Chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ đến Spotify và Apple Music đầu tiên khi đề cập đến những dịch vụ phát nhạc hàng đầu. Tiếp theo đó có thể là Pandora, Deezer hay Amazon Prime Music. Và dù tất cả đều có một lượng thuê bao đủ lớn, thế nhưng, không có cái tên nào trong số này là nền tảng phát nhạc trực tuyến lớn nhất hoặc phổ biến nhất.
YouTube và 2 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng của họ đã đánh bại mọi đối thủ về số lượng cũng như mức độ phổ biến. Tuy nhiên, bằng cách nào mà YouTube, nền tảng phát video trực tuyến, lại có thể vượt qua Spotify trong phương diện âm nhạc? Bài viết này sẽ là câu trả lời.
Sự phát triển nhanh chóng của Spotify
Được thành lập vào năm 2006 và chính thức ra mắt vào năm 2008, Spotify đã đạt được sự thành công ấn tượng trên toàn cầu. Với 60 triệu bản nhạc, 4 tỉ playlist và 1,9 triệu podcast, Spotify là một trong những điểm đến hàng đầu về âm nhạc cũng như các nội dung âm thanh khác.
Dịch vụ này thực sự chứng kiến sự tăng trưởng khi lần lượt cập bến Anh và Mỹ vào năm 2009 và 2011. Lần đầu tiên, Spotify đạt được 1 triệu thuê bao trên khắp Châu Âu là vào tháng 03/2011. Đến tháng 9 cùng năm, con số này đã tăng gấp đôi lên 2 triệu thuê bao. Tính đến tháng 08/2012, Spotify cán mốc 15 triệu người dùng hoạt động, trong đó có 4 triệu thuê bao trả phí. Công ty nhanh chóng đạt 20 triệu người nghe trên toàn cầu cùng 5 triệu người dùng trả phí, tính cả 1 triệu thuê bao tại Mỹ, vào tháng 12/2012.
Những con số này của Spotify liên tục tăng trưởng theo thời gian. Tháng 05/2014, Spotify đạt 40 triệu người dùng, với 10 triệu người dùng trả phí. Sự gia tăng này cũng diễn ra trong năm tiếp theo, với tổng 75 triệu người dùng và 20 triệu thuê bao trả phí. Đến giữa năm 2016, Spotify đạt 100 triệu người nghe, trong đó có 40 triệu thuê bao trả phí.
Ngày nay, Spotify có tổng 320 triệu khách hàng, với 144 triệu người trong số đó trả phí cho một gói cao cấp bất kỳ của Spotify. Dịch vụ này hiện đã xuất hiện tại 92 thị trường trên thế giới. Theo báo cáo của Statista, tính đến tháng 06/2020, dịch vụ chuyên phát nhạc thứ 2 trên thế giới, Apple Music, hiện có khoảng 72 triệu thuê bao.
Hàng triệu người dùng của Spotify không thể đọ lại con số hàng tỉ của YouTube
Nếu những con số của Spotify nghe thật ấn tượng thì các con số của YouTube lại đáng kinh ngạc hơn. Thậm chí, Spotify còn chẳng bằng 1 góc YouTube.
Nếu không tính những bài hát dành cho trẻ em là "video âm nhạc" thì 7 trong số 10 video hàng đầu mọi thời đại trên YouTube đều là video nhạc. Hơn nữa, 17 trong số 20 video, 27 trong 30 và 37 trong 40 video đứng đầu cũng đều là những video nhạc. Thực tế, gần như tất cả 100 video YouTube hàng đầu mọi thời đại đều là video nhạc (chứ không phải nội dung về mèo). Điều này cho chúng ta thấy mọi người sử dụng YouTube để làm gì. Các nghệ sĩ lớn không còn ra mắt những bài hát mới nhất của mình trên MTV nữa, thay vào đó là YouTube. Một ví dụ điển hình là Despacito của Luis Fonsi, đạt 7.087.915.395 lượt xem. Cũng có những cái tên nổi tiếng khác nằm trong top 10 mọi thời đại này, bao gồm Ed Sheeran, Wiz Khalifa, Mark Ronson/Bruno Mars, Psy, Justin Bieber và Maroon 5.
YouTube cũng có một lợi thế khác, đó là điểm đến hàng đầu trên Internet toàn cầu. Trên thực tế, YouTube là trang web xếp hạng 2 trên thế giới. Nền tảng này sở hữu công cụ tìm kiếm lớn thứ hai thế giới trên web cùng 30 triệu người dùng hoạt động hàng ngày. Những người dùng này xem khoảng 1 tỉ video mỗi ngày. Hơn nữa, YouTube cũng chiếm 37% tổng lưu lượng truy cập internet và trung bình người dùng xem tối đa 40 phút mỗi ngày thông qua thiết bị di động mỗi ngày.
