Từ đầu năm đến nay, tài sản của Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon đã giảm hơn 80 tỷ USD.
Năm 2022 đã sắp trôi qua với không ít biến động, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Năm qua, do nhiều yếu tố khác nhau, các gã khổng lồ của ngành này đều ít nhiều không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Một trong những cái tên không thể không nhắc tới là ông lớn thương mại điện tử Amazon. Công ty do Jeff Bezos sáng lập đã có quý lỗ đầu tiên kể từ năm 2015 vào quý I năm nay do thách thức về lạm phát, lao động, chuỗi cung ứng cũng như nhu cầu mua sắm sụt giảm.
Theo báo cáo tài chính quý I/2022 của Amazon, tập đoàn ghi nhận mức lỗ 3,8 tỷ USD. Con số này đã gây bất ngờ vì cùng thời kỳ đó năm ngoái, hãng vẫn còn ghi nhận mức lợi nhuận 8,1 tỷ USD.
Đồng thời, doanh thu của Amazon cũng chỉ tăng khoảng 7% - tốc độ chậm nhất trong khoảng 2 thập kỷ qua. Nguyên nhân lớn nhất đến từ việc người tiêu dùng đã trở lại mua sắm tại các cửa hàng vật lý như bình thường khi đại dịch hạ nhiệt.
Theo thống kê, lượng sản phẩm bán ra của Amazon về cơ bản không thay đổi so với 1 năm trước. Ngoài ra, tăng trưởng doanh thu cũng chậm lại đối với mảng dịch vụ, bao gồm Amazon Prime và quảng cáo kỹ thuật số. So với mức 76% của quý I/2021 và 33% của quý IV/2021, mức tăng doanh thu quảng cáo quý I/2022 của Amazon đã giảm đáng kể, xuống còn 25%.
Điểm sáng hiếm hoi trong giai đoạn này là mảng kinh doanh đám mây của Amazon. Cụ thể, doanh số Amazon Web Services (AWS) đã tăng 37%, lên 18,4 tỷ USD. Đây từ lâu đã là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Mặc dù vậy, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ Google và Microsoft cũng đang tạo sức ép lên AWS.
Theo CFO Brian Olsavsky, chi phí hoạt động quý I/2022 của Amazon đã tăng 6 tỷ USD. Để bù đắp, công ty đã tăng giá dịch vụ Prime tại Mỹ đồng thời đưa ra "phụ phí nhiên liệu và lạm phát".
Cuối tháng 4, cổ phiếu Amazon có thời điểm ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2006. Phiên bán tháo đã khiến vốn hóa của hãng mất 206 tỷ USD - chỉ đứng sau kỷ lục 251,3 tỷ USD của Meta (công ty mẹ của Facebook) hồi tháng 2/2022.
Đến tháng 5, Bloomberg đưa tin Amazon đang tìm cách cho thuê lại không gian nhà kho dư thừa sau khi xây dựng quá mức để đáp ứng nhu cầu tăng vọt trong đại dịch. Đến mùa thu, công ty đã bắt đầu loại bỏ các dự án thử nghiệm.
Trong quý II/2022, tình hình dường như đã khởi sắc hơn khi hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới đạt doanh thu ròng 121 tỷ USD. Con số này cao hơn so với mức dự đoán trước đó là 119 tỷ USD của giới phân tích. Bất chấp nhiều khó khăn nhưng Amazon vẫn đạt kết quả kinh doanh tốt.
Mặc dù vậy, sự khả quan có vẻ không kéo dài lâu. Tháng 10 vừa qua, đội ngũ lãnh đạo của Amazon đã kêu gọi nhân viên "tăng gấp đôi mức độ tiết kiệm" trong một cuộc họp toàn thể nội bộ.
Cụ thể, các slide được trình chiếu trong cuộc họp hướng dẫn nhân viên Amazon "hoàn thành nhiều việc hơn với ít chi phí hơn". Điều đó đồng nghĩa với việc điều chỉnh chính sách tuyển dụng, giảm chi phí và mức độ tồn kho.
"Những hạn chế tạo ra sự thích nghi và đổi mới. Công ty hiện tại không có chính sách tăng số lượng nhân viên, quy mô ngân sách hay chi phí cố định", trích nội dung một trang slide.
