Sau khi hoàn tất http://www.hdvietnam.com/diendan/63...m/354496-home-theater-3d-binh-dan-2012-a.html chính thức bước vào thế giới HD đầy đau khổ, chẳng biết đâu là điểm dừng cho cái thú chơi đầy đam mê nay.
Cái câu nói "Nâng nốt lần này" có lẽ đã quá quen thuộc với các bác. Thôi thì em cũng xin show nốt những gì mới nâng :-j
THIẾT BỊ
Dàn 2 kênh - Lossless Review http://www.hdvietnam.com/diendan/61-thiet-bi-am-thanh/416782-nad-dyn-khong-qua-xa-la.html
Tivi Paraonic Plasma 42"
Đầu phát Kaiboer K530i
DAC - NAD MDC DAC Module
Amply 2 kênh NAD C 375 bee
Loa DYN DM 3/7 (thay cho em Wharfedale 9.5 cũ)
Dây loa Transparent
Dàn xem fim
Nguồn phát HTPC Asus P8Z68 M-Pro + Core I5 2500 + Ram Gskill RIPJAWS 4G (2x2) Bus 1600 cas 9 + PSU AcBel 430w
Projector Optoma HD66
Reciver Yamaha Rx-V667 làm Pre, NAD C375bee làm Pow ( Thay cho em Denon 1707 cũ )
Loa: Main DYN DM3/7, Cen Infinity - Sur Jamo - Sup Infinity beta 10
Màn chiếu 140" 16:9
Tổng thể
Nhìn bên trái
Nhìn bên phải
Reciver Yamaha RX-V667
Amply NAD C375bee
Loa DYN DM 3/7
Zoom khu vực thiết bị
ĐỂ CÁC BÁC THUẬN TIỆN ĐỌC REVIEW EM MẠN PHÉP XIN POST LUÔN BÀI VIẾT CỦA EM BÊN BOX ÂM THANH VÀO CHUNG THỚT NÀY LUÔN
KHI NHỮNG TƯỢNG ĐÀI ÂM NHẠC SỤP ĐỔ
Là người chơi Home Theater, chắn hẳn ai phải biết đến những dòng loa tầm trung nổi tiếng như B&W 683 với chất âm bass mạnh và ấm hay Klipsch RF82 II với tiếng trép còi lung linh ngân nga.
Không ít người mơ ước, phải chi có được đôi loa kết hợp giữa B&W và Klipsch, tôi cũng vậy, đứng giữa 2 tượng đài sừng sững, vừa mê mẩn chất bass của B&W vừa say mê những giai điệu lung linh của Klipsch, tự nhiên thấy mình như con kiến bò quanh, chẳng biết bò qua ngã nào.
Thế rồi đến 1 ngày quyết định gọi điện cho cậu anh họ vốn là dân chơi audio ở đất Hà Thành xin tư vấn lần chót để “chốt hạ” trước khi quyết định rước 1 nàng về dinh. Lão chỉ cười và nói “ Chú là dân Sài Thành mà sao không thử DYN AUDIO đi mà lại cứ phải loanh quanh B với Klipch, cùng tầm tiền mà đẳng cấp hơn đấy…”
Trời đất ơi, cả mấy tháng trời search bài đọc đọc, ngâm cứu điên cuồng cuối cùng mới chọn được 2 dòng ưng y, giờ lại lọ mọ search tìm lục lọi chắc chết quá.
Mà kể cũng lại, hỏi mãi anh Google không tìm được đại lý nào của Dyn Audio ở cái đất Sài Thành này, cuối củng phải hỏi chị “Biết Tuốt 1080” mới lòi ra 1 đại lý duy nhất.
Mất thêm 3 ngày chờ đợi để bác chủ đại lý rà loa đâu đó cẩn thận, cuối cùng tôi cùng 1 người bạn cũng có mặt tại showroom, văng vẳng vọng ra từ phòng test là 1 bản nhạc thính phòng, cũng chẳng cần thử CD yêu thích, chúng tôi ngồi nghe luôn cái thứ nhạc hàn lâm khó gặm này.
