Theo một số nguồn tin, nhà chức trách Mỹ đang xem xét việc cấm đầu tư vào Ali và Tencent sau lệnh cấm giao dịch với 8 ứng dụng của Trung Quốc.
Các quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính đang thảo luận về việc có nên cấm đầu tư vào Alibaba và Tencent hay không. Nội dung cụ thể hiện vẫn được coi là tin mật và các kế hoạch liên quan đang được xem xét, không loại trừ khả năng có thể sẽ không được thông qua. Ngoài ra, các nhà chức trách Mỹ cũng tập trung một phần thảo luận vào tác động đến thị trường vốn.
Bloomberg chỉ ra rằng, là những công ty giá trị nhất của Trung Quốc, cổ phiếu của Alibaba và Tencent được các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ rộng rãi. Trong vài tháng cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Trump, các nhà chức trách nước này tiếp tục tăng cường nỗ lực rút vốn của Mỹ khỏi các công ty Trung Quốc.
Việc đưa ra các biện pháp một cách vội vàng đôi khi gây ra hỗn loạn thị trường và dẫn đến sự biến động về giá. Ví dụ, thị trường chứng khoán New York đã thay đổi hai lần trong tuần này do ảnh hưởng từ quyết định về việc có xóa ba công ty viễn thông lớn ở Trung Quốc hay không.
Trước đó, ông Trump đã ban hành một lệnh hành pháp vào tháng 11 với lý do “an ninh quốc gia”, yêu cầu các nhà đầu tư rút khỏi “các công ty Trung Quốc liên kết với quân đội Trung Quốc”. Vào ngày 5/1, Trump ký lệnh cấm giao dịch với 8 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm Alipay và ví điện tử của Tencent với lý do “bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của công dân Mỹ”. Tuy nhiên, chính sách này có được thực hiện sau khi có hiệu lực hay không sẽ do Biden quyết định.
Để đáp lại lệnh hành pháp của Trump cấm các giao dịch liên quan đến 8 ứng dụng phần mềm của Trung Quốc bao gồm Alipay và WeChat Pay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhận định đây là sự khái quát hóa quan niệm của Mỹ về an ninh quốc gia và sự lạm quyền. Hoa Xuân Oánh cho rằng sự phát triển của khoa học, công nghệ nên là một động lực tốt và phục vụ cho sự tiến bộ, hạnh phúc của toàn nhân loại, không nên trở thành công cụ để thao túng chính trị.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ thực sự tôn trọng những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh bình đẳng, tuân thủ các quy tắc kinh tế, thương mại quốc tế. Cung cấp một môi trường kinh doanh cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử cho các công ty từ nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả các công ty Trung Quốc, đầu tư và hoạt động tại Mỹ”, bà Hoa Xuân Oánh nói.
Các quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính đang thảo luận về việc có nên cấm đầu tư vào Alibaba và Tencent hay không. Nội dung cụ thể hiện vẫn được coi là tin mật và các kế hoạch liên quan đang được xem xét, không loại trừ khả năng có thể sẽ không được thông qua. Ngoài ra, các nhà chức trách Mỹ cũng tập trung một phần thảo luận vào tác động đến thị trường vốn.
Bloomberg chỉ ra rằng, là những công ty giá trị nhất của Trung Quốc, cổ phiếu của Alibaba và Tencent được các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ rộng rãi. Trong vài tháng cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Trump, các nhà chức trách nước này tiếp tục tăng cường nỗ lực rút vốn của Mỹ khỏi các công ty Trung Quốc.
Việc đưa ra các biện pháp một cách vội vàng đôi khi gây ra hỗn loạn thị trường và dẫn đến sự biến động về giá. Ví dụ, thị trường chứng khoán New York đã thay đổi hai lần trong tuần này do ảnh hưởng từ quyết định về việc có xóa ba công ty viễn thông lớn ở Trung Quốc hay không.
Trước đó, ông Trump đã ban hành một lệnh hành pháp vào tháng 11 với lý do “an ninh quốc gia”, yêu cầu các nhà đầu tư rút khỏi “các công ty Trung Quốc liên kết với quân đội Trung Quốc”. Vào ngày 5/1, Trump ký lệnh cấm giao dịch với 8 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm Alipay và ví điện tử của Tencent với lý do “bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của công dân Mỹ”. Tuy nhiên, chính sách này có được thực hiện sau khi có hiệu lực hay không sẽ do Biden quyết định.
Để đáp lại lệnh hành pháp của Trump cấm các giao dịch liên quan đến 8 ứng dụng phần mềm của Trung Quốc bao gồm Alipay và WeChat Pay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhận định đây là sự khái quát hóa quan niệm của Mỹ về an ninh quốc gia và sự lạm quyền. Hoa Xuân Oánh cho rằng sự phát triển của khoa học, công nghệ nên là một động lực tốt và phục vụ cho sự tiến bộ, hạnh phúc của toàn nhân loại, không nên trở thành công cụ để thao túng chính trị.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ thực sự tôn trọng những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh bình đẳng, tuân thủ các quy tắc kinh tế, thương mại quốc tế. Cung cấp một môi trường kinh doanh cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử cho các công ty từ nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả các công ty Trung Quốc, đầu tư và hoạt động tại Mỹ”, bà Hoa Xuân Oánh nói.
Theo ICT News