Trong cuộc họp, CFO Olsavsky cho biết công ty đã tăng gần gấp đôi công suất hoạt động từ năm 2020 đến năm 2021 và hiện phải tiết kiệm hơn để quản lý chi phí. Những chính sách trên cho thấy sự thay đổi đang diễn ra tại Amazon khi ông lớn bán lẻ này "thắt lưng buộc bụng" để thích nghi với tình trạng tốc độ tăng trưởng chậm lại và tình hình kinh tế xấu đi.
Từ trước đến nay, Amazon được biết đến là "chi li" hơn so với các gã khổng lồ công nghệ khác. Chính vì vậy, suy thoái kinh tế trong thời gian vừa qua đã tạo thêm áp lực để họ phải tìm mọi cách để cắt giảm chi phí hoạt động.
Cũng tại cuộc họp, CEO Andy Jassy đã truyền tải một thông điệp tương tự khi được hỏi về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của nó đối với các khoản đầu tư trong tương lai của Amazon. Ông cho biết Amazon sẽ suy nghĩ kỹ hơn về các khoản chi tiêu, mặc dù họ vẫn tiếp tục đầu tư vào những "ván cược" dài hạn.
Trong vài tháng qua, Amazon đã đóng cửa một loạt các dự án nổi tiếng, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa Amazon Care và ngừng thử nghiệm robot tự lái Scout. Ngoài ra, họ còn giảm đáng kể quy mô đội ngũ robot và phòng thí nghiệm ảnh chụp mặt trăng Grand Challenge. Cùng với đó là giảm bớt kế hoạch mở rộng kho hàng và đối tác giao hàng.
Một số nhân viên lo ngại rằng Amazon đang ở "Day 2" chứ không còn ở "Day 1" như trước nữa. "Day 1" là tôn chỉ mà nhà sáng lập Jeff Bezos đặt ra từng những ngày đầu và luôn theo đuổi để Amazon luôn trong trạng thái khởi đầu và đổi mới. Trong khi đó, theo nhân viên công ty, văn hóa đó dường như đang chậm lại.
Đến đầu tháng 11, Amazon lại gây bất ngờ khi trở thành công ty đại chúng đầu tiên mất 1.000 tỷ USD giá trị thị trường. Nguyên nhân đến từ việc lạm phát gia tăng, thắt chặt chính sách tiền tệ và kết quả kinh doanh gây thất vọng đã gây ra đợt bán tháo cổ phiếu nhiều nhất trong lịch sử công ty.
Bloomberg cho biết cổ phiếu của Amazon đã giảm 4,5% trong phiên giao dịch ngày 9/11, đẩy giá trị thị trường của hãng xuống còn 879 tỷ USD. Trước đó, mức vốn hóa kỷ lục mà Amazon đạt được là 1,88 nghìn tỷ USD vào tháng 7/2021. Đây là lần đầu tiên kể từ hơn 2 năm trước gã khổng lồ thương mại điện tử này có mức vốn hóa dưới 1.000 tỷ USD.
Năm qua, Amazon đã tìm mọi cách để thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn so với trước. Việc doanh số chậm lại, chi phí tăng cao và lãi suất không ngừng tăng đã khiến cổ phiếu Amazon giảm gần 50% trong thời kỳ này.
Điều đó đã ảnh hưởng đến tài sản của nhà sáng lập Jeff Bezos. Từ đầu năm đến nay, tài sản của tỷ phú 58 tuổi đã giảm hơn 80 tỷ USD. Thời điểm hiện tại, ông là người giàu thứ 5 thế giới với 110 tỷ USD.
Trên thực tế, Amazon không phải ông lớn công nghệ duy nhất chịu ảnh hưởng của lạm phát và kinh tế bất ổn. Top 5 công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ tính theo doanh thu đã mất tổng cộng gần 4.000 tỷ USD vốn hóa từ đầu năm đến tháng 11.
"Ở mọi nơi, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu, lạm phát phi mã cùng với việc chi phí tăng càng khiến các công ty gặp khó khăn. Chúng tôi đang chuẩn bị cho kịch bản và giai đoạn tăng trưởng chậm lại, giống phần lớn các công ty khác", CFO Olsavsky cho biết.
Đến giữa tháng 11, điều có lẽ không nhân viên Amazon nào mong muốn cũng đã đến. Công ty cho biết đã bắt đầu sa thải nhân viên từ ngày 15/11. Trước đó, nhiều tờ báo đưa tin Amazon đang chuẩn bị sa thải 10.000 lao động ngay trước mùa lễ Giáng sinh và năm mới để cắt giảm chi phí.