Sâu xa hơn, YouTuve cũng được tích hợp chặt chẽ vào phần lớn điện thoại Android được bán trên toàn cầu. Theo dự kiến của IDC, số lượng điện thoại Android xuất xưởng trong năm 2020 sẽ đạt 1,055 tỉ thiết bị. Điều đó giúp YouTube đạt được 1 vị thế lớn trong cuộc đua này. Nền tảng video này của Google hỗ trợ hơn 80 ngôn ngữ tại hơn 100 quốc gia.
YouTube Music lại là 1 câu chuyện khác
Về mặt kỹ thuật, YouTube không phải là một dịch vụ phát nhạc trực tuyến. Sản phẩm chính của họ là video, dù thực tế mọi người sử dụng YouTube như một dịch vụ nghe nhạc.
YouTube Music – một dịch vụ phát nhạc trực tuyến độc lập từ YouTube – hoàn toàn có lợi thế khi có sẵn điểm đến trực tuyến, ứng dụng và lượng người dùng. Dịch vụ này lần đầu xuất hiện vào tháng 11/2015. Đầu năm nay, nó đã thay thế Play Music như một dịch vụ phát nhạc trực tiếp duy nhất của Google. Tương tự Spotify cũng như Apple Music, YouTube cũng có các gói miễn phí và trả phí. Hiện nó đã có sẵn tại 95 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, thống kê của YouTube Music lại khá nhạt nhòa so với các dịch vụ âm nhạc khác, ít nhất cho đến hiện tại. Theo báo cáo thu nhập hàng quý mới đây của Google, số lượng thuê bao YouTube Music trả phí chỉ khoảng 30 triệu. Tuy nhiên, so với con số 20 triệu thuê bao từ 1 năm trước, rõ ràng đây là một mức tăng đáng kể. Như vậy, quá trình chuyển đổi từ Google Music sang YouTube Music đã giúp nền tảng này có thêm 10 triệu người dùng mới.
Rõ ràng, YouTube Music là một dịch vụ non trẻ và thua thiệt hơn khá nhiều so với Spotify và Apple Music. Nhưng Youtube, dù là một nền tảng video, chắc chắn vẫn sẽ là cái tên số một về nghe nhạc trực tuyến trong một thời gian rất dài nữa.
YouTube và 2 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng của họ đã đánh bại mọi đối thủ về số lượng cũng như mức độ phổ biến. Tuy nhiên, bằng cách nào mà YouTube, nền tảng phát video trực tuyến, lại có thể vượt qua Spotify trong phương diện âm nhạc? Bài viết này sẽ là câu trả lời.
Sự phát triển nhanh chóng của Spotify
Được thành lập vào năm 2006 và chính thức ra mắt vào năm 2008, Spotify đã đạt được sự thành công ấn tượng trên toàn cầu. Với 60 triệu bản nhạc, 4 tỉ playlist và 1,9 triệu podcast, Spotify là một trong những điểm đến hàng đầu về âm nhạc cũng như các nội dung âm thanh khác.
Dịch vụ này thực sự chứng kiến sự tăng trưởng khi lần lượt cập bến Anh và Mỹ vào năm 2009 và 2011. Lần đầu tiên, Spotify đạt được 1 triệu thuê bao trên khắp Châu Âu là vào tháng 03/2011. Đến tháng 9 cùng năm, con số này đã tăng gấp đôi lên 2 triệu thuê bao. Tính đến tháng 08/2012, Spotify cán mốc 15 triệu người dùng hoạt động, trong đó có 4 triệu thuê bao trả phí. Công ty nhanh chóng đạt 20 triệu người nghe trên toàn cầu cùng 5 triệu người dùng trả phí, tính cả 1 triệu thuê bao tại Mỹ, vào tháng 12/2012.
Những con số này của Spotify liên tục tăng trưởng theo thời gian. Tháng 05/2014, Spotify đạt 40 triệu người dùng, với 10 triệu người dùng trả phí. Sự gia tăng này cũng diễn ra trong năm tiếp theo, với tổng 75 triệu người dùng và 20 triệu thuê bao trả phí. Đến giữa năm 2016, Spotify đạt 100 triệu người nghe, trong đó có 40 triệu thuê bao trả phí.