Hết 1 bản nhạc, chắc phải mất mấy giây để lấy lại thăng bằng, giá mà có camera quay lại cái vẻ mặt đờ đẫn mê muộn như kẻ đang phê thuốc của chúng tôi lúc đó. Thật không thể tin được cái thứ âm thanh phát ra từ cặp loa DYN DM 3/7 nhỏ bé đó lại tái tạo được cả 1 không gian âm nhạc khổng lồ, không phải chỉ là chiều ngang sân khấu mà đặc biệt là độ sâu chi tiết, từng lớp nhạc được thể hiện 1 cách chính xác .
Nhìn vẻ bề ngoài Dyn DM 3/7 cũng không khác gì những cặp loa tầm trung, có khác chăng là tấm lazang bọc ngoài hờ hững không ôm sát mặt thùng loa.
Với thiết kế dạng cột đứng sàn, phiên bản mới nhất dòng DM này được trang bị 2 màng loa trung trầm 17cm với chất liệu MSP (magnesium silicate polymer) và một loa treble dome mềm với viền nhôm 75mm. Cùng với thùng loa lớn và nón loa tới 25mm
Loa tweeter cũng được kết hợp đầy đủ các công nghệ đổi mới danh tiếng của hãng như màng loa lụa 28mm, cuộn âm lõi nhôm siêu nhẹ, từ trường lớn… nhằm thể hiện một chất âm chi tiết và trong sáng nhất, đồng thời vẫn tái tạo âm cao một cách êm ái và thuần khiết
Cọc loa chỉ sử dụng cầu đơn single-wire nhưng cũng không cần phải xoắn về vấn đề này, có thể đặt lại câu hỏi, thiết kế loa với cầu nối bi-wire có lợi ích gì? Phải chăng là bạn phải tốn nhiều dây loa, nhiều power ampli hơn. Mặc dù, một số nhà sản xuất cũng có những triết lý rất rõ ràng cho việc sử dụng cầu bi-wire. Chẳng hạn như với 2 cầu rời, chúng ta có thể sử dụng 2 dây dẫn với chất liệu lõi khác nhau cho từng dải… Nhưng đối với Dynaudio, một trong số ít những nhà sản xuất loa có quy trình khép kín, hoàn toàn có khả năng kiểm soát và hiệu chỉnh những thành phần nhỏ nhất trong loa từ các loa con trbele, loa woofer, hệ thống nam châm, thiết kế thùng loa, hệ thống chống rung bên trong, hệ thống thoát hơi… cho đến khi vừa ý, sau đó gắn kết chúng lại với bộ phân tần đơn giản.
Thông số kỹ thuật cơ bản
Sensitivity : 86dB
IEC Power Handling : > 200w
Impedance : 4 Ohm
Frequency Response : 40Hz-23kHZ
Crossover Frequency : 1800Hz
Weight : 18.0 kg
Dimensions ( WxHxD) 204x960x275 mm
Nhìn bảng thông số kỹ thuật lúc đầu cũng khá lăn tăn với bộ loa công xuất lớn, kháng chở và độ nhạy quá thấp, nhưng thật ra cũng không có gì quá lo lắng, mức trở kháng 4ohm là mức trở kháng xuống đến mức thấp nhất chứ không phải mức trở kháng trung bình (trở kháng không cố định mà thay đổi theo dải tần). Dynaudio qui định mức trở kháng thấp nhất là 4ohm vì nếu dưới mức trở kháng này, rất dễ dẫn đến việc làm hỏng ampli và loa. Như vậy, trở kháng thấp nhất 4ohm là sự bảo vệ tuyệt đối cho hoạt động của ampli.
Trở kháng thay đổi theo dải tần, ở các mức trở kháng 8, 16, 32ohm hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến ampli, nhưng khi loa hoạt động ở mức trở kháng thấp đặc biệt là dưới 4ohm, lúc này mức độ cản trở dòng điện của loa sẽ tăng cao, đòi hỏi cung cấp năng lượng nhiều hơn, đối với ampli có chất lượng thấp, biến thế nhỏ sẽ dễ bị hỏng do quá tải và đồng thời làm ảnh hưởng đến loa. Như vậy, việc Dynaudio đảm bảo mức trở kháng thấp nhất là 4ohm sẽ chắc chắn rằng, ampli của bạn không bị nguy hại và luôn được hoạt động ở trạng thái an toàn nhất.