Thế nhưng nhiều nhân viên của Amazon cho biết họ biết đến kế hoạch sa thải hàng loạt của công ty thông qua tin tức từ báo chí ngày 14/11 chứ không phải từ nội bộ. Việc này đã khiến họ rất bức xúc vì thiếu minh bạch về thông tin.
"Tại sao tôi lại biết về việc sa thải thông qua một người bạn chứ không phải tin tức nội bộ? Sa thải là một chuyện nhưng sự thiếu tôn trọng với người lao động không phải là cách hành xử của 'Nhà tuyển dụng tốt nhất thế giới'", một nhân viên bày tỏ quan điểm trong nhóm chat nội bộ có hàng nghìn thành viên.
Theo New York Times, đợt sa thải này dự kiến sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến những nhân viên thuộc nhóm phát triển công nghệ của trợ lý ảo Alexa và các bộ phận bán lẻ khác.
Mới đây nhất, rắc rối lại gõ cửa Amazon khi giữa tháng 12, Amazon phải đối mặt với vụ kiện trị giá 280 triệu USD từ một nhà sản xuất của Việt Nam. Công ty này cáo buộc Amazon đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng sau khi tăng trưởng chi tiêu trực tuyến hạ nhiệt trong năm nay, khiến nhà sản xuất này gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.
Gilimex Inc. cho biết họ là đối tác chính của Amazon từ năm 2014 đến năm 2022 và đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất để xây dựng kho chứa bằng thép và vải dùng để chứa hàng hóa trong kho của Amazon. Những kho chứa này được vận chuyển bởi robot, giúp tăng tốc độ hoàn thành các đơn đặt hàng trực tuyến để công nhân không phải đi bộ quanh nhà kho rộng lớn.
Vụ kiện này cho thấy mối quan hệ giữa Amazon và các nhà cung cấp trong việc thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của gã khổng lồ thương mại điện tử trong thời kỳ đại dịch cũng như cách những đơn vị này chấp nhận rủi ro lớn khi nhu cầu từ phía Amazon giảm xuống.
Công ty có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết họ đã tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên tại nhiều nhà máy để sản xuất hơn 1 triệu đơn vị lưu trữ hàng năm. Việc sản xuất cho Amazon đã tăng gấp 20 lần trong suốt 8 năm qua. Theo đơn khiếu nại dài 32 trang, mối quan hệ đối tác của hai bên được xây dựng dựa trên "sự tin tưởng", trong đó Gilimex dựa vào tính chính xác của các dự báo của Amazon để đầu tư thỏa đáng nhằm đáp ứng nhu cầu.
Gilimex cho biết họ đã có một thỏa thuận lâu dài với Amazon về tính minh bạch về nhu cầu dự kiến để có thể mua nguyên liệu, điều chỉnh công suất nhà máy và sắp xếp nhân viên nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của Amazon, vốn đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch khi nhiều người mắc kẹt tại nhà và chủ yếu mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua, Amazon đã "ngay lập tức thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến" trong thời gian còn lại của năm 2022 và 2023 xuống chỉ còn một phần nhỏ so với các dự báo trước đó, theo đơn kiện được Gilimex đệ trình ngày 12/12 tại tòa án bang New York.
Theo hồ sơ vụ kiện, Amazon là khách hàng lớn nhất của Gilimex, với các đơn đặt hàng trị giá 146,6 triệu USD vào năm 2021. Gilimex đã từ chối các khách hàng lớn khác bao gồm IKEA và Columbia Sportswear để đáp ứng nhu cầu của Amazon.
Để đáp ứng nhu cầu của Amazon trong thời kỳ đại dịch, Gilimex phải di dời các cơ sở sản xuất và đóng gói để tiếp tục sản xuất.
"Vì vậy, trong khi Amazon đạt được mức tăng doanh thu chưa từng có trong thời kỳ đại dịch phần lớn là do sự bùng nổ về lượng đặt hàng trực tuyến của người tiêu dùng thì ban lãnh đạo và người lao động của Gilimex đã mạo hiểm hàng ngày để lập kỷ lục đó theo đúng nghĩa đen", đơn khiếu nại viết.
Hiện phía Amazon chưa đưa ra phản hồi liên quan đến sự việc trên.
Tạm kết, với những khó khăn đã trải qua trong suốt năm 2022, có lẽ chặng đường phía trước của Amazon sẽ không hề dễ dàng bởi những vấn đề ảnh hưởng lớn nhất đến họ như kinh tế bất ổn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc trong một sớm một chiều.
