Báo cáo đầu tiên của Dự án Nghiên cứu cạnh tranh đặc biệt (SCSP) cảnh báo Mỹ có thể thua cuộc chiến công nghệ mới vào tay Trung Quốc, nếu nước này không sớm hành động mạnh mẽ trên 3 mặt trận cốt lõi: 5G, AI, vi điện tử.
Dự án SCSP được Quốc hội Mỹ ủy nhiệm Ủy ban An ninh quốc gia về trí tuệ nhân tạo nghiên cứu, tập trung vào việc ủng hộ năng lực cạnh tranh công nghệ lâu dài của Mỹ, theo báo South China Morning Post.
Với tiêu đề "Những thách thức giữa thập kỷ đối với năng lực cạnh tranh quốc gia", báo cáo đầu tiên được công bố ngày 12-9 xác định ba "chiến trường cốt lõi" cho sự vượt trội về công nghệ: vi điện tử, công nghệ không dây thế hệ thứ 5 (5G) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo báo cáo này, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ là khoảng thời gian quan trọng cho cuộc chạy đua công nghệ mới, trong đó Bắc Kinh có thể giành được lợi thế nếu kế hoạch của họ có hiệu quả.
Bàn tay sinh học AI được trình diễn tại hội nghị công nghệ ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: XINHUA
Giám đốc SCSP Ylli Bajraktari nói: "Nếu chúng ta không cùng hành động trong ba chiến trường cốt lõi, sức mạnh sẽ không thuộc về các quốc gia ở hàng đầu của nền dân chủ ngày nay. Mọi thứ sẽ diễn ra ở Trung Quốc".
Các nhà nghiên cứu cảnh báo Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong những lĩnh vực này. Họ cho rằng Mỹ và các đồng minh đang ở ranh giới "nguy hiểm" trong việc phát triển công nghệ, "chiến trường" quan trọng trong việc định hình tương lai địa chính trị.
Ông Bajraktari lưu ý Trung Quốc đã tiến nhanh hơn nhiều về công nghệ 5G. Đồng thời cảnh báo Mỹ "không thể bắt kịp" nếu tiếp tục làm như kiểu hiện nay trong chuỗi cung ứng 5G và vi điện tử.
Bà Nadia Schadlow, thành viên ban cố vấn của SCSP, nhận định: "Trung Quốc là đối thủ kinh tế lớn nhất, đồng cấp về công nghệ, có khả năng nhất và là mối đe dọa quân sự lớn nhất đối với Mỹ".
Báo cáo phân tích: Mỹ phải hành động trên nhiều lĩnh vực chính sách công để đầu tư vào lợi thế công nghệ của riêng mình, củng cố cơ sở công nghệ - công nghiệp và triển khai các công nghệ đột phá một cách dân chủ và có trách nhiệm.
Mỹ đang có nhiều lợi thế, chẳng hạn như dẫn đầu toàn cầu về nhân tài, các công ty công nghệ, thị trường tài chính, văn hóa đổi mới và mạng lưới liên minh.
Báo cáo cũng xác định 6 thách thức mà Mỹ phải vượt qua để khôi phục khả năng cạnh tranh của mình, đó là: khai thác các hình thức đổi mới; khôi phục các nguồn lợi thế kinh tế - công nghệ; phát triển cách tiếp cận của Mỹ đối với quản trị AI; tái thiết lập vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong thời đại cạnh tranh công nghệ; đáp ứng các yêu cầu mới trong cuộc xung đột và phòng thủ trong tương lai; đồng thời thu thập và xử lý thông tin tình báo trong thời đại cạnh tranh dựa trên dữ liệu.
Dự án SCSP được Quốc hội Mỹ ủy nhiệm Ủy ban An ninh quốc gia về trí tuệ nhân tạo nghiên cứu, tập trung vào việc ủng hộ năng lực cạnh tranh công nghệ lâu dài của Mỹ, theo báo South China Morning Post.
Với tiêu đề "Những thách thức giữa thập kỷ đối với năng lực cạnh tranh quốc gia", báo cáo đầu tiên được công bố ngày 12-9 xác định ba "chiến trường cốt lõi" cho sự vượt trội về công nghệ: vi điện tử, công nghệ không dây thế hệ thứ 5 (5G) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo báo cáo này, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ là khoảng thời gian quan trọng cho cuộc chạy đua công nghệ mới, trong đó Bắc Kinh có thể giành được lợi thế nếu kế hoạch của họ có hiệu quả.
Bàn tay sinh học AI được trình diễn tại hội nghị công nghệ ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: XINHUA
Giám đốc SCSP Ylli Bajraktari nói: "Nếu chúng ta không cùng hành động trong ba chiến trường cốt lõi, sức mạnh sẽ không thuộc về các quốc gia ở hàng đầu của nền dân chủ ngày nay. Mọi thứ sẽ diễn ra ở Trung Quốc".
Các nhà nghiên cứu cảnh báo Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong những lĩnh vực này. Họ cho rằng Mỹ và các đồng minh đang ở ranh giới "nguy hiểm" trong việc phát triển công nghệ, "chiến trường" quan trọng trong việc định hình tương lai địa chính trị.
Ông Bajraktari lưu ý Trung Quốc đã tiến nhanh hơn nhiều về công nghệ 5G. Đồng thời cảnh báo Mỹ "không thể bắt kịp" nếu tiếp tục làm như kiểu hiện nay trong chuỗi cung ứng 5G và vi điện tử.
Bà Nadia Schadlow, thành viên ban cố vấn của SCSP, nhận định: "Trung Quốc là đối thủ kinh tế lớn nhất, đồng cấp về công nghệ, có khả năng nhất và là mối đe dọa quân sự lớn nhất đối với Mỹ".
Báo cáo phân tích: Mỹ phải hành động trên nhiều lĩnh vực chính sách công để đầu tư vào lợi thế công nghệ của riêng mình, củng cố cơ sở công nghệ - công nghiệp và triển khai các công nghệ đột phá một cách dân chủ và có trách nhiệm.
Mỹ đang có nhiều lợi thế, chẳng hạn như dẫn đầu toàn cầu về nhân tài, các công ty công nghệ, thị trường tài chính, văn hóa đổi mới và mạng lưới liên minh.
Báo cáo cũng xác định 6 thách thức mà Mỹ phải vượt qua để khôi phục khả năng cạnh tranh của mình, đó là: khai thác các hình thức đổi mới; khôi phục các nguồn lợi thế kinh tế - công nghệ; phát triển cách tiếp cận của Mỹ đối với quản trị AI; tái thiết lập vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong thời đại cạnh tranh công nghệ; đáp ứng các yêu cầu mới trong cuộc xung đột và phòng thủ trong tương lai; đồng thời thu thập và xử lý thông tin tình báo trong thời đại cạnh tranh dựa trên dữ liệu.
Theo Genk