại hóa Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Trung Quốc tin chắc rằng tăng trưởng kinh tế quốc gia sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi công nghệ.
Theo Genk