Năm 2022 đã sắp trôi qua với không ít biến động, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Năm qua, do nhiều yếu tố khác nhau, các gã khổng lồ của ngành này đều ít nhiều không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Một trong những cái tên không thể không nhắc tới là ông lớn thương mại điện tử Amazon. Công ty do Jeff Bezos sáng lập đã có quý lỗ đầu tiên kể từ năm 2015 vào quý I năm nay do thách thức về lạm phát, lao động, chuỗi cung ứng cũng như nhu cầu mua sắm sụt giảm.
Theo báo cáo tài chính quý I/2022 của Amazon, tập đoàn ghi nhận mức lỗ 3,8 tỷ USD. Con số này đã gây bất ngờ vì cùng thời kỳ đó năm ngoái, hãng vẫn còn ghi nhận mức lợi nhuận 8,1 tỷ USD.
Đồng thời, doanh thu của Amazon cũng chỉ tăng khoảng 7% - tốc độ chậm nhất trong khoảng 2 thập kỷ qua. Nguyên nhân lớn nhất đến từ việc người tiêu dùng đã trở lại mua sắm tại các cửa hàng vật lý như bình thường khi đại dịch hạ nhiệt.
Theo thống kê, lượng sản phẩm bán ra của Amazon về cơ bản không thay đổi so với 1 năm trước. Ngoài ra, tăng trưởng doanh thu cũng chậm lại đối với mảng dịch vụ, bao gồm Amazon Prime và quảng cáo kỹ thuật số. So với mức 76% của quý I/2021 và 33% của quý IV/2021, mức tăng doanh thu quảng cáo quý I/2022 của Amazon đã giảm đáng kể, xuống còn 25%.
Điểm sáng hiếm hoi trong giai đoạn này là mảng kinh doanh đám mây của Amazon. Cụ thể, doanh số Amazon Web Services (AWS) đã tăng 37%, lên 18,4 tỷ USD. Đây từ lâu đã là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Mặc dù vậy, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ Google và Microsoft cũng đang tạo sức ép lên AWS.
Theo CFO Brian Olsavsky, chi phí hoạt động quý I/2022 của Amazon đã tăng 6 tỷ USD. Để bù đắp, công ty đã tăng giá dịch vụ Prime tại Mỹ đồng thời đưa ra "phụ phí nhiên liệu và lạm phát".
Cuối tháng 4, cổ phiếu Amazon có thời điểm ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2006. Phiên bán tháo đã khiến vốn hóa của hãng mất 206 tỷ USD - chỉ đứng sau kỷ lục 251,3 tỷ USD của Meta (công ty mẹ của Facebook) hồi tháng 2/2022.
Đến tháng 5, Bloomberg đưa tin Amazon đang tìm cách cho thuê lại không gian nhà kho dư thừa sau khi xây dựng quá mức để đáp ứng nhu cầu tăng vọt trong đại dịch. Đến mùa thu, công ty đã bắt đầu loại bỏ các dự án thử nghiệm.
Trong quý II/2022, tình hình dường như đã khởi sắc hơn khi hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới đạt doanh thu ròng 121 tỷ USD. Con số này cao hơn so với mức dự đoán trước đó là 119 tỷ USD của giới phân tích. Bất chấp nhiều khó khăn nhưng Amazon vẫn đạt kết quả kinh doanh tốt.
Mặc dù vậy, sự khả quan có vẻ không kéo dài lâu. Tháng 10 vừa qua, đội ngũ lãnh đạo của Amazon đã kêu gọi nhân viên "tăng gấp đôi mức độ tiết kiệm" trong một cuộc họp toàn thể nội bộ.
Cụ thể, các slide được trình chiếu trong cuộc họp hướng dẫn nhân viên Amazon "hoàn thành nhiều việc hơn với ít chi phí hơn". Điều đó đồng nghĩa với việc điều chỉnh chính sách tuyển dụng, giảm chi phí và mức độ tồn kho.
"Những hạn chế tạo ra sự thích nghi và đổi mới. Công ty hiện tại không có chính sách tăng số lượng nhân viên, quy mô ngân sách hay chi phí cố định", trích nội dung một trang slide.
Trong cuộc họp, CFO Olsavsky cho biết công ty đã tăng gần gấp đôi công suất hoạt động từ năm 2020 đến năm 2021 và hiện phải tiết kiệm hơn để quản lý chi phí. Những chính sách trên cho thấy sự thay đổi đang diễn ra tại Amazon khi ông lớn bán lẻ này "thắt lưng buộc bụng" để thích nghi với tình trạng tốc độ tăng trưởng chậm lại và tình hình kinh tế xấu đi.
