Thủ đô Oslo của Na Uy sẽ là đô thị đầu tiên trên thế giới cho lắp đặt các hệ thống sạc không dây dành cho taxi điện với hi vọng phát triển hơn nữa loại xe taxi không gây ô nhiễm môi trường.
Một tài xế lái taxi điện ở Na Uy - Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, dự án này sử dụng công nghệ cảm ứng, với các tấm sạc được lắp đặt trên đường tại các điểm dừng taxi, trong khi các cảm biến thu được lắp đặt trong xe. Công ty cung ứng là Fortum của Phần Lan.
Việc áp dụng công nghệ cảm ứng sẽ giúp tăng tính hiệu quả và sạc được cho xe taxi điện trong khi những xe này chạy từ từ xếp hàng tại các điểm đón dừng.
"Thời gian tương đương với tiền bạc khi các tài xế làm việc," Ole Gudbrann Hempel - người đứng đầu hệ thống sạc công cộng của Fortum ở Na Uy, cho biết.
Theo lộ trình của chính phủ Na Uy thì từ năm 2023, tất cả xe taxi chạy ở Oslo sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn không xả thải để đến năm 2025, tất cả xe mới sản xuất phải không phát thải. Một số quốc gia khác như Anh và Pháp cũng có mục tiêu tương tự vào năm 2040.
Fortum - hiện đang hợp tác cùng công ty Momentum Dynamics của Mỹ và Oslo về dự án này, cho biết rào cản lớn nhất đối với hệ thống xe taxi chạy bằng điện chính là cơ sở hạ tầng vì tốn rất nhiều thời gian để tìm điểm sạc, rồi cắm sạc và đợi cho đến khi sạc đầy.
Được biết hiện Na Uy là quốc gia có tỉ lệ sở hữu xe điện cao nhất thế giới, một phần là nhờ vào các ưu đãi dài hạn như miễn phí hoặc giảm phí đường bộ, phí đậu xe và phí sử dụng các điểm sạc. Năm ngoái, cứ ba chiếc xe mới được bán ra thì có một là chạy bằng điện.
Với chỉ 5 triệu dân, Na Uy đã mua 46.143 xe hơi chạy điện mới trong năm 2018, biến quốc gia này thành thị trường lớn nhất ở châu Âu, hơn cả Đức với 36.216 chiếc và Pháp 31.095 chiếc, theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi châu Âu.
Một tài xế lái taxi điện ở Na Uy - Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, dự án này sử dụng công nghệ cảm ứng, với các tấm sạc được lắp đặt trên đường tại các điểm dừng taxi, trong khi các cảm biến thu được lắp đặt trong xe. Công ty cung ứng là Fortum của Phần Lan.
Việc áp dụng công nghệ cảm ứng sẽ giúp tăng tính hiệu quả và sạc được cho xe taxi điện trong khi những xe này chạy từ từ xếp hàng tại các điểm đón dừng.
"Thời gian tương đương với tiền bạc khi các tài xế làm việc," Ole Gudbrann Hempel - người đứng đầu hệ thống sạc công cộng của Fortum ở Na Uy, cho biết.
Theo lộ trình của chính phủ Na Uy thì từ năm 2023, tất cả xe taxi chạy ở Oslo sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn không xả thải để đến năm 2025, tất cả xe mới sản xuất phải không phát thải. Một số quốc gia khác như Anh và Pháp cũng có mục tiêu tương tự vào năm 2040.
Fortum - hiện đang hợp tác cùng công ty Momentum Dynamics của Mỹ và Oslo về dự án này, cho biết rào cản lớn nhất đối với hệ thống xe taxi chạy bằng điện chính là cơ sở hạ tầng vì tốn rất nhiều thời gian để tìm điểm sạc, rồi cắm sạc và đợi cho đến khi sạc đầy.
Được biết hiện Na Uy là quốc gia có tỉ lệ sở hữu xe điện cao nhất thế giới, một phần là nhờ vào các ưu đãi dài hạn như miễn phí hoặc giảm phí đường bộ, phí đậu xe và phí sử dụng các điểm sạc. Năm ngoái, cứ ba chiếc xe mới được bán ra thì có một là chạy bằng điện.
Với chỉ 5 triệu dân, Na Uy đã mua 46.143 xe hơi chạy điện mới trong năm 2018, biến quốc gia này thành thị trường lớn nhất ở châu Âu, hơn cả Đức với 36.216 chiếc và Pháp 31.095 chiếc, theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi châu Âu.
Theo TTO