NAD C375BEE “ HI-END CHO NHÀ NGHÈO”
NAD C375BEE được xem là sản phẩm có thiết kế dựa trên chiếc ampli tích hợp cao cấp M3 thuộc dòng sản phẩm đầu bảng Master Series. Những công nghệ mà C375BEE được thừa hưởng trực tiếp từ sản phẩm đàn anh M3 gồm: thiết kế mạch chống nhiễu Bjorn Erik Edvardsen ở tầng công suất và công nghệ BEE Clamp ở mạch nguồn
Bên cạnh đó, ampli này còn sở hữu công nghệ PowerDriver với logo PD trên mặt trước sản phẩm, đây là công nghệ chủ lực trong thiết kế ampli và receiver thế hệ mới của NAD. PowerDrive cho phép các ampli của NAD cung cấp năng lượng dynamic và khả năng tải trở kháng thấp, bộ nguồn PD sẽ dự báo và cung cấp mức hiệu điện thế tối ưu hóa trong hầu hết các điều kiện vận hành. Công nghệ này tương tự như kỹ thuật “kick-down” trong hộp số tự động của xe ôtô, mỗi khi cần vượt nhanh, ta ấn mạnh chân ga, thiết bị điện toán trong xe sẽ so sánh vận tốc thực tế so với mức chân ga và tự động cho lùi 1 số. Công nghệ PowerDrive cũng sẽ ước lượng những lúc cần năng lượng, cung cấp tối đa công suất trong khoảng một khoảng thời gian nhất định, chính vì thế, ampli của NAD luôn có thể tải khỏe những đôi loa trở kháng thấp, những đoạn nhạc đòi hỏi độ động cao mà không làm hẹp âm hình, khô tiếng…
Lướt qua mặt sau tìm hiểu tính năng của chiếc amply, đập ngay vào mắt là dàn cọc loa được bọc nhựa trong một cách chắc chắn, sang trọng speakers A và speakers B. 2 ngõ pre-out có thể biến chiếc amply thì 1 Pre và ngõ Main In có thế biết thành 1 Pow chuyên nghiệp.
Không những thế mặt sau còn chừa sẵn lỗ cho bộ DAC và phono để bạn có thể nâng cấp dễ dàng.
Ngay khi mở nắp máy, bạn sẽ thấy hài lòng với hệ thống nguồn của C 375BEE, ampli này trang bị nguồn xuyến Holmgren dòng lớn bố trí ở trung tâm mạch máy cùng hệ thống tụ đôi, mỗi tụ có điện dụng 22.000 mF. Phần công suất, mỗi kênh C 375BEE sử dụng 4 cặp sò cho công suất đầu ra 150W/kênh (8ohm). Một trong những ưu điểm nổi trội của C375BEE so với các thiết kế ampli cùng tầm tiền khác chính là khả năng trình diễn âm thanh với mức nhiễu thấp. Độ méo của C 375BEE trong dải tần từ 20 đến 20kHz khá ấn tượng ở mức 0,008%.
NAD C 375BEE có tất cả 7 đường vào âm thanh, ngay ở mặt trước của hãng cung cấp một ngõ vào 3,5mm MP dành cho kết nối trực tiếp với các thiết bị điện tử di động như điện thoại, máy MP3… Với thiết kế mạch theo triết lý “Bulding Block”mới, ampli này còn có thể nâng cấp thêm mạch pre Phono PP375 và còn thừa một module trống để dành cho các nâng cấp sau này.
Một trong những ưu điểm không thể không nhắc đến của C 375BEE là khả năng biến hóa nhiều kết nối. Ampli này hỗ trợ đến hai mạch preamp out, ngõ preamp out đầu tiên được thiết kế volume gain kèm theo, cho phép kết nối với các poweramp khác để có thể “đánh bi-amping”, ngõ preamp thứ 2 dùng để kết nối với loa subwoofer. Ngoài ra, bạn có thể nối cầu C 375BEE thành ampli mono và trang bị thệ ampli công suất 275BEE để tạo thành bộ ampli mono có công suất được nâng lên mức 400Wx2.
MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI – KẾT HỢP HOÀN HẢO
Nếu như Dyn DM 3/7 được ví như một cô nàng đỏng đảnh công xuất cao, độ nhạy thấp, tính trung thực và độ chính xác tuyệt vời thì NAD c375bee có thể được xem như chàng hiệp sĩ tài hoa tràn đầy sinh lực. Liệu chàng hiệp sĩ có đủ tài đức để dẫn dắt trái tim nàng theo những nhịp điệu của vũ hội hay không, với tôi vẫn là 1 ẩn số.
Hồi hộp thử track đầu tiên “ Roaring Of the Tiger and Dragon” trong Album Viet Nam Hi-end Show 2011. Mặc dù đã lường trước cường độ âm thanh của bài trống lân này và chỉ mở âm lượng amply ở mức 9h nhưng khi hồi trống đầu tiên vừa nổi lên cũng có thể làm nhiều người giật bắn mình,….. tùng tùng, cắc cắc….. từ nhịp, từng phách, lúc êm dịu, lúc mạnh mẽ như thấm sâu vào lồng ngực cho đến khi cả dàn đồng thanh cùng nổi lên, không gian như vở òa, gai ốc nổi hẳn lên từng đám, quanh mình như đang sống trong thế giới huyền ảo của rồng bay phượng múa lân nhào.
Với track The Tennesse Waltz của Allan Taylor trong album tổng hợp Art of Recording của hãng thu âm nổi tiếng Stock-fisch Records, hệ thống đã dựng được một phong cách trình diễn khá bất ngờ, nó thể hiện những tiếng guitar một cách hết sức thong thả, hòa với giọng ca mộc đặc trưng của Allan Taylor tạo cho người nghe cảm giác rất dễ chịu. Với những công nghệ tiên tiến của NAD C 375BEE cùng khả năng tái tạo âm thanh có độ chi tiết cao của Dyn DM3/7 đã cho thấy trọn vẹn kỹ năng trình diễn tuyệt vời của Babara Bukle qua track Easy To Love trong album Tribute To Cole Porter. Cách mà Babara nhấn nhá, nhả chữ độc đáo, cũng như độ ngân của ca từ được thể hiện rõ nét, độ méo được xem là rất thấp so với nhiều bộ dàn có tầm giá tương tự.
“Tình ca Ngô Thụy Miên 5” Khánh Hà-Tuấn Ngọc, 2 ca sĩ thuộc hàng gạo cội trong làng âm nhạc Việt được thể hiện qua bộ dàn một cách đầy ấn tượng. Một ấm trà, 3 người bạn, quên hẳn việc bình luận test đánh giá, chúng tôi sống lại cái cảm giá chết chân trong phòng trà ngày ấy. Độ dày của tiếng mix, trung âm tiến hẳn phía trước tạo cảm giác như ca sĩ bước đến hàng ghế VIP đầu tiên mà bạn đang ngồi, từng lớp nhạc cụ như hòa vào cái không gian thơ mộng sâu lắng đến lạ kỳ.
HAPPY END – KẾT THÚC CÓ HẬU
Với 1 mức đầu tư < 2500$ cho cả bộ dàn, đầu tiên tôi đi tìm chất âm mong muốn, cuối cùng nhận được cả 1 sân khấu tại gia. Những gì mà bộ phối ghép DYN và NAD thể hiện gây ấn tượng khá tốt đối với tôi. Một trong những hệ thống tầm giá tầm trung, nhưng có khả năng xử lý âm thanh tinh tế, tạo được độ ấm, tĩnh mà không làm mất tính chi tiết, tái tạo âm thanh sân khấu, đặc biệt công nghệ PowerDrive của NAD đã giúp bộ dàn hoàn thành tốt cả những bản nhạc đòi hỏi độ động cao.
Vượt hơn tất cả cái mà tôi nhận được không chỉ là chất âm mà nó còn làm thay đổi cả trình độ thưởng thức âm nhạc cá nhân, những thể loại hàn lâm khó gặm như thính phòng bây giờ cũng có sức quyến rũ riêng biệt. Bạn thử đi Đẳng Cấp hơn đấy.