Từ trước đến nay, Amazon được biết đến là "chi li" hơn so với các gã khổng lồ công nghệ khác. Chính vì vậy, suy thoái kinh tế trong thời gian vừa qua đã tạo thêm áp lực để họ phải tìm mọi cách để cắt giảm chi phí hoạt động.
Cũng tại cuộc họp, CEO Andy Jassy đã truyền tải một thông điệp tương tự khi được hỏi về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của nó đối với các khoản đầu tư trong tương lai của Amazon. Ông cho biết Amazon sẽ suy nghĩ kỹ hơn về các khoản chi tiêu, mặc dù họ vẫn tiếp tục đầu tư vào những "ván cược" dài hạn.
Trong vài tháng qua, Amazon đã đóng cửa một loạt các dự án nổi tiếng, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa Amazon Care và ngừng thử nghiệm robot tự lái Scout. Ngoài ra, họ còn giảm đáng kể quy mô đội ngũ robot và phòng thí nghiệm ảnh chụp mặt trăng Grand Challenge. Cùng với đó là giảm bớt kế hoạch mở rộng kho hàng và đối tác giao hàng.
Một số nhân viên lo ngại rằng Amazon đang ở "Day 2" chứ không còn ở "Day 1" như trước nữa. "Day 1" là tôn chỉ mà nhà sáng lập Jeff Bezos đặt ra từng những ngày đầu và luôn theo đuổi để Amazon luôn trong trạng thái khởi đầu và đổi mới. Trong khi đó, theo nhân viên công ty, văn hóa đó dường như đang chậm lại.
Đến đầu tháng 11, Amazon lại gây bất ngờ khi trở thành công ty đại chúng đầu tiên mất 1.000 tỷ USD giá trị thị trường. Nguyên nhân đến từ việc lạm phát gia tăng, thắt chặt chính sách tiền tệ và kết quả kinh doanh gây thất vọng đã gây ra đợt bán tháo cổ phiếu nhiều nhất trong lịch sử công ty.
Bloomberg cho biết cổ phiếu của Amazon đã giảm 4,5% trong phiên giao dịch ngày 9/11, đẩy giá trị thị trường của hãng xuống còn 879 tỷ USD. Trước đó, mức vốn hóa kỷ lục mà Amazon đạt được là 1,88 nghìn tỷ USD vào tháng 7/2021. Đây là lần đầu tiên kể từ hơn 2 năm trước gã khổng lồ thương mại điện tử này có mức vốn hóa dưới 1.000 tỷ USD.
Năm qua, Amazon đã tìm mọi cách để thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn so với trước. Việc doanh số chậm lại, chi phí tăng cao và lãi suất không ngừng tăng đã khiến cổ phiếu Amazon giảm gần 50% trong thời kỳ này.
Điều đó đã ảnh hưởng đến tài sản của nhà sáng lập Jeff Bezos. Từ đầu năm đến nay, tài sản của tỷ phú 58 tuổi đã giảm hơn 80 tỷ USD. Thời điểm hiện tại, ông là người giàu thứ 5 thế giới với 110 tỷ USD.
Trên thực tế, Amazon không phải ông lớn công nghệ duy nhất chịu ảnh hưởng của lạm phát và kinh tế bất ổn. Top 5 công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ tính theo doanh thu đã mất tổng cộng gần 4.000 tỷ USD vốn hóa từ đầu năm đến tháng 11.
"Ở mọi nơi, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu, lạm phát phi mã cùng với việc chi phí tăng càng khiến các công ty gặp khó khăn. Chúng tôi đang chuẩn bị cho kịch bản và giai đoạn tăng trưởng chậm lại, giống phần lớn các công ty khác", CFO Olsavsky cho biết.
Đến giữa tháng 11, điều có lẽ không nhân viên Amazon nào mong muốn cũng đã đến. Công ty cho biết đã bắt đầu sa thải nhân viên từ ngày 15/11. Trước đó, nhiều tờ báo đưa tin Amazon đang chuẩn bị sa thải 10.000 lao động ngay trước mùa lễ Giáng sinh và năm mới để cắt giảm chi phí.
