Những hạn chế mới của Mỹ được cho là ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành bán dẫn Trung Quốc. Ví dụ, các công ty chế tạo như SMIC không thể tiến cận công cụ và công nghệ nguồn gốc từ Mỹ, đối với tiến trình bán dẫn tiên tiến từ 14nm trở xuống. Bây giờ, nó còn lan rộng tới cả các đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo 1 báo cáo mới đây từ DigiTimes, nếu tất cả biện pháp hạn chế được triển khai đồng loạt, nó có thể kéo lùi sự phát triển của ngành bán dẫn Trung Quốc tới 10 năm. Nguồn tin ngành công nghiệp cho hay, Mỹ đang tính tới cả biện pháp hạn chế tiếp cận máy móc xử lý tiến trình 40nm trở xuống, thay vì mốc 14nm hiện nay.
Đây được coi là “đòn chí mạng” vì các con chip 28nm, 32nm và 40nm đang cực kì phổ biến trong nhiều ngành nghề. Nó không hiện đại như chip 4nm và 5nm trên các flagship smartphone, nhưng lại có mặt ở ô tô, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt, TV,... Ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc sẽ chịu 1 rào cản nghiêm ngặt chưa từng có, khi muốn tiếp nhận những công cụ xử lý bán dẫn thông thường nhất. Tác động sẽ lan ra toàn ngành.
Chưa hết, không chỉ những công ty chế tạo như SMIC, ngược lại chính các doanh nghiệp bán công cụ sản xuất chip cũng gặp khó vì bị mất nguồn thu. Hãng sản xuất máy quang khắc hàng đầu thế giới ASML (Hà Lan) cũng cho biết phải chịu giám sát từ chính phủ. Vào tuần trước, họ bị cấm xuất khẩu các máy quét Twinscan NXT:2000i, NXT:2050i và NXT:2100i sử dụng công nghệ DUV. Ngoài ra, Applied Materials, KLA, Lam Research cũng khó tránh khỏi tác động của lệnh cấm.
Hiện tại, Trung Quốc cũng có 1 số hãng sản xuất thiết bị tương tự phương Tây. Ví dụ AMEC sản xuất máy quang khắc; Kingsemi làm máy lắng đọng, máy rửa trôi bằng hóa chất ăn mòn; Naura làm máy rửa trôi hóa học. Song, họ vẫn còn kém xa đối thủ vì AMEC mới cho ra thiết bị xử lý tới 90nm. Tiến trình 90nm đã được sử dụng từ đầu những năm 1990.
Nếu SMIC mất khả năng truy cập những công cụ chế tạo, nhiều khả năng các hãng thiết kế của Trung Quốc buộc phải tìm tới đối tác bên ngoài. Hàng trăm công ty như vậy sẽ phải nhờ cậy UMC, GlobalFoundries, Vanguard hay TSMC để sản xuất chip. Về cơ bản, họ sẽ trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào xưởng đúc bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, 1 rủi ro địa chính trị khá lớn.
Ngành công nghiệp chế tạo chip của Trung Quốc có thể không bao giờ bắt kịp Đài Loan, Hoa Kỳ nữa.
Theo 1 báo cáo mới đây từ DigiTimes, nếu tất cả biện pháp hạn chế được triển khai đồng loạt, nó có thể kéo lùi sự phát triển của ngành bán dẫn Trung Quốc tới 10 năm. Nguồn tin ngành công nghiệp cho hay, Mỹ đang tính tới cả biện pháp hạn chế tiếp cận máy móc xử lý tiến trình 40nm trở xuống, thay vì mốc 14nm hiện nay.
Đây được coi là “đòn chí mạng” vì các con chip 28nm, 32nm và 40nm đang cực kì phổ biến trong nhiều ngành nghề. Nó không hiện đại như chip 4nm và 5nm trên các flagship smartphone, nhưng lại có mặt ở ô tô, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt, TV,... Ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc sẽ chịu 1 rào cản nghiêm ngặt chưa từng có, khi muốn tiếp nhận những công cụ xử lý bán dẫn thông thường nhất. Tác động sẽ lan ra toàn ngành.
Chưa hết, không chỉ những công ty chế tạo như SMIC, ngược lại chính các doanh nghiệp bán công cụ sản xuất chip cũng gặp khó vì bị mất nguồn thu. Hãng sản xuất máy quang khắc hàng đầu thế giới ASML (Hà Lan) cũng cho biết phải chịu giám sát từ chính phủ. Vào tuần trước, họ bị cấm xuất khẩu các máy quét Twinscan NXT:2000i, NXT:2050i và NXT:2100i sử dụng công nghệ DUV. Ngoài ra, Applied Materials, KLA, Lam Research cũng khó tránh khỏi tác động của lệnh cấm.
Hiện tại, Trung Quốc cũng có 1 số hãng sản xuất thiết bị tương tự phương Tây. Ví dụ AMEC sản xuất máy quang khắc; Kingsemi làm máy lắng đọng, máy rửa trôi bằng hóa chất ăn mòn; Naura làm máy rửa trôi hóa học. Song, họ vẫn còn kém xa đối thủ vì AMEC mới cho ra thiết bị xử lý tới 90nm. Tiến trình 90nm đã được sử dụng từ đầu những năm 1990.
Nếu SMIC mất khả năng truy cập những công cụ chế tạo, nhiều khả năng các hãng thiết kế của Trung Quốc buộc phải tìm tới đối tác bên ngoài. Hàng trăm công ty như vậy sẽ phải nhờ cậy UMC, GlobalFoundries, Vanguard hay TSMC để sản xuất chip. Về cơ bản, họ sẽ trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào xưởng đúc bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, 1 rủi ro địa chính trị khá lớn.
Ngành công nghiệp chế tạo chip của Trung Quốc có thể không bao giờ bắt kịp Đài Loan, Hoa Kỳ nữa.
Theo VN review