Ngày nay, Spotify có tổng 320 triệu khách hàng, với 144 triệu người trong số đó trả phí cho một gói cao cấp bất kỳ của Spotify. Dịch vụ này hiện đã xuất hiện tại 92 thị trường trên thế giới. Theo báo cáo của Statista, tính đến tháng 06/2020, dịch vụ chuyên phát nhạc thứ 2 trên thế giới, Apple Music, hiện có khoảng 72 triệu thuê bao.
Hàng triệu người dùng của Spotify không thể đọ lại con số hàng tỉ của YouTube
Nếu những con số của Spotify nghe thật ấn tượng thì các con số của YouTube lại đáng kinh ngạc hơn. Thậm chí, Spotify còn chẳng bằng 1 góc YouTube.
Nếu không tính những bài hát dành cho trẻ em là "video âm nhạc" thì 7 trong số 10 video hàng đầu mọi thời đại trên YouTube đều là video nhạc. Hơn nữa, 17 trong số 20 video, 27 trong 30 và 37 trong 40 video đứng đầu cũng đều là những video nhạc. Thực tế, gần như tất cả 100 video YouTube hàng đầu mọi thời đại đều là video nhạc (chứ không phải nội dung về mèo). Điều này cho chúng ta thấy mọi người sử dụng YouTube để làm gì. Các nghệ sĩ lớn không còn ra mắt những bài hát mới nhất của mình trên MTV nữa, thay vào đó là YouTube. Một ví dụ điển hình là Despacito của Luis Fonsi, đạt 7.087.915.395 lượt xem. Cũng có những cái tên nổi tiếng khác nằm trong top 10 mọi thời đại này, bao gồm Ed Sheeran, Wiz Khalifa, Mark Ronson/Bruno Mars, Psy, Justin Bieber và Maroon 5.
YouTube cũng có một lợi thế khác, đó là điểm đến hàng đầu trên Internet toàn cầu. Trên thực tế, YouTube là trang web xếp hạng 2 trên thế giới. Nền tảng này sở hữu công cụ tìm kiếm lớn thứ hai thế giới trên web cùng 30 triệu người dùng hoạt động hàng ngày. Những người dùng này xem khoảng 1 tỉ video mỗi ngày. Hơn nữa, YouTube cũng chiếm 37% tổng lưu lượng truy cập internet và trung bình người dùng xem tối đa 40 phút mỗi ngày thông qua thiết bị di động mỗi ngày.
Sâu xa hơn, YouTuve cũng được tích hợp chặt chẽ vào phần lớn điện thoại Android được bán trên toàn cầu. Theo dự kiến của IDC, số lượng điện thoại Android xuất xưởng trong năm 2020 sẽ đạt 1,055 tỉ thiết bị. Điều đó giúp YouTube đạt được 1 vị thế lớn trong cuộc đua này. Nền tảng video này của Google hỗ trợ hơn 80 ngôn ngữ tại hơn 100 quốc gia.
YouTube Music lại là 1 câu chuyện khác
Về mặt kỹ thuật, YouTube không phải là một dịch vụ phát nhạc trực tuyến. Sản phẩm chính của họ là video, dù thực tế mọi người sử dụng YouTube như một dịch vụ nghe nhạc.
YouTube Music – một dịch vụ phát nhạc trực tuyến độc lập từ YouTube – hoàn toàn có lợi thế khi có sẵn điểm đến trực tuyến, ứng dụng và lượng người dùng. Dịch vụ này lần đầu xuất hiện vào tháng 11/2015. Đầu năm nay, nó đã thay thế Play Music như một dịch vụ phát nhạc trực tiếp duy nhất của Google. Tương tự Spotify cũng như Apple Music, YouTube cũng có các gói miễn phí và trả phí. Hiện nó đã có sẵn tại 95 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, thống kê của YouTube Music lại khá nhạt nhòa so với các dịch vụ âm nhạc khác, ít nhất cho đến hiện tại. Theo báo cáo thu nhập hàng quý mới đây của Google, số lượng thuê bao YouTube Music trả phí chỉ khoảng 30 triệu. Tuy nhiên, so với con số 20 triệu thuê bao từ 1 năm trước, rõ ràng đây là một mức tăng đáng kể. Như vậy, quá trình chuyển đổi từ Google Music sang YouTube Music đã giúp nền tảng này có thêm 10 triệu người dùng mới.
Rõ ràng, YouTube Music là một dịch vụ non trẻ và thua thiệt hơn khá nhiều so với Spotify và Apple Music. Nhưng Youtube, dù là một nền tảng video, chắc chắn vẫn sẽ là cái tên số một về nghe nhạc trực tuyến trong một thời gian rất dài nữa.
Theo Vn review