Thế nhưng nhiều nhân viên của Amazon cho biết họ biết đến kế hoạch sa thải hàng loạt của công ty thông qua tin tức từ báo chí ngày 14/11 chứ không phải từ nội bộ. Việc này đã khiến họ rất bức xúc vì thiếu minh bạch về thông tin.
"Tại sao tôi lại biết về việc sa thải thông qua một người bạn chứ không phải tin tức nội bộ? Sa thải là một chuyện nhưng sự thiếu tôn trọng với người lao động không phải là cách hành xử của 'Nhà tuyển dụng tốt nhất thế giới'", một nhân viên bày tỏ quan điểm trong nhóm chat nội bộ có hàng nghìn thành viên.
Theo New York Times, đợt sa thải này dự kiến sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến những nhân viên thuộc nhóm phát triển công nghệ của trợ lý ảo Alexa và các bộ phận bán lẻ khác.
Mới đây nhất, rắc rối lại gõ cửa Amazon khi giữa tháng 12, Amazon phải đối mặt với vụ kiện trị giá 280 triệu USD từ một nhà sản xuất của Việt Nam. Công ty này cáo buộc Amazon đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng sau khi tăng trưởng chi tiêu trực tuyến hạ nhiệt trong năm nay, khiến nhà sản xuất này gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.
Gilimex Inc. cho biết họ là đối tác chính của Amazon từ năm 2014 đến năm 2022 và đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất để xây dựng kho chứa bằng thép và vải dùng để chứa hàng hóa trong kho của Amazon. Những kho chứa này được vận chuyển bởi robot, giúp tăng tốc độ hoàn thành các đơn đặt hàng trực tuyến để công nhân không phải đi bộ quanh nhà kho rộng lớn.
Vụ kiện này cho thấy mối quan hệ giữa Amazon và các nhà cung cấp trong việc thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của gã khổng lồ thương mại điện tử trong thời kỳ đại dịch cũng như cách những đơn vị này chấp nhận rủi ro lớn khi nhu cầu từ phía Amazon giảm xuống.
Công ty có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết họ đã tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên tại nhiều nhà máy để sản xuất hơn 1 triệu đơn vị lưu trữ hàng năm. Việc sản xuất cho Amazon đã tăng gấp 20 lần trong suốt 8 năm qua. Theo đơn khiếu nại dài 32 trang, mối quan hệ đối tác của hai bên được xây dựng dựa trên "sự tin tưởng", trong đó Gilimex dựa vào tính chính xác của các dự báo của Amazon để đầu tư thỏa đáng nhằm đáp ứng nhu cầu.
Gilimex cho biết họ đã có một thỏa thuận lâu dài với Amazon về tính minh bạch về nhu cầu dự kiến để có thể mua nguyên liệu, điều chỉnh công suất nhà máy và sắp xếp nhân viên nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của Amazon, vốn đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch khi nhiều người mắc kẹt tại nhà và chủ yếu mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua, Amazon đã "ngay lập tức thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến" trong thời gian còn lại của năm 2022 và 2023 xuống chỉ còn một phần nhỏ so với các dự báo trước đó, theo đơn kiện được Gilimex đệ trình ngày 12/12 tại tòa án bang New York.
Theo hồ sơ vụ kiện, Amazon là khách hàng lớn nhất của Gilimex, với các đơn đặt hàng trị giá 146,6 triệu USD vào năm 2021. Gilimex đã từ chối các khách hàng lớn khác bao gồm IKEA và Columbia Sportswear để đáp ứng nhu cầu của Amazon.
Để đáp ứng nhu cầu của Amazon trong thời kỳ đại dịch, Gilimex phải di dời các cơ sở sản xuất và đóng gói để tiếp tục sản xuất.
"Vì vậy, trong khi Amazon đạt được mức tăng doanh thu chưa từng có trong thời kỳ đại dịch phần lớn là do sự bùng nổ về lượng đặt hàng trực tuyến của người tiêu dùng thì ban lãnh đạo và người lao động của Gilimex đã mạo hiểm hàng ngày để lập kỷ lục đó theo đúng nghĩa đen", đơn khiếu nại viết.
Hiện phía Amazon chưa đưa ra phản hồi liên quan đến sự việc trên.
Tạm kết, với những khó khăn đã trải qua trong suốt năm 2022, có lẽ chặng đường phía trước của Amazon sẽ không hề dễ dàng bởi những vấn đề ảnh hưởng lớn nhất đến họ như kinh tế bất ổn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc trong một sớm một chiều.
Theo Genk