Nhật báo Nga Kommersant cho hay hôm thứ Hai rằng nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg sẽ thực hiện hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm hạng Kilo cho Việt Nam.
Kommersant trích lời tổng giám đốc nhà máy Vladimir Aleksandrov nói rằng hợp đồng cung cấp này sẽ được ký giữa công ty xuất khẩu vũ khí của chính phủ Nga Rosoboronexport với chính phủ Việt Nam.
Các nguồn tin tại Rosoboronexport thì xác nhận với hãng thông tấn Nga Novosti rằng Nga và Việt Nam đã thương lượng hợp đồng trị giá 1,8 tỷ đôla cung cấp sáu tàu ngầm hạng Kilo cho hải quân Việt Nam khoảng một năm nay.
Cũng nhà máy Admiralty hiện đang lắp hai tàu ngầm dạng này cho Algeria, giao hàng năm 2009 và 2010.
Tàu ngầm hạng Kilo, sử dụng cả điện năng lẫn dầu diesel, được cho là loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất thế giới. Nó còn được đặt biệt danh "Lỗ đen" vì có khả năng bất thần "biến mất" để tránh bị phát hiện.
Tàu ngầm dạng này có thể dùng để chống tàu ngầm cũng như tàu chiến thông thường, và trong hoạt động tuần tra.
Tàu này có trọng tải 2.300 tấn, đạt độ sâu 350 mét, tầm xa 6.000 hải lý và có thủy thủ đoàn 57 người.
Trung Quốc có 12 tàu ngầm loại Kilo. Hải quân Nga được tin đang sử dụng 16 chiếc và có 8 chiếc dự trữ.
Các nước khác có tàu ngầm loại này là Ấn Độ, Iran, Ba Lan, Romania và Algeria.
Quan hệ quân sự
Năm 1997, Việt Nam đã mua hai tàu ngầm nhỏ hạng Yugo từ Bắc Triều Tiên.
Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc cho hay theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng ký hồi tháng Ba 2000 giữa Ấn Độ và Việt Nam, hải quân Ấn Độ nhận tập huấn hoạt động tàu ngầm cho hải quân Việt Nam tuy nhiên cho tới 2006 việc này vẫn chưa xảy ra.
Hải quân Việt Nam đang theo đuổi tham vọng phát triển lực lượng tàu ngầm.
Năm 2008, có tin Việt Nam tìm mua tàu ngầm đã qua sử dụng của Serbia sau khi Serbia và Montenegro tách ra năm 2006, và Serbia bỗng nhiên không còn biển nữa.
Tuy nhiên việc này không thành vì Serbia đã bán cả hạm đội cho Ai Cập.
Tháng Chín 2008, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov nói Việt Nam là "đồng minh chiến lược của Nga tại Đông Nam Á" và rằng Nga sẵn sàng bán cho Việt Nam vũ khí và giúp nâng cấp năng lực quốc phòng của Việt Nam.
Theo giáo sư Thayer, Moscow vẫn là nhà cung cấp trang thiết bị quốc phòng chủ chốt của Hà Nội.
Tuy nhiên gần đây, Việt Nam đã có nhiều động thái mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực quân sự.
Mới đây nhất, ngày 22/04, tướng lĩnh Việt Nam đã có chuyến thăm hàng không mẫu hạm USS John Stennis của Hoa Kỳ trong khi hải quân Trung Quốc diễn tập phô trương thanh thế tại Thanh Đảo.
Kommersant trích lời tổng giám đốc nhà máy Vladimir Aleksandrov nói rằng hợp đồng cung cấp này sẽ được ký giữa công ty xuất khẩu vũ khí của chính phủ Nga Rosoboronexport với chính phủ Việt Nam.
Các nguồn tin tại Rosoboronexport thì xác nhận với hãng thông tấn Nga Novosti rằng Nga và Việt Nam đã thương lượng hợp đồng trị giá 1,8 tỷ đôla cung cấp sáu tàu ngầm hạng Kilo cho hải quân Việt Nam khoảng một năm nay.
Cũng nhà máy Admiralty hiện đang lắp hai tàu ngầm dạng này cho Algeria, giao hàng năm 2009 và 2010.
Tàu ngầm hạng Kilo, sử dụng cả điện năng lẫn dầu diesel, được cho là loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất thế giới. Nó còn được đặt biệt danh "Lỗ đen" vì có khả năng bất thần "biến mất" để tránh bị phát hiện.
Tàu ngầm dạng này có thể dùng để chống tàu ngầm cũng như tàu chiến thông thường, và trong hoạt động tuần tra.
Tàu này có trọng tải 2.300 tấn, đạt độ sâu 350 mét, tầm xa 6.000 hải lý và có thủy thủ đoàn 57 người.
Trung Quốc có 12 tàu ngầm loại Kilo. Hải quân Nga được tin đang sử dụng 16 chiếc và có 8 chiếc dự trữ.
Các nước khác có tàu ngầm loại này là Ấn Độ, Iran, Ba Lan, Romania và Algeria.
Quan hệ quân sự
Năm 1997, Việt Nam đã mua hai tàu ngầm nhỏ hạng Yugo từ Bắc Triều Tiên.
Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc cho hay theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng ký hồi tháng Ba 2000 giữa Ấn Độ và Việt Nam, hải quân Ấn Độ nhận tập huấn hoạt động tàu ngầm cho hải quân Việt Nam tuy nhiên cho tới 2006 việc này vẫn chưa xảy ra.
Hải quân Việt Nam đang theo đuổi tham vọng phát triển lực lượng tàu ngầm.
Năm 2008, có tin Việt Nam tìm mua tàu ngầm đã qua sử dụng của Serbia sau khi Serbia và Montenegro tách ra năm 2006, và Serbia bỗng nhiên không còn biển nữa.
Tuy nhiên việc này không thành vì Serbia đã bán cả hạm đội cho Ai Cập.
Tháng Chín 2008, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov nói Việt Nam là "đồng minh chiến lược của Nga tại Đông Nam Á" và rằng Nga sẵn sàng bán cho Việt Nam vũ khí và giúp nâng cấp năng lực quốc phòng của Việt Nam.
Theo giáo sư Thayer, Moscow vẫn là nhà cung cấp trang thiết bị quốc phòng chủ chốt của Hà Nội.
Tuy nhiên gần đây, Việt Nam đã có nhiều động thái mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực quân sự.
Mới đây nhất, ngày 22/04, tướng lĩnh Việt Nam đã có chuyến thăm hàng không mẫu hạm USS John Stennis của Hoa Kỳ trong khi hải quân Trung Quốc diễn tập phô trương thanh thế tại Thanh Đảo.
Sưu tầm