PS : Bài viết có sử dụng 1 số tư liệu từ internet – Không nhằm mục đích PR cho sản phẩm . Mong những fan Dyn – NAD vào cùng chia sẻ cảm xúc
Cái câu nói "Nâng nốt lần này" có lẽ đã quá quen thuộc với các bác. Thôi thì em cũng xin show nốt những gì mới nâng :-j
THIẾT BỊ
Dàn 2 kênh - Lossless Review http://www.hdvietnam.com/diendan/61-thiet-bi-am-thanh/416782-nad-dyn-khong-qua-xa-la.html
Tivi Paraonic Plasma 42"
Đầu phát Kaiboer K530i
DAC - NAD MDC DAC Module
Amply 2 kênh NAD C 375 bee
Loa DYN DM 3/7 (thay cho em Wharfedale 9.5 cũ)
Dây loa Transparent
Dàn xem fim
Nguồn phát HTPC Asus P8Z68 M-Pro + Core I5 2500 + Ram Gskill RIPJAWS 4G (2x2) Bus 1600 cas 9 + PSU AcBel 430w
Projector Optoma HD66
Reciver Yamaha Rx-V667 làm Pre, NAD C375bee làm Pow ( Thay cho em Denon 1707 cũ )
Loa: Main DYN DM3/7, Cen Infinity - Sur Jamo - Sup Infinity beta 10
Màn chiếu 140" 16:9
Tổng thể
Nhìn bên trái
Nhìn bên phải
Reciver Yamaha RX-V667
Amply NAD C375bee
Loa DYN DM 3/7
Zoom khu vực thiết bị
ĐỂ CÁC BÁC THUẬN TIỆN ĐỌC REVIEW EM MẠN PHÉP XIN POST LUÔN BÀI VIẾT CỦA EM BÊN BOX ÂM THANH VÀO CHUNG THỚT NÀY LUÔN
KHI NHỮNG TƯỢNG ĐÀI ÂM NHẠC SỤP ĐỔ
Là người chơi Home Theater, chắn hẳn ai phải biết đến những dòng loa tầm trung nổi tiếng như B&W 683 với chất âm bass mạnh và ấm hay Klipsch RF82 II với tiếng trép còi lung linh ngân nga.
Không ít người mơ ước, phải chi có được đôi loa kết hợp giữa B&W và Klipsch, tôi cũng vậy, đứng giữa 2 tượng đài sừng sững, vừa mê mẩn chất bass của B&W vừa say mê những giai điệu lung linh của Klipsch, tự nhiên thấy mình như con kiến bò quanh, chẳng biết bò qua ngã nào.
Thế rồi đến 1 ngày quyết định gọi điện cho cậu anh họ vốn là dân chơi audio ở đất Hà Thành xin tư vấn lần chót để “chốt hạ” trước khi quyết định rước 1 nàng về dinh. Lão chỉ cười và nói “ Chú là dân Sài Thành mà sao không thử DYN AUDIO đi mà lại cứ phải loanh quanh B với Klipch, cùng tầm tiền mà đẳng cấp hơn đấy…”
Trời đất ơi, cả mấy tháng trời search bài đọc đọc, ngâm cứu điên cuồng cuối cùng mới chọn được 2 dòng ưng y, giờ lại lọ mọ search tìm lục lọi chắc chết quá.
Mà kể cũng lại, hỏi mãi anh Google không tìm được đại lý nào của Dyn Audio ở cái đất Sài Thành này, cuối củng phải hỏi chị “Biết Tuốt 1080” mới lòi ra 1 đại lý duy nhất.
Mất thêm 3 ngày chờ đợi để bác chủ đại lý rà loa đâu đó cẩn thận, cuối cùng tôi cùng 1 người bạn cũng có mặt tại showroom, văng vẳng vọng ra từ phòng test là 1 bản nhạc thính phòng, cũng chẳng cần thử CD yêu thích, chúng tôi ngồi nghe luôn cái thứ nhạc hàn lâm khó gặm này.
Hết 1 bản nhạc, chắc phải mất mấy giây để lấy lại thăng bằng, giá mà có camera quay lại cái vẻ mặt đờ đẫn mê muộn như kẻ đang phê thuốc của chúng tôi lúc đó. Thật không thể tin được cái thứ âm thanh phát ra từ cặp loa DYN DM 3/7 nhỏ bé đó lại tái tạo được cả 1 không gian âm nhạc khổng lồ, không phải chỉ là chiều ngang sân khấu mà đặc biệt là độ sâu chi tiết, từng lớp nhạc được thể hiện 1 cách chính xác .
Nhìn vẻ bề ngoài Dyn DM 3/7 cũng không khác gì những cặp loa tầm trung, có khác chăng là tấm lazang bọc ngoài hờ hững không ôm sát mặt thùng loa.
Với thiết kế dạng cột đứng sàn, phiên bản mới nhất dòng DM này được trang bị 2 màng loa trung trầm 17cm với chất liệu MSP (magnesium silicate polymer) và một loa treble dome mềm với viền nhôm 75mm. Cùng với thùng loa lớn và nón loa tới 25mm
Loa tweeter cũng được kết hợp đầy đủ các công nghệ đổi mới danh tiếng của hãng như màng loa lụa 28mm, cuộn âm lõi nhôm siêu nhẹ, từ trường lớn… nhằm thể hiện một chất âm chi tiết và trong sáng nhất, đồng thời vẫn tái tạo âm cao một cách êm ái và thuần khiết
Cọc loa chỉ sử dụng cầu đơn single-wire nhưng cũng không cần phải xoắn về vấn đề này, có thể đặt lại câu hỏi, thiết kế loa với cầu nối bi-wire có lợi ích gì? Phải chăng là bạn phải tốn nhiều dây loa, nhiều power ampli hơn. Mặc dù, một số nhà sản xuất cũng có những triết lý rất rõ ràng cho việc sử dụng cầu bi-wire. Chẳng hạn như với 2 cầu rời, chúng ta có thể sử dụng 2 dây dẫn với chất liệu lõi khác nhau cho từng dải… Nhưng đối với Dynaudio, một trong số ít những nhà sản xuất loa có quy trình khép kín, hoàn toàn có khả năng kiểm soát và hiệu chỉnh những thành phần nhỏ nhất trong loa từ các loa con trbele, loa woofer, hệ thống nam châm, thiết kế thùng loa, hệ thống chống rung bên trong, hệ thống thoát hơi… cho đến khi vừa ý, sau đó gắn kết chúng lại với bộ phân tần đơn giản.
Thông số kỹ thuật cơ bản
Sensitivity : 86dB
IEC Power Handling : > 200w
Impedance : 4 Ohm
Frequency Response : 40Hz-23kHZ
Crossover Frequency : 1800Hz
Weight : 18.0 kg
Dimensions ( WxHxD) 204x960x275 mm
Nhìn bảng thông số kỹ thuật lúc đầu cũng khá lăn tăn với bộ loa công xuất lớn, kháng chở và độ nhạy quá thấp, nhưng thật ra cũng không có gì quá lo lắng, mức trở kháng 4ohm là mức trở kháng xuống đến mức thấp nhất chứ không phải mức trở kháng trung bình (trở kháng không cố định mà thay đổi theo dải tần). Dynaudio qui định mức trở kháng thấp nhất là 4ohm vì nếu dưới mức trở kháng này, rất dễ dẫn đến việc làm hỏng ampli và loa. Như vậy, trở kháng thấp nhất 4ohm là sự bảo vệ tuyệt đối cho hoạt động của ampli.
Trở kháng thay đổi theo dải tần, ở các mức trở kháng 8, 16, 32ohm hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến ampli, nhưng khi loa hoạt động ở mức trở kháng thấp đặc biệt là dưới 4ohm, lúc này mức độ cản trở dòng điện của loa sẽ tăng cao, đòi hỏi cung cấp năng lượng nhiều hơn, đối với ampli có chất lượng thấp, biến thế nhỏ sẽ dễ bị hỏng do quá tải và đồng thời làm ảnh hưởng đến loa. Như vậy, việc Dynaudio đảm bảo mức trở kháng thấp nhất là 4ohm sẽ chắc chắn rằng, ampli của bạn không bị nguy hại và luôn được hoạt động ở trạng thái an toàn nhất.
NAD C375BEE “ HI-END CHO NHÀ NGHÈO”
NAD C375BEE được xem là sản phẩm có thiết kế dựa trên chiếc ampli tích hợp cao cấp M3 thuộc dòng sản phẩm đầu bảng Master Series. Những công nghệ mà C375BEE được thừa hưởng trực tiếp từ sản phẩm đàn anh M3 gồm: thiết kế mạch chống nhiễu Bjorn Erik Edvardsen ở tầng công suất và công nghệ BEE Clamp ở mạch nguồn
Bên cạnh đó, ampli này còn sở hữu công nghệ PowerDriver với logo PD trên mặt trước sản phẩm, đây là công nghệ chủ lực trong thiết kế ampli và receiver thế hệ mới của NAD. PowerDrive cho phép các ampli của NAD cung cấp năng lượng dynamic và khả năng tải trở kháng thấp, bộ nguồn PD sẽ dự báo và cung cấp mức hiệu điện thế tối ưu hóa trong hầu hết các điều kiện vận hành. Công nghệ này tương tự như kỹ thuật “kick-down” trong hộp số tự động của xe ôtô, mỗi khi cần vượt nhanh, ta ấn mạnh chân ga, thiết bị điện toán trong xe sẽ so sánh vận tốc thực tế so với mức chân ga và tự động cho lùi 1 số. Công nghệ PowerDrive cũng sẽ ước lượng những lúc cần năng lượng, cung cấp tối đa công suất trong khoảng một khoảng thời gian nhất định, chính vì thế, ampli của NAD luôn có thể tải khỏe những đôi loa trở kháng thấp, những đoạn nhạc đòi hỏi độ động cao mà không làm hẹp âm hình, khô tiếng…
Lướt qua mặt sau tìm hiểu tính năng của chiếc amply, đập ngay vào mắt là dàn cọc loa được bọc nhựa trong một cách chắc chắn, sang trọng speakers A và speakers B. 2 ngõ pre-out có thể biến chiếc amply thì 1 Pre và ngõ Main In có thế biết thành 1 Pow chuyên nghiệp.
Không những thế mặt sau còn chừa sẵn lỗ cho bộ DAC và phono để bạn có thể nâng cấp dễ dàng.
Ngay khi mở nắp máy, bạn sẽ thấy hài lòng với hệ thống nguồn của C 375BEE, ampli này trang bị nguồn xuyến Holmgren dòng lớn bố trí ở trung tâm mạch máy cùng hệ thống tụ đôi, mỗi tụ có điện dụng 22.000 mF. Phần công suất, mỗi kênh C 375BEE sử dụng 4 cặp sò cho công suất đầu ra 150W/kênh (8ohm). Một trong những ưu điểm nổi trội của C375BEE so với các thiết kế ampli cùng tầm tiền khác chính là khả năng trình diễn âm thanh với mức nhiễu thấp. Độ méo của C 375BEE trong dải tần từ 20 đến 20kHz khá ấn tượng ở mức 0,008%.
NAD C 375BEE có tất cả 7 đường vào âm thanh, ngay ở mặt trước của hãng cung cấp một ngõ vào 3,5mm MP dành cho kết nối trực tiếp với các thiết bị điện tử di động như điện thoại, máy MP3… Với thiết kế mạch theo triết lý “Bulding Block”mới, ampli này còn có thể nâng cấp thêm mạch pre Phono PP375 và còn thừa một module trống để dành cho các nâng cấp sau này.
Một trong những ưu điểm không thể không nhắc đến của C 375BEE là khả năng biến hóa nhiều kết nối. Ampli này hỗ trợ đến hai mạch preamp out, ngõ preamp out đầu tiên được thiết kế volume gain kèm theo, cho phép kết nối với các poweramp khác để có thể “đánh bi-amping”, ngõ preamp thứ 2 dùng để kết nối với loa subwoofer. Ngoài ra, bạn có thể nối cầu C 375BEE thành ampli mono và trang bị thệ ampli công suất 275BEE để tạo thành bộ ampli mono có công suất được nâng lên mức 400Wx2.
MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI – KẾT HỢP HOÀN HẢO
Nếu như Dyn DM 3/7 được ví như một cô nàng đỏng đảnh công xuất cao, độ nhạy thấp, tính trung thực và độ chính xác tuyệt vời thì NAD c375bee có thể được xem như chàng hiệp sĩ tài hoa tràn đầy sinh lực. Liệu chàng hiệp sĩ có đủ tài đức để dẫn dắt trái tim nàng theo những nhịp điệu của vũ hội hay không, với tôi vẫn là 1 ẩn số.
Hồi hộp thử track đầu tiên “ Roaring Of the Tiger and Dragon” trong Album Viet Nam Hi-end Show 2011. Mặc dù đã lường trước cường độ âm thanh của bài trống lân này và chỉ mở âm lượng amply ở mức 9h nhưng khi hồi trống đầu tiên vừa nổi lên cũng có thể làm nhiều người giật bắn mình,….. tùng tùng, cắc cắc….. từ nhịp, từng phách, lúc êm dịu, lúc mạnh mẽ như thấm sâu vào lồng ngực cho đến khi cả dàn đồng thanh cùng nổi lên, không gian như vở òa, gai ốc nổi hẳn lên từng đám, quanh mình như đang sống trong thế giới huyền ảo của rồng bay phượng múa lân nhào.
Với track The Tennesse Waltz của Allan Taylor trong album tổng hợp Art of Recording của hãng thu âm nổi tiếng Stock-fisch Records, hệ thống đã dựng được một phong cách trình diễn khá bất ngờ, nó thể hiện những tiếng guitar một cách hết sức thong thả, hòa với giọng ca mộc đặc trưng của Allan Taylor tạo cho người nghe cảm giác rất dễ chịu. Với những công nghệ tiên tiến của NAD C 375BEE cùng khả năng tái tạo âm thanh có độ chi tiết cao của Dyn DM3/7 đã cho thấy trọn vẹn kỹ năng trình diễn tuyệt vời của Babara Bukle qua track Easy To Love trong album Tribute To Cole Porter. Cách mà Babara nhấn nhá, nhả chữ độc đáo, cũng như độ ngân của ca từ được thể hiện rõ nét, độ méo được xem là rất thấp so với nhiều bộ dàn có tầm giá tương tự.
“Tình ca Ngô Thụy Miên 5” Khánh Hà-Tuấn Ngọc, 2 ca sĩ thuộc hàng gạo cội trong làng âm nhạc Việt được thể hiện qua bộ dàn một cách đầy ấn tượng. Một ấm trà, 3 người bạn, quên hẳn việc bình luận test đánh giá, chúng tôi sống lại cái cảm giá chết chân trong phòng trà ngày ấy. Độ dày của tiếng mix, trung âm tiến hẳn phía trước tạo cảm giác như ca sĩ bước đến hàng ghế VIP đầu tiên mà bạn đang ngồi, từng lớp nhạc cụ như hòa vào cái không gian thơ mộng sâu lắng đến lạ kỳ.
HAPPY END – KẾT THÚC CÓ HẬU
Với 1 mức đầu tư < 2500$ cho cả bộ dàn, đầu tiên tôi đi tìm chất âm mong muốn, cuối cùng nhận được cả 1 sân khấu tại gia. Những gì mà bộ phối ghép DYN và NAD thể hiện gây ấn tượng khá tốt đối với tôi. Một trong những hệ thống tầm giá tầm trung, nhưng có khả năng xử lý âm thanh tinh tế, tạo được độ ấm, tĩnh mà không làm mất tính chi tiết, tái tạo âm thanh sân khấu, đặc biệt công nghệ PowerDrive của NAD đã giúp bộ dàn hoàn thành tốt cả những bản nhạc đòi hỏi độ động cao.
Vượt hơn tất cả cái mà tôi nhận được không chỉ là chất âm mà nó còn làm thay đổi cả trình độ thưởng thức âm nhạc cá nhân, những thể loại hàn lâm khó gặm như thính phòng bây giờ cũng có sức quyến rũ riêng biệt. Bạn thử đi Đẳng Cấp hơn đấy.
PS : Bài viết có sử dụng 1 số tư liệu từ internet – Không nhằm mục đích PR cho sản phẩm . Mong những fan Dyn – NAD vào cùng chia sẻ cảm xúc
Chỉnh sửa